[Truyện ngắn] Khu rừng biến mất

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Anh lê bước trên con đường lầy lội, bóng đêm bao phủ mịt mù. Mưa quất sàn sạt vào mặt, và gió thì hú lên từng hồi thê thiết.

“Mất cả rồi”, anh đau đớn nhủ thầm. Nước mắt anh hoà cùng dòng nước mưa, trái tim anh nhói lên từng cơn tựa hồ không thể chịu đựng nổi.

Nơi mà anh vừa bỏ lại, hay nói đúng hơn, chạy trốn, từng là một thung lũng tuyệt đẹp. Vài chục nóc nhà lúp xúp xinh xắn toả khói mỗi chiều. Nơi đó, có cha mẹ già, có em gái nhỏ. Cả nhà vất vả cày cuốc, nhưng cuộc sống ấm êm.

Nhưng tất cả đã kết thúc từ cách đây 3 ngày. Sau những trận mưa tối tăm mặt mũi, một cơn lũ lớn ào ào kéo xuống. Thung lũng bình an, ngàn đời được che chở bởi rừng cây, ngọn núi, chưa bao giờ người ta chứng kiến một cảnh tượng khủng khiếp đến vậy. Dòng nước như một con rắn dữ lao đến, vặn vẹo, gầm gừ, nuốt trôi mọi thứ trên quãng đường nó đi qua.

Cả nhà anh lúc ấy đang ở ngoài vườn, ngồi uống chén trà sau khi thu hoạch rau củ thì con rắn lũ đã ầm ầm lao đến. Rồi sau đó... tất cả tối sầm.

Khi anh tỉnh dậy, bóng chiều đã đổ xuống. Không còn căn nhà, không còn mảnh vườn, cũng không còn ngôi làng nữa. Chỉ có một đống hoang tàn. Cha mẹ anh nằm bên nhau, dưới một hố đất do lũ xói. Em gái nhỏ bị một tảng mái nhà ụp lên cơ thể, trông như đang đắp một tấm chăn. Chỉ có anh, mắc kẹt dưới gốc một cây gỗ mục mà lũ đem từ thượng nguồn về, may mắn sống sót.

Như vô thức, anh chầm chậm đi nhặt xác hết những người đã mất, chôn cất tử tế, rồi lên đường với những mẩu củ quả còn sót lại trong vũng bùn.

Anh cũng chẳng hiểu sao mình cứ nhằm ngọn núi mà hướng tới. Có lẽ, trong cơn mưa mịt mùng, với một thể xác rã rời và linh hồn trống rỗng, điều duy nhất anh bấu víu từ tiềm thức là chốn thân thương, khu rừng trên núi mà anh theo cha đến chơi đùa suốt tuổi thơ cho đến lúc trưởng thành.

Dường như anh đã đặt chân đến cánh rừng nơi lưng chừng núi. Nhưng, trong bóng đêm rợn người, anh chẳng thấy gì ngoài sự trống trải. Những cây cổ thụ sum xuê, những thân cây cằn cỗi cao vút, nhưng tán lá đung đưa trong gió... Tất cả đã biến mất. Cánh rừng đáp tiếng kêu thảng thốt của anh bằng một tiếng vọng thê lương.

Chỉ còn đó, một cái cây nhỏ bé, còi cọc, vặn vẹo. Anh đến bên gốc cây và nằm xuống, nhắm mắt, anh nghĩ số phận mình đã đến tận cùng…

* * *

Anh thức giấc khi ánh sáng mặt trời rọi thẳng vào mí mắt. Bây giờ đang là buổi trưa. Trên mảnh đất trơ trọi, ngọn cây còi cọc không đủ che chắn anh khỏi ánh nắng chói chang sau ngày lũ. Anh mở mắt và nhìn thấy một cô gái. Cô cũng nhỏ và gầy, xống áo xác xơ như cái thân cây đang che chở cho anh vậy. Trong kí ức chập chờn, anh nhớ rằng khi mình đang mê man, đã có một bàn tay nào đó nâng đầu anh dậy, đổ vào cặp môi rát bỏng một dòng nước rất ngọt, mát lành, xoa dịu rất nhiều những cơn đau trong anh. Phải chăng, cô gái này chính là ân nhân đêm qua?

