[Truyện ngắn] Đường về nhà

[Truyện ngắn] Đường về nhà
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thành phố đã xa lắm rồi. Quê hương đang ở trước mặt, đang chờ đón...

1. Hoa ngồi bên giường lặng ngắm chồng con. Giấc ngủ của họ sao mà bình an và vô ưu đến thế. Với chồng Hoa, có lẽ ngủ là giây phút anh được thảnh thơi nhất. Không còn những con số người nhiễm bệnh tăng mỗi ngày. Không còn những thở dài than ngắn khi nghe một người bạn, một người quen mới trở thành F0 hay mới qua đời. Không còn những nếp hằn trên vầng trán và ánh mắt bất an khi hỏi vợ: Nhà mình còn cầm cự được bao lâu nữa?

Ừ, nhà mình còn cầm cự được bao lâu nữa? Hoa cũng đã tự hỏi mình nhiều ngày nay. Cô âm thầm thống kê: Gạo còn 2kg. Thịt còn vài lạng trong tủ đông, nhưng phải để dành cho con trai. Còn hai trái bí xanh. Nửa thùng mì gói. Tiền trong tài khoản của hai vợ chồng còn 1 triệu đồng. Tiền trọ nợ chủ nhà 2 tháng, cũng sẽ đến lúc phải trả thôi. Với chừng ấy “gia tài” trong tay, họ còn cầm cự được bao lâu?

Buổi sáng, chồng Hoa nhìn sâu vào mắt cô, bảo: “Mình về thôi em ạ”. Từ ngày nghe tin quê hương cho phép đón người dân xa xứ trở về, Hoa đã thấp thỏm chờ chồng thốt ra câu nói ấy. Hoa lặng lẽ gật đầu, chẳng ai nói với ai gì nữa, họ tự biết mình sẽ phải làm gì.

Hoa nấu hết số gạo, nắm cơm thành từng nắm. Cá khô chiên giòn. Thịt kho mặn, bí luộc cắt khúc. Hành trang của họ có quần áo, thức ăn, mì gói và chiếc xe máy. Tủ lạnh và máy quạt cũ để lại, coi như bù đắp phần nào tiền nhà. Số tiền 1 triệu, họ đi xét nghiệm nhanh hết 700 ngàn đồng, có tấm giấy âm tính “thông hành” là yên tâm qua các trạm. Còn ba trăm lận lưng đi đường phòng khi thiếu thốn, hết xăng, xe hư.

Hoa khép cửa, sau lưng cô là căn phòng trọ 20m2 khá tươm tất, nơi vợ chồng cô từng gắn bó suốt 6 năm trời, kể từ khi kết hôn. Căn phòng từng chứng kiến những ngày tháng dệt mơ ước của đôi vợ chồng trẻ. Cậu con trai ra đời. Tiếng cười ríu rít. Cánh cửa khép chặt lại, một phần kí ức ở nơi này vợ chồng họ bỏ lại sau lưng.

Xe chạy xuyên qua thành phố. Chồng Hoa lặng lẽ lái xe, Hoa ngồi sau ôm con. Qua con đường Trần Quốc Thảo, Hoa ngẩng đầu nhìn những hàng cây sao dầu cao vút. Ừ nhỉ, giữa tháng 7 rồi, mùa này là mùa hoa sao dầu. Hoa còn nhớ, hồi còn học trung cấp du lịch, thường cùng cô bạn đạp xe qua những con đường rợp mát bóng sao dầu như thế này. Hồi đó, hai đứa thường mơ mình sẽ trở thành hướng dẫn viên du lịch, được đi khắp năm châu bốn bể. Rồi ra trường, rồi cơm áo. Hoa trở thành tiếp tân tại một khách sạn nho nhỏ ở trung tâm. Cô bạn làm hướng dẫn viên du lịch trong nước. Điểm chung là hai đứa cùng thất nghiệp gần một năm nay. Cô bạn may mắn hơn, đã về xin việc ở quê từ cuối năm ngoái. Hoa và chồng bám trụ lại thành phố. Chồng cô là thợ sửa xe, trước dịch thu nhập vẫn còn cầm cự đủ nuôi gia đình. Giãn cách rồi, xe đâu nữa mà sửa. Chút tiền dành dụm cũng đã tiêu hết vào đầu năm nay, khi con trai trải qua cuộc phẫu thuật hở van tim.

Chiếc xe máy cũ vẫn chạy trên con đường mát rượi bóng cây. Sau những ngày dài không ra khỏi nhà, giờ đây, Hoa trông thấy một thành phố thật lạ. Những con đường như dài hơn, thăm thẳm, gần như không có bóng người. Không còn tiếng còi xe, không có người tấp nập các ngã tư đèn xanh, đèn đỏ, không ồn ào khói bụi, mà sao Hoa thấy lòng mình đắng ngắt.

Một cơn gió nhẹ. Cây thả những cánh hoa sao dầu xuống mặt đường. Những cánh hoa xoay tít, xoay tít, cất lên vũ điệu của gió. Hoa đưa bàn tay ra đón, một cánh sao nhẹ nhàng đáp xuống lòng bàn tay. Hoa trào nước mắt, áp cánh hoa khô cứng vào má, thầm cảm ơn món quà của thành phố trước lúc mình rời đi.

Xe đã đến cửa ngõ, Hoa ngoái nhìn một lần nữa. Nơi này cô đã đặt chân đến ở cái tuổi đẹp nhất của đời người. Nhớ những năm tháng ngồi trên giảng đường. Từng nhận được những đồng lương đầu tiên. Từng mặc những chiếc váy xinh cùng bạn bè xuống phố. Từng lần đầu hẹn hò, lần đầu nắm tay, lần đầu yêu. Từng thất tình, ngồi khóc cùng người bạn thân ở một góc phố vắng. Lại từng yêu thương và kết hôn với người bạn trai cùng làng, cùng xa xứ. Thành phố cùng Hoa đi qua những cột mốc của cuộc đời. Hoa chưa từng nghĩ rằng mình có thể yêu thành phố đến thế. Lần rời đi này, là trở về hay ra đi? Cô còn có ngày trở lại?

2. Càng ra khỏi thành phố, người càng đông lên. Chiếc xe của hai vợ chồng hòa vào dòng người. Họ an lòng hơn khi thấy mình không cô đơn. Xuyên qua những đô thành, những làng mạc, hòa cùng đoàn người, cứ thế mà đi. Có những vùng đất vắng ngắt không bóng người. Cũng có nơi, người dân bày những chiếc bàn nhỏ ra tiếp tế nước, thức ăn cho những người về quê.

Ở một thành phố nhỏ, có gia đình đeo khẩu trang, ra đường phát tiền cho đoàn lữ hành. Chồng Hoa ngại ngần xua tay nói lời cảm ơn. Người đàn ông già chạy theo, giúi chiếc phong bì vào túi áo chồng Hoa rồi hét lên “Đi đường bình an”. Chồng Hoa dừng xe, ngoái lại thấy hai vợ chồng già tiếp tục phát phong bì cho người đi đường. Hoa thấy trên mi mắt chồng một vệt sáng long lanh do nắng rọi vào. Chẳng biết là nước mắt hay là mồ hôi?

Đêm hôm ấy, họ nghỉ lại Quảng Ngãi. Miền Trung mùa này hanh nóng, may mắn gặp trên đường một trảng đất khá to thụt vào trong, nền tráng xi măng. Có lẽ từng là một quán cơm phục vụ xe tải đường dài, nay đã dỡ bỏ. Chồng Hoa mở túi lấy hai tấm vải dù dày và những thanh sắt gấp, dựng thành một lều trại nhỏ, cả nhà chui vào, thiếp đi trong giấc ngủ mệt nhọc. Chung quanh họ, người ta nằm la liệt. Mệt đến nỗi không còn biết trên đầu mình có mái che hay không, cứ thế mà ngủ.

Trên chặng đường về quê đằng đẵng, có những đứa trẻ bằng tuổi con Hoa. Có đứa trẻ mà trời ơi, chỉ chưa đầy 10 ngày tuổi. Có thai phụ bụng đã lớn, Hoa ước tầm phải hơn 6 tháng. Có cả một cụ già hơn 60, tai biến nhẹ, nhưng con cái cũng đưa lên xe máy chở về quê. Cụ ngất xỉu giữa chặng đường, nhiều cư dân địa phương hảo tâm đã xúm vào giúp đỡ. Xe máy vợ chồng Hoa lướt ngang, chỉ có thể để lại một ánh nhìn ái ngại. Cũng như vợ chồng Hoa, họ dường như đã chẳng còn lựa chọn nào khác. Nếu được lựa chọn, ai lại chọn dấn thân vào cuộc hành trình đầy khắc nghiệt này?

Sáng hôm ấy, chồng Hoa thu dọn mọi thứ, nhồi vào chiếc túi vải, cả nhà chuẩn bị lên đường thì thằng bé ấy lên cơn động kinh. Thằng bé ấy 6 tuổi, được hai người phụ nữ chở về quê trên một chiếc xe máy. Cô em đen, khỏe cầm lái. Cô chị mảnh khảnh ôm thằng cu ngồi phía sau. Lúc họ vừa mới ăn xong nắm xôi thì thằng bé co giật, sùi bọt mép. Cô chị hoảng hốt khóc nấc, cô em vội vã lục ba lô tìm thuốc. Chồng Hoa phản ứng rất nhanh, anh lấy một thanh gỗ nhỏ nhét giữa hai hàm răng đứa trẻ, kéo phẹc mơ tuya chiếc áo khoác đang ôm sát lấy cổ, đặt thằng bé nằm nghiêng, tay vỗ lưng cho nó.

Đứa bé nhanh chóng bình thường trở lại, ngủ thiếp đi trên tay người mẹ. Mẹ đứa trẻ kể, cháu bé từ nhỏ đến nay thi thoảng bị động kinh như thế. Bố cháu có bệnh nền lao phổi, đã chết vì Covid một tuần trước. May mắn hai mẹ con vẫn âm tính, nhưng bơ vơ giữa Sài Gòn, trong căn nhà thuê đã đến hạn trả tiền và chỉ còn một lon gạo cuối cùng. Bố mẹ ở quê gọi vào, khóc đến khản giọng, bảo về thôi, tìm mọi cách mà về. Thế là cô em gái, trước kia mở quán bán trà sữa, mùa này thất nghiệp làm shipper xung phong chở chị và cháu vượt đường trường.

Vợ chồng Hoa quyết định sẽ đi cùng với hai chị em để dọc đường có bạn, lại có thể đỡ đần lẫn nhau. “May mà có anh chị”, cô chị rầu rĩ nói thay lời cảm ơn, cô em thì không nói gì, nhưng có vẻ nhẹ nhõm, mừng rỡ lắm.

Thế là họ thành đoàn 4 người. Trưa miền Trung rát mặt, họ trú chân trong một chòi lá ven đường biển. Còn hơn 300km nữa là về đến quê nhà. Họ nhìn nhau, gương mặt người nào người nấy đen nhẻm, phờ phạc vì nắng và gió. Hoa cười vuốt tóc con trai: “Cố lên, cả nhà mình sắp được về nhà bà nội ở rồi, Bo có thích không?”. Thằng bé con dù mắt đỏ quạch bụi đường, gương mặt mệt mỏi vẫn reo lên: “Yeah, nhà bà nội, có nhiều gà và chó, con thích lắm”. Hội người lớn cùng cười xòa. Vượt qua một con đèo, có lẽ sẩm tối họ sẽ về được đến quê hương. Quê hương! Họ rôm rả bàn tán, mùa này ở quê chắc trời đã dịu bớt cơn nóng so với hồi đầu tháng 7. Mùa này rau cải ra hoa vàng cả một triền đê, có cả hoa dủ dẻ thơm lắm. Mùa này con cá diếc, cá quả chắc mập thịt, căng tròn...

3. Và rồi, họ nghe tin ở quê không nhận thêm người về nữa. Phải làm sao? Hoa cũng muốn hỏi chồng như thế mà không mở lời ra nổi.

Bên tai Hoa, cô chị ngập ngừng hỏi cô em: “Hay mình quay lại Sài Gòn hở em”. Cô em gắt lên: “Nhà trọ đã trả, tiền đã hết, mình không có đường lui đâu”. Cô chị im bặt. Cô em buông một câu dứt khoát: “Cứ về rồi tính tiếp”.

Sau nửa ngày trời đi cùng nhau, họ lại tách nhau ra. Hai chị em cùng đứa trẻ có bệnh động kinh tiếp tục hành trình về quê. Hoa và chồng vẫn ngồi đó, trong chiếc chòi lá ven biển, ngẩn ngơ nhìn những dòng xe cộ đang ào ào đổ về một phương. Dù nhiều tỉnh đã thông báo không còn nhận người về nữa, trong số họ vẫn không một ai quay xe.

Có cuộc điện thoại gọi đến, chồng Hoa bắt máy, tiếng mẹ vang trong điện thoại: “Cứ về đi con ạ. Về có rau ăn rau, có cháo ăn cháo. Mẹ nhờ người ra huyện hỏi rồi. Quê hương chẳng nỡ đuổi mình đâu, về rồi tuân thủ cách ly, xong cả nhà mình được gần nhau. Về đi, còn kịp. Vài ngày nữa là ai ở đâu ở yên chỗ nấy rồi”.

Họ lại cùng nhau lên xe, đi về phía đoàn người phía trước. Nối dài sau lưng họ là một đoàn người khác. Thành phố đã xa lắm rồi. Quê hương đang ở trước mặt, đang chờ đón. Hoa quay lại sau lưng, ánh nắng tháng 7 lấp loáng mặt đường, con đường thăm thẳm. Hoa vẫy tay: “Hẹn ngày trở lại, Sài Gòn ơi!”.

Truyện ngắn của Ngọc Mai

Đọc thêm

Mùa du lịch Thái Nguyên năm 2024 - “Từ trải nghiệm tới trái tim”

Sân khấu nhạc nước - Nơi dự kiến sẽ diễn ra Chương trình Khai mạc Mùa Du lịch tỉnh Thái Nguyên năm 2024. (Ảnh: mythainguyen)
(PLVN) -  Chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (01/5/1886 - 01/5/2024), 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024) và kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), tỉnh Thái Nguyên sẽ tổ chức Tuần văn hoá, thể thao, du lịch và Chương trình Mùa du lịch năm 2024 mang chủ đề “Từ trải nghiệm tới trái tim” với nhiều hoạt động đặc sắc, hấp dẫn.

Nghệ An "giải cơn khát vàng" ở nội dung cầu mây đồng đội đôi nữ

Niềm vui chiến thắng đạt HCV đầu tiên cho Đoàn cầu mây Nghệ An
(PLVN) - Nghệ An là một trong những trung tâm thể thao huấn luyện nên những VĐV cầu mây giỏi và cũng đã có nhiều tuyển thủ cống hiến và đạt thành tích cao cho đội tuyển nước nhà. Tuy nhiên, tại mùa giải Vô địch cầu mây Quốc Gia năm nay, phải đến tận ngày cuối cùng nụ cười mới đến với ban huấn luyện và những tuyển thủ nữ xứ Nghệ sau chiến thắng trận Chung kết đồng đội đôi nữ trước Hà Nội để "giải cơn khát vàng" của đội tuyển.

Đồng Tháp sẽ tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc tế về Sen

Đồng Tháp sẽ tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc tế về Sen
(PLVN) -  UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Hội thảo khoa học “Sen Đồng Tháp: Giá trị văn hóa - Nâng tầm hội nhập”. Hội thảo dự kiến tổ chức ngày 17/5/2024 trong chuỗi sự kiện Lễ hội Sen Đồng Tháp lần thứ II năm 2024 với quy mô cấp quốc tế.

Các chàng trai cầu mây Hà Nội lên ngôi vô địch ở nội dung đội tuyển đôi nam

Tuyển cầu mây nam Hà Nội xuất sắc giành HCV nội dung đội tuyển đôi nam
(PLVN) - Đội tuyển cầu mây nam Hà Nội là đội tuyển có lực lượng hùng hậu và đồng đều về chuyên môn nên trong tất cả các nội dung của cầu mây nam tại giải Vô địch cầu mây Quốc Gia năm nay đều có sự góp mặt của những chàng trai đến từ Thủ Đô. Sau 2 tấm HCV ở nội dung đồng đội 3 nam và 4 nam thì một lần nữa ở nội dung đội tuyển đôi nam đã lại ghi thêm dấu ấn lên bảng thành tích vàng của giải.

Bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính ở Việt Nam

Bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính ở Việt Nam
(PLVN) - Để góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính ở Việt Nam; thực trạng quy định, đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quy định của pháp luật tố tụng hành chính và hoạt động tố tụng hành chính nhằm bảo đảm quyền công dân ở Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp đã xuất bản cuốn “Bảo đảm quyền công dân trong tố tụng hành chính ở Việt Nam” của TS. Dương Thị Tươi.

Các bạn trẻ đón nhận các tác phẩm dã sử

Các tác giả viết dã sử đều còn rất trẻ (ảnh L.Lan)
(PLVN) - Trong hai năm trở lại đây, các tác giả văn chương ở độ tuổi dưới 25 xuất hiện ngày càng nhiều. Nhiều tác giả trong số ấy là những tác giả mới, nhưng rất thành công khi phát hành các tác phẩm đầu tay với số lượng hàng ngàn thậm chí hàng vạn bản in, thậm chí là dưới hình thức đầy thử thách như tiểu thuyết. Bất ngờ hơn cả là đề tài dã sử, kinh dị đậm chất Việt Nam… đều là đề tài khó, đòi hỏi độ am hiểu văn hoá ở cả người viết lẫn người đọc.

“Vũ Khoan tâm tình gửi lại” khắc họa tâm hồn cao đẹp

“Vũ Khoan tâm tình gửi lại” khắc họa tâm hồn cao đẹp (ảnh Thái Vũ).
(PLVN) - Cuốn sách “Vũ Khoan tâm tình gửi lại” đã khắc họa một cách chân thực và tình cảm chân dung nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan - một tâm hồn cao đẹp, trí tuệ minh mẫn, có đời sống bình dị - tấm gương sáng cho lớp lớp thế hệ noi theo.

“Kho báu” văn hóa trong đời sống

Thủ tướng Phạm Minh Chính với Đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín. (Ảnh:xaydungdang.org.vn).
(PLVN) -  Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có cuộc gặp mặt đoàn đại biểu các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín nhân Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam (19/4).

'Thưởng thức triết học' và 'Zookiz và Trường Khoa học bí ẩn'

Bạn đọc cùng lắng nghe những chia sẻ và bàn luận với các khách mời về giá trị của triết học trong cuộc sống đương đại. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với chủ đề “mỗi đứa trẻ là một triết gia”, chương trình giao lưu và ra mắt bộ sách “Thưởng thức triết học” đã mở ra một cách tiếp cận với thế giới triết học hoàn toàn mới. Trong “Zookiz và trường khoa học bí ẩn” bạn đọc nhỏ tuổi thấy mình trong đó nên dễ nhập tâm vào câu chuyện và dễ nhớ kiến thức khoa học được cung cấp hơn.