[Truyện ngắn] Đàn ông

[Truyện ngắn] Đàn ông
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Anh Sang là khúc biến tấu cao trào của cuộc tình giữa cha tôi - người đàn ông lãng mạn và người đàn bà ấy.

Anh được sinh và hưởng sự chăm sóc của mẹ chỉ vỏn vẹn nửa năm trời, rồi bà ấy đi. Với cha, bà ấy như cơn mưa mùa hạ, ầm ào đến rồi đi bất chợt. Cha không giữ được. Mây trôi ngả gió, sông chảy đời sông. Đời cha như khúc sông dài với nhiều bến đỗ. Hai lần đỗ, ông có anh Sang và tôi.

Tuy là anh em cùng cha khác mẹ nhưng tôi ngổ ngáo hơn, ích kỷ, như công tử nhà giàu đòi tất cả sự đầy đủ cho mình, đổ vào những cuộc chơi tốn kém, không bến bờ. Anh Sang tính trầm, suy nghĩ sâu sắc và nhạy cảm với thời cuộc, sâu sắc trong suy nghĩ. Những ngày tháng trẻ của anh được đánh dấu bằng con rồng và nhiều hoa văn họa tiết khác anh xăm lên cơ thể, kín cả phần lưng. Anh nói với tôi: “Nó chỉ đánh dấu thời trai buồn bã thôi chứ chẳng phải anh đua đòi. Chú đừng theo anh”. Tôi chỉ cười. Anh dại gì để cho người khác đâm vào da thịt mình, nếu không có một cú sốc nào đó.

Tôi nhìn anh Sang ngồi tựa, phả ra những luồng khói trắng bay bay một cách chán chường, nghe một bản nhạc bất tử từ radio. Hình như anh đang có tâm sự. Tôi vốn ít tò mò về chuyện của người khác nhưng không nín được:

- Anh với chị ấy cãi nhau à?

- Không! - Anh quay đầu lại cười, cái cười méo xệch mà gượng ép. Biết ngay là anh không thể nói thật.

- Sao trông anh thảm vậy?

Anh Sang cố tỏ vẻ bình thản:

- Thế nào là thảm hại? Anh bây giờ còn thiếu thứ gì nào? Vợ đẹp, con khôn. Tiền không thừa cũng chả phải đi vay. Thế thì có gì mà lo. Có lo thì lo thân chú mày ý.

Tôi chạnh lòng. Thấy anh sắc đến lạnh. Nhưng những lời đó không làm tôi đau khổ hay bớt những cuộc chơi bời hẹn hò. Phố vẫn đợi tôi. Những lời hò hẹn bay bổng vẫn có đất dụng. Tôi sợ nghe anh, đành bỏ đi.

Tôi chỉ được gặp mẹ đẻ anh Sang có một lần. Đó là lần bà về cho anh ít tiền cưới vợ rồi lại đi ngay. Hình như bà sang Mỹ với một người đàn ông khác. Mẹ tôi yếu đuối. Khi mới sinh ra tôi, bà gày guộc, xanh xao, ốm một bận tưởng không qua khỏi. Lúc tôi mười hai tuổi bà mất vì một cơn bạo bệnh. Khi đó tôi theo một thằng bạn đi mua sách, về thì mẹ đã không còn. Sau này cha nói với tôi, trước lúc chết mẹ dặn lại phải lấy người vợ hiền thục, biết lo cho chồng. Anh Sang sau này cũng tìm được một người theo ý cha. Còn tôi vẫn muốn tuổi thanh niên dài hơn nữa.

Những cơn mưa mùa hạ ào ạt đổ về thị xã nhỏ nhoi. Tuy mưa gió chẳng ảnh hưởng gì đến những gã trai nhưng đôi lúc cũng chạnh buồn. Cơn mưa như có sức nặng đè tôi xuống. Tôi ngồi bên ô cửa sổ thò tay hứng mưa như cô bé hồn nhiên, tinh nghịch.

* * *

Anh Sang đẹp trai nhưng lận đận về đường tình duyên. Có một chị khá xinh làm giáo viên cấp III mê anh nhưng cha tôi không đồng ý vì biết cha cô gái cũng ở hoàn cảnh như cha. Chỉ lý do ấy cũng đủ để ông gay gắt, cấm đoán cuộc tình một cách khó hiểu. Anh Sang như kẻ mất hồn suốt ngày tha thẩn những nơi hoang vắng. Cha tôi thương anh, ông cũng chỉ biết an ủi: “Rồi con sẽ tìm được đứa con gái khác thôi. Nhớ là lấy vợ phải xem tông…”. Lần sau anh lại đem về một cô gái khác, làm bưu điện tỉnh, mắt hơi lác. Chỉ vì không nhanh miệng chào cha tôi lần đến chơi đầu tiên mà cha không đồng ý. Lỗi là ở đôi mắt chứ cô không có lỗi. Anh Sang bỏ nhà đi cả tuần vì buồn. Có lẽ những bến đậu của một đời không bình yên đã biến cha thành người khó tính.

Quá khứ của tôi cũng chỉ bình lặng như mặt nước ao tù nếu tôi không chịu đi, chịu chơi và hưởng thụ. Trước hết tôi không muốn sớm neo vào một bến nào để phải như cha và phải bị ngăn cản như anh Sang. Tôi sẽ chơi cho hết tuổi thanh xuân, cho đến khi nào tôi cảm thấy mình cần là một người đàn ông.

Lần đầu tiên tôi đặt môi mình lên môi con gái, khi tôi 20 tuổi. Nhưng tôi không đủ tỉnh táo lãng mạn để hưởng trọn vẹn vị ngọt nụ hôn đầu đời. Tôi thấy buồn cười quá vì cô gái cứ nhắm mắt lại, thân thể mềm nhũn như cây dưa rũ héo. Tôi thọc tay vào lớp áo mỏng để thấy vòm ngực phập phồng nhô lên. Tôi run như đứa trẻ lần đầu phạm lỗi. Nhưng rồi cảm giác ấy cũng mau chóng qua đi, mối tình chớp nhoáng qua đi vì tôi hiểu rằng đó là một cô gái quá dễ dãi mà tôi không thích cưới sớm. Cơn mưa qua đi để lại những đám mây rách tướp trôi xa về một góc trời hửng nắng.

* * *

- Mày lấy vợ đi thôi, lấy vợ mà để làm ăn. Cứ lông bông mãi không chán sao - Anh Sang bảo.

Tôi nhìn mái tóc sớm bạc của anh rồi cười. Anh bao giờ cũng lo trắng mái tóc anh thế. Tôi nói để anh yên tâm vì sợ anh sẽ nói lại lên giọng dạy dỗ.

- Em cũng đang tính đây anh.

- Chú mày cứ hứa suông chứ có phần nghìn nào thật đâu. Anh bảo rồi. Tuổi chú mày bế con được rồi đấy.

- Để tóc bạc như anh à?

Tôi thấy mình lỡ lời vì chạm vào một nỗi đau nhẹ nhàng cất giấu trong lòng mà anh cố quên đi. Tôi chợt nhớ đến Thi, cô gái đã chủ động hỏi tôi về đám cưới mà không dưới chục lần tôi lấy lí do trì hoãn.

- Thi sẽ đợi anh đúng không? Đợi anh mua được nhà riêng.

- Chưa biết, em chỉ muốn xem nhà to hay bé thôi.

Dẫu biết đó chỉ là câu nói đùa nhưng tôi thực sự thấy lo. Những người đàn bà không chung thủy thường đề cao cái lợi hơn tình yêu đích thực.

- Nhà của anh bé lắm, như cái chuồng chim - tôi nói.

Thi bỏ đi. Tôi trải qua vài ba mối tình chóng vánh nhạt nhẽo. Không tìm cho mình được một kết cục tốt đẹp như trong tiểu thuyết. Dẫu sao tôi cũng không muốn bó hẹp khát khao tuổi trẻ trong cái gọi là mái ấm. Thì cứ từ từ vậy. Những mối tình qua đi như mưa cũng làm thi vị cuộc sống này đấy chứ. “Đàn ông mà, vô tư đi”. Mấy thằng bạn vỗ vai tôi mỗi khi tôi thở dài, tâm sự với chúng về sự bế tắc hỗn tạp trong mình. Có những lúc tôi cũng nghĩ đến khúc sông mình và những bến đỗ. Có phải con thuyền nào cũng cập được vào một bến đỗ bình yên. Nhưng đàn ông, trái tim cứng cỏi sắt đá hơn đàn bà. Con sông mùa bão nổi, khó khăn rồi cũng qua đi. Như cha tôi, giờ ông cũng có một cuộc sống bình lặng. Không biết người con gái nào chịu làm bến đỗ cho tôi neo lại.

Tôi bắt đầu thấy cuộc sống của anh Sang quá ư tẻ nhạt mà anh chịu đựng đến tội nghiệp. “Gia đình mà chú em” - anh thở phào nói thế mỗi khi tôi nhắc đến chuyện tẻ nhạt trong gia đình của anh. Đến cái thú ngồi uống rượu tâm sự với bạn bè cũng bị những lo lắng, những lời đay nghiến, chì chiết của vợ cướp mất. Chiếc thắt lưng anh không dùng vì chẳng muốn bỏ áo đóng thùng. Bạn bè cũng lắc đầu vì trông anh lếch thếch đến thảm hại. Vậy lấy vợ để làm gì? Ý nghĩ đó bắt đầu xâm lấn đầu óc tôi. Phụ nữ biến thành một người cai tù trong con mắt đàn ông.

Tôi đem câu hỏi ấy sang hỏi anh Sang, anh cười thật tươi, nhìn tôi như đọc được những suy nghĩ băn khoăn trong tôi:

- Đó là số mệnh rồi chú em ạ. Có ngược xuôi đến mấy thì cũng mỏi chân và sẽ an phận vào một cái ga gia đình, chăm lo cho nó. Mình có yên thì gia đình mình mới ổn định nổi, phá bĩnh làm sao được. Sẽ có lúc vợ hiểu được nỗi lòng của ta.

Tôi suýt bật cười vì cái triết lý mà tôi thấy ngớ ngẩn. Quãng đời này anh Sang như chiếc đài đĩa chỉ tấu lên những nốt nhạc trầm. Anh mãi là anh, chịu đựng như con rùa dưới lớp mai cứng có vẻ phong trần.

- Lấy vợ đi thôi.

Anh Sang lại giục thế. Nhạt nhẽo. Tôi bỏ ra chỗ khác đứng. Tôi không phải là anh và anh không phải là tôi. Làm sao anh biết tôi muốn gì. Đêm, tôi chìm vào giấc mộng mị khói sương ảo ảnh bồng bềnh. Mẹ tôi đứng lên từ phía dòng sông đang cuộn chảy, khuôn mặt bà ngời ngời ánh sáng và hạnh phúc. Tiếp đó là Thi, cô mặc áo dài trắng, đội vòng nguyệt quế trên đầu, thật thánh thiện. Tôi đưa tay nắm tay Thi. Bóng Thi tan chảy trên mặt sông trắng…

Cha tôi đi một thời gian rồi về, đem theo một người đàn bà khác và giới thiệu với tôi và anh Sang. Khuôn mặt bà không đẹp mặn mà nhưng phúc hậu. Chiếc bình hoa cũ kỹ lâu ngày bị phủ một lớp bụi thời gian nay được lau chùi sạch sẽ và cắm lên những bông hoa tươi mới. Tôi thấy cha hồ hởi, khuôn mặt rạng rỡ hẳn. Một lần cha gọi tôi lại gần tâm sự: “Người đàn ông, quả thực không thể thiếu người đàn bà, chú bé ạ. Người đàn bà thời nào cũng vậy, là nguồn sinh lực sống cho đàn ông. Thượng Đế đã chẳng đặt A Đam cạnh E Va đấy thôi…”.

Tôi thấy cha như đang hồi xuân.

Tự nhiên tôi muốn vào chùa xin một quẻ bói tình duyên. Một gã trai đi một mình trong chùa là điều khá lạ. Chuông chùa thỉnh lên từng hồi thanh âm. Tôi hòa vào không gian u tịch của ngôi chùa. Trai gái đến cầu duyên cầu phúc có đôi, còn tôi nghĩ rằng bóng dáng một cô gái chân tình cùng mình đến chùa vẫn là điều xa xỉ. Một kẻ ăn chơi, va vấp, những mối tình đến và đi chỉ là những cơn gió thoảng. Chàng trai rồi sẽ giữ lại được gì cho mình sau những ngày tháng lênh đênh ấy? Tôi xin cho mình một quẻ bói xem có gì trắc trở nếu cưới vào năm sau, mùa đông.

Bước ra đường, gió xốn xang thổi mạnh. Lối đi quen thuộc mà bỗng xa lạ từ lúc nào, bồn chồn quá đỗi! Chợt mong có một mái tóc dài tựa vai mình và đi trên lối lá rụng ngút ngàn này để neo vào một bến bình yên.

Truyện ngắn của Nguyễn Văn Học

Tin cùng chuyên mục

Đừng chờ đến ngày mai để nói lời yêu thương

Đừng chờ đến ngày mai để nói lời yêu thương

(PLVN) -  Đừng chờ đến ngày mai để nói lời yêu thương, bởi đôi khi, một phút ngập ngừng cũng có thể là một cơ hội đã vụt mất. Hãy sống như hôm nay là ngày cuối cùng, trân trọng từng khoảnh khắc...

Đọc thêm

Nghệ thuật tuồng là kho tàng cuốn hút

Nghệ thuật tuồng là kho tàng cuốn hút
(PLVN) -  Từ mê mẩn cách trang điểm của nghệ sĩ tuồng rồi học tập trang điểm và được trải nghiệm khi trang điểm cho các nghệ sĩ tuồng, Nguyễn Thu Trà, hiện là học sinh lớp 12 tại Trường THPT Chuyên Bắc Ninh đã lập nên một Dự án “Tuồng Sắc” với mong muốn mang nghệ thuật tuồng đến gần hơn với công chúng, nhất là những người trẻ.

Dạy học là một thiên chức đạo đức

GS.TS Nguyễn Văn Minh, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tại lễ kỷ niệm 40 năm ngày nhà giáo Việt Nam. (Ảnh: ĐHSP).
(PLVN) - “Mỗi người đến với nghề giáo một cách khác nhau, nhưng điều quý giá hơn cả là trong sâu thẳm đều nặng tình yêu thương con người và mong muốn làm cho thế hệ tương lai tử tế hơn, khôn lớn hơn, trưởng thành hơn để chung tay làm cho xã hội văn minh hơn, đất nước giàu đẹp hơn”...

Chuyện về hiện vật đặc biệt tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam

Ban Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tiếp nhận hiện vật từ nữ luật sư người Mỹ Nancy Hollader trao tặng. (Nguồn: BTPNVN).
(PLVN) - Đầu tháng 11/2024, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đã tiếp nhận hiện vật đặc biệt từ Luật sư Nancy Hollander - thành viên Phái đoàn Phụ nữ Hoa Kỳ tham gia cuộc gặp mặt với phụ nữ hai miền Nam - Bắc Việt Nam tại Jakarta, Indonesia năm 1965. Đó là vỏ của chai rượu vang tượng trưng cho tình hữu nghị và niềm hy vọng tương lai hòa bình giữa hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ mà bà Nancy được Đoàn Phụ nữ Việt Nam tặng trong cuộc gặp mặt.

Khách tây thích thú trải nghiệm nhiều hoạt động du lịch ở Ninh Bình

 Nhóm 17 nữ du khách người Mỹ vừa có một buổi trải nghiệm đầy hào hứng tại cánh đồng xã Sơn Hà, huyện Nho Quan, Ninh Bình.
(PLVN) - Những năm gần đây, du lịch Ninh Bình đặc biệt để lại ấn tượng tốt đẹp đối với du khách từ nhiều nước trên thế giới tới tham quan, trải nghiệm. Để phát triển và thu hút khách hơn nữa, gần đây Ninh Bình đã cho triển khai các các tour dân dã khác như: tour cưỡi trâu, cấy lúa hay tour thêu thủ công truyền thống, bắt cá bằng nơm…

Chiêm ngưỡng tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của vị vua yêu nước

Cuốn sách Hàm Nghi Hoàng đế lưu vong - nghệ sỹ ở Alger. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Những hậu duệ của Vua Hàm Nghi đã hiến tặng các tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật quý của Vua Hàm Nghi cho các bảo tàng, di tích Việt Nam. Những tác phẩm nghệ thuật và kỷ vật hiến tặng ấy minh chứng sống động cho một giai đoạn đầy thăng trầm trong lịch sử Việt Nam. Việc hiến tặng các kỷ vật của Vua Hàm Nghi có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo tồn di sản, tôn vinh các giá trị lịch sử của dân tộc. Các kỷ vật được hồi hương, mở ra thêm cơ hội để người dân trong nước, đặc biệt là thế hệ trẻ được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về vị vua yêu nước.

'Ông vua chân dung' của nhiếp ảnh Việt Nam

Bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp ngồi bên nhạc sĩ Văn Cao vào ngày mùng 6 Tết Nhâm Thân 1992. (Ảnh: Nguyễn Đình Toán)
(PLVN) - Sở hữu tư liệu đồ sộ với hàng vạn bức ảnh quý giá chụp chân dung các văn nghệ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Đình Toán được người trong nghề gọi với cái tên thân thương là “ông vua chân dung”. Đây không chỉ là một nghệ danh, mà còn là sự ghi nhận cho những đóng góp không ngừng nghỉ của ông trong việc lưu giữ và tôn vinh vẻ đẹp nghệ thuật qua từng khuôn mặt