Nhưng, đáp lại những câu hỏi của anh chỉ có cái miệng nhoẻn cười và ánh mắt cũng cười theo. Cô ra hiệu cho anh đi theo cô. Trong một góc rừng có một hốc đất lớn. Nơi đó, rất nhiều thanh gỗ chồng chất lên nhau. Còn có cả một đống quả dại chín mọng. Thứ duy nhất cánh rừng để lại cho anh, hoặc cho cô trước lúc biến mất.

Chẳng hiểu sao anh biết mình cần phải làm gì. Anh ngồi xuống ăn những thứ quả mát ngọt ấy, rồi khi thấy mình tràn đầy sinh lực, anh bắt tay vào dựng một căn nhà dưới gốc cái cây còn sót lại của khu rừng. Cô gái bé nhỏ luôn theo sát anh, như một người phụ việc thầm lặng.

Vậy là anh đã dựng được một căn nhà nhỏ hai gian dưới gốc cây trơ trọi. Một gian cho anh và một gian cho cô gái nhỏ. Anh chẳng biết cô là ai, từ đâu đến. Nhưng anh ngờ ngợ rằng, cô chính là người bạn tuổi thơ của anh.

Ngày nhỏ, anh thường theo cha vào rừng nhặt củi. Thi thoảng, cha sẽ đi săn một vài con vài con vật nhỏ vào mùa dân làng được phép săn bắn. Có một lần, anh nhặt được một thân cây trốc gốc ven bìa rừng. Cái cây héo rũ ấy chẳng hiểu sao lại khiến cậu bé thích thú. Cậu van nài cha cho cậu đào hố để trồng lại cây. Chính tay cậu ra suối múc nước, tưới đẫm cho cây.

Rồi mỗi lần quay lại khu rừng cùng cha, cậu lại chạy đến cái cây thăm nó, để mừng rơn khi thấy nó bắt đầu tươi tắn.

Lần nọ, đang nằm khểnh ăn quả dưới gốc cây, chờ cha đi săn thú, cậu gặp được một cô bé có đôi mắt biết cười. Cô bé không nói được, nhưng đã cùng cậu chơi rất nhiều trò chơi tuổi thơ. Thi thoảng, theo cha vào rừng, cô bé ấy lại xuất hiện, tặng cho cậu một vài quả ngon. Nhưng cứ thấy cha cậu, thì cô lại nhanh như một con sóc, lẩn đi mất. Có lần, cậu bé hỏi cha về cô bé ấy, cha cậu ngạc nhiên và trả lời mơ hồ rằng có lẽ đó là cô bé dở người ở ngôi làng nào đó cách đây vài thung lũng mà người ta hay nói đến.

Cái cây còi cọc anh dựng nhà cạnh chính là cái cây nhỏ bật gốc mà anh đã từng trồng lúc còn thơ bé, cùng cô gái mà anh cho là người bạn tuổi thơ. Có lẽ, cô đúng là cô gái ngớ ngẩn ở ngôi làng nào đó, mãi mà vẫn chẳng chịu lớn lên. Có lẽ, cái làng ấy cũng đã biến mất dưới một cơn lũ lớn, và cô, cũng như anh, tìm sự trú ẩn trong cánh rừng.

Khu rừng đã biến mất! Anh hiểu vì sao thung lũng bình yên lại bị nhấn chìm trong cơn lũ lớn. Trước đó không lâu, con trai trưởng làng, bỏ đi hơn chục năm đã trở về cùng những người giàu có. Họ muốn mua cả ngọn núi, thung lũng và ngôi làng và đặc biệt quan tâm đến cánh rừng toàn những cây gỗ quý ngàn năm. Ngay khi hiểu ra ý đồ của con trai, trưởng làng đã thẳng tay đuổi cả bọn. Anh không quên ánh mắt vằn lên vẻ tham lam của người con trai bỏ làng ấy trước lúc rời đi.

Vậy là họ đã quay lại, đã đốn hạ tất cả những cây gỗ quý, dẫu biết làm như thế có thể huỷ hoại cả một ngôi làng dưới chân núi. Anh nhớ đến cặp mắt không nhắm lại được của trưởng làng khi anh quấn ông vào chiếc chiếu rách, vùi ông xuống ba thước đất.

* * *

Họ sống bên nhau, lặng lẽ và bình an trên mảnh đất bắt đầu hồi sinh. Anh đã trồng một vườn rau nhỏ, và rau lớn nhanh như thổi. “Thật là một mảnh đất diệu kì”, anh thường nghĩ. Thi thoảng, cô gái câm bỏ đi cả buổi trời, khi trở về là một con cá bắt được ở dòng suối, hoặc một con gà rừng.

Mỗi ngày, ngoài lao động để có miếng ăn, họ bắt tay làm sống lại khu rừng. Anh và cô đã đi khá xa, đến những ngọn núi khác, cánh rừng khác. Mang về rất nhiều mầm cây xanh tốt.

Một mùa mưa trôi qua, những cây con đã cao nửa người, và anh hạnh phúc mường tượng ra một khu rừng bát ngát, như khu rừng anh từng vui chơi lúc bé thơ. Anh cũng nhìn thấy vẻ lấp lánh sướng vui trong mắt cô bé, khi cô nhìn những cây con phổng phao từng ngày.

Và cô cũng như những cái cây ấy, đang lớn lên thấy rõ. Cô dường như đã trở thành một thiếu nữ căng tràn sức sống. Ánh mắt cô ngày càng lấp lánh, và nụ cười của cô đẹp hơn bao giờ hết, khiến anh mỗi khi đứng trước cô lại thấy mình mới là kẻ ngẩn ngơ.

Chiếc cây èo uột anh từng dựng nhà cũng lớn nhanh như thổi. Dường như nó đã trở thành một cái cây trưởng thành tuyệt đẹp với những cái tán rộng.

Nhưng số phận chẳng thể để anh được sống một cuộc đời bình yên lành lặn. Sáng hôm ấy, anh đang ở ngoài suối, thì cô ào đến, rối rít dắt anh về. Đến nơi, anh đã thấy một nhóm người đứng chỉ trỏ. Trong đó có con trai trưởng làng.

- Các ông đang làm gì ở đây - anh tức giận hỏi.

- Chúng tôi đang đứng trên mảnh đất của mình, để bàn về những kế hoạch vĩ đại cho tương lai - con trai trưởng làng vênh váo đáp - chính anh mới phải cho biết, tại sao anh lại dựng nhà trên đất của chúng tôi?

Và họ nhao nhao bàn tán về kế hoạch vĩ đại ấy, sẽ xây dựng tại nơi này một ngôi đền lộng lẫy để thờ những vị thần linh mang gương mặt được tạc từ chân dung họ.

- Và người đời sẽ nườm nượp đến đây nhang khói, đút tiền vào túi chúng ta, thờ phụng chúng ta - những giọng cười khả ố vang lên.

Anh không biết họ có thực sở hữu mảnh đất này không, nhưng nhìn đám người đông đúc với anh mắt đỏ rực tham vọng, anh biết mình lại một lần nữa mất tất cả rồi.

Cho dù anh lao ra ngăn cản, cho dù anh và cô gái đã đứng chắn căn nhà, gốc cây, toán thợ do bọn người đem theo đã đập sập nhà với vài cái nện búa. Hai kẻ giữ chặt hai bên vai anh.

- Trói con bé lại, nó xinh đấy, rồi sẽ có ích - một tên trong bọn nói.

Nghe thế, anh càng vùng vẫy điên cuồng nhưng vô vọng.

Xong căn nhà, họ quyết định đốn nốt cái cây còn sót lại của cánh rừng.

Nhưng chiếc rìu bật văng, gốc cây cứng chắc đến nỗi nhát rìu dường như không làm nó suy suyễn.

- Thật lạ lùng - toán thợ nói.

Sau nhiều nhát băm như thế, họ thấy rằng việc này không khả thi. Toán thợ bắt đầu dao động, lo lắng. Đám nhà giàu sa sầm nét mặt.

- Để tao lấy chiếc rìu sấm sét!

Tên trưởng nhóm thợ gằn giọng rồi phăm phăm đến mở túi lớn, lôi ra một chiếc rìu to, sắc lẻm và bóng loáng.

- Đây là chiếc rìu được rèn suốt nửa năm trong những đêm trăng sáng - hắn vung rìu lên cao khoe khoang - nó đã từng chặt đổ hàng ngàn cây cổ thụ “khó nhằn” nhất trên đời.

Tên thợ cả bước đến, vung rìu lên. Anh nín thở, ngực căng như dây đàn. “Phập”, tiếng rìu cắm mạnh vào thân gỗ. Chỉ một nhát rìu cực mạnh, cái cây gần như lìa khỏi thân. Cả toán thợ reo hò, đám nhà giàu cười khoái trá. Anh thẫn thờ, nhìn thấy cô gái câm gục xuống đất như một thân cây bị đốn hạ.

Rồi, từ chiếc rìu cắm trong thân cây, khẽ khàng chảy ra một dòng nhựa. Dòng nhựa đỏ quánh như máu, chảy tràn xuống gốc cây. Cô gái nằm gục gần đó, dường như không thở nữa. Anh có cảm giác mình hoa mắt khi thấy xung quanh thân thể cô cũng bao bọc bởi một dòng máu đỏ.

Rồi lạ lùng thay, giữa tiếng hét sợ hãi của đám thợ, thân cây run lên bần bật. Ban đầu là sự run rẩy đớn đau, rồi dần dà là xung động giận dữ. Không chỉ thân cây, mà cành lá cây cũng đang rung lên như một cơn bão quét qua. Cành cây vươn dài, những cành nhỏ thành dây leo siết chặt những người gần đó, cành to biến thành những chiếc roi quất vun vút.

Anh sững sờ nhìn cảnh tượng kinh hoàng như ác mộng trước mắt. Những thân người bị cành cây quấn siết, tan nát, những thân người bị roi vút bay bổng lên cao và rơi vô lực như những con búp bê không hồn. Mới đây, họ còn là chúa tể của vùng đất, định xây lên một đền đài thờ phụng chính mình. Giờ đây họ chỉ là con rối trong tay những nhánh cây.

* * *

Chỉ mình anh sống sót sau biến cố kinh khủng ấy. Lại một lần nữa, anh phải tự tay chôn cất người khác, lần này không phải những người thân thuộc, mà là những gương mặt anh từng căm ghét nhất trần đời. Nhưng giờ đây, cũng như cha mẹ anh, như trưởng làng, họ đã nằm sâu trong lòng đất lạnh.

Cô gái câm đã biến mất. Chỗ cô nằm chỉ còn lại những mẩu vỏ cây. Thân cây bị chặt đứt lìa, ngã ngang, những dòng nhựa máu đã thôi rỉ xuống.

Một lần nữa, anh dựng lại căn nhà cạnh gốc cây còn sót lại. Dựng bằng chính thân cây gãy ngang kia. Cái thân cây cho anh cảm giác được vỗ về, được chăm sóc, âu yếm như bàn tay cô gái nhỏ.

Anh đã biết, cô không phải cô gái câm đến từ những ngôi làng cách đây nhiều thung lũng. Anh đã hiểu, ngay từ thuở ấu thơ, khi anh trồng lại cái cây bật gốc, là gieo mầm cho nhân duyên sâu đậm của anh với cô.

Anh sẽ ở đây trọn cả đời mình để hồi sinh khu rừng. Anh tin chắc rằng, một ngày nào đó, trên gốc cây đã bị chặt gãy, sẽ có một mầm sống mới mọc lên. Và khi ấy, nữ thần rừng bé nhỏ câm lặng có ánh mắt lấp lánh sẽ trở về bên anh.

Truyện ngắn của Ngọc Mai

Đọc thêm

Ly nước và nỗi buồn

Ly nước và nỗi buồn
(PLVN) - Nỗi buồn trong cuộc sống cũng giống như ly nước. Khi mới chạm đến, chúng ta có thể cảm thấy nó chỉ là một chút vướng bận. Nhưng nếu cứ giữ mãi trong lòng, không buông bỏ, nỗi buồn ấy sẽ ngày càng đè nặng, khiến tâm hồn bạn mệt mỏi, đau đớn hơn.

Quảng bá hình ảnh Việt Nam qua nghệ thuật nhiếp ảnh

Nhân dân Sài Gòn diễu hành mừng thành phố được giải phóng (ngày 15/5/1975). (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Thông qua nghệ thuật nhiếp ảnh, nhiều hình ảnh vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam, sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng đã được giới thiệu với Nhân dân thế giới, được lưu giữ thành tư liệu lịch sử phản ảnh các dấu mốc quan trọng của lịch sử phát triển đất nước.

Cuộc đời sóng gió của đại minh tinh Khánh Ngọc

(Nguồn: Nhạc xưa Blog)
(PLVN) - Nữ ca sĩ Khánh Ngọc ghi dấu trong lòng người yêu âm nhạc, phim ảnh năm 50 - 60 của thế kỷ trước nhờ tài năng và nhan sắc xinh đẹp. Bà được mệnh danh là nghệ sĩ toàn tài, xứng tầm với ba chữ “đại minh tinh”. Nhưng, đằng sau ánh hào quang, nữ ca sĩ đã trải qua cuộc đời đầy sóng gió.

Những 'chiếc nón cuộc đời'

Yến Trân giao lưu trực tuyến với các bạn trẻ. (Ảnh: T.Ư Đoàn)
(PLVN) - “Mỗi chúng ta đội một chiếc nón khác nhau, có thể là chiếc nón của kỹ sư, chiếc nón của bác sĩ… đôi khi định kiến bắt mình đội một chiếc nón của người nội trợ. Nhưng hãy tin rằng, bên trong bạn luôn có một sức mạnh, nội lực mạnh mẽ để đội chiếc nón của riêng mình”…

Văn minh khi tập yoga

Yoga nên được thực hành ở những nơi yên tĩnh, kín đáo. (Ảnh minh họa - Nguồn: Yoga năng lượng cuộc sống)
(PLVN) - Hiện nay, yoga là bộ môn được nhiều người Việt Nam lựa chọn luyện tập. Bên cạnh lợi ích về nâng cao sức khỏe, cải thiện tinh thần, vẫn còn đó những màn tập yoga “khó đỡ” nhận về nhiều ý kiến trái chiều của cộng đồng.

Hà Nội thời cận đại - từ nhượng địa đến thành phố (1873 - 1945)

Cuốn sách “Hà Nội thời cận đại”.
(PLVN) - Lịch sử Hà Nội thời kỳ cận đại, mở đầu vào các năm 1873, 1882 với hai cuộc tấn công thành Hà Nội của quân đội viễn chinh Pháp và kết thúc vào năm 1945, có thể xem là một giai đoạn bản lề trong việc định hình nên diện mạo của thành phố này. Đó là giai đoạn mà Hà Nội đi qua những năm tháng cả hào hùng lẫn thương đau, bị tàn phá và được kiến thiết, ở đó những biến động lớn lao đã hằn in lên trang sử của Hà Nội một dấu ấn không thể phai mờ đến tận hôm nay.

Có những kiểu yêu…

Có những mối quan hệ độc hại, đầy rẫy bạo lực và bất bình đẳng nhưng người trong cuộc không dứt ra được, bởi cái cớ “trót yêu”. (Nguồn: FL)
(PLVN) - Lan Anh gục khóc nức nở trên vai bạn. Trên gương mặt cô là đôi mắt sưng húp, không phải do khóc, mà là do một tác động ngoại lực. Bờ môi sưng vêu, tụ máu. Người bạn gái thân thiết nghiến răng: “Đã nói mày bao nhiêu lần, phải bỏ cái thằng vũ phu đó đi, không có ngày nó đánh mày chết, mà mày không nghe”. Lan Anh rấm rứt trong làn nước mắt: “Nhưng tao không bỏ được. Tao yêu ảnh. Ảnh chỉ có tật nóng tính, còn lại rất tốt với tao…”.

Cô gái violon

Ảnh minh họa. (Nguồn: V.H)
(PLVN) - Buông tay khỏi những nốt đàn, Nhật thở dài đứng lên. Người bố đi từ trong phòng ra. Nhìn ánh mắt Nhật, ông nói: “Mới gặp chút khó khăn đã…”. Người bố hiểu tâm trạng con qua tiếng đàn.

Thừa Thiên Huế đón nhận bằng của UNESCO công nhận những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng là di sản tư liệu khu vực

Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam trao bằng công nhận “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế" là Di sản tư liệu thế giới.
(PLVN) - Chiều ngày 23/11, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” là Di sản tư liệu thế giới và công bố hoàn thành dự án “bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa”.

Nét riêng của áo dài xứ Huế

Áo dài và nón lá Huế tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam
(PLVN) - Suốt dọc dài dải đất hình chữ S của đất nước Việt Nam, áo dài miền nào cũng có, thế nhưng riêng với xứ Huế, tà áo dài, nón lá đã là một phần của bản sắc văn hóa và vẻ đẹp riêng có của con người nơi đây.

Quảng Ngãi khai phá tiềm năng du lịch trên nền giá trị văn hóa truyền thống

Quảng Ngãi khai phá tiềm năng du lịch trên nền giá trị văn hóa truyền thống
(PLVN) - Trong quá trình cư trú, đồng bào các dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi đã kiến tạo nên các giá trị văn hóa đặc sắc được thể hiện trong tín ngưỡng, phong tục tập quán, làng nghề, ẩm thực… Việc khai thác những nét văn hóa vùng cao này không chỉ giúp bảo tồn mà còn thúc đẩy phát triển du lịch miền núi.

Bữa cơm gia đình – thứ quý giá đang dần mất đi

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Trong guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại, có một điều tưởng chừng như đơn giản nhưng lại trở thành xa xỉ: một bữa cơm gia đình đúng nghĩa. Đó là lúc mọi người quây quần bên nhau, không công việc, không điện thoại, chỉ có sự chia sẻ, tiếng cười, và tình cảm chân thành.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

 Hội thảo thu hút hàng trăm nhà khoa học uy tín trong nước và quốc tế
(PLVN) - Từ ngày 22 đến ngày 24 tháng 11 năm 2024, Trường Cao đẳng Huế phối hợp với Trường Đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức Hội thảo quốc tế về Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số .

Các bộ sưu tập mang hồn “Kinh kỳ” tại “Bước chân di sản”

Các bộ sưu tập lấy cảm hứng từ vẻ đẹp của mảnh đất Hà Nội hào hoa, thanh lịch, mảnh đất Kinh kỳ ngàn năm văn hiến (ảnh Thiên Hùng).
(PLVN) - Trong “Bước chân di sản”, tại không gian thơ mộng của Vườn âm nhạc, Nhà hát Lớn - một trong những di sản kiến trúc nổi bật của thủ đô, dưới tiết trời se lạnh của mùa thu Hà Nội, giới mộ điệu được chiêm ngưỡng 6 bộ sưu tập lấy cảm hứng từ vẻ đẹp của mảnh đất Hà Nội hào hoa, thanh lịch, mảnh đất Kinh kỳ ngàn năm văn hiến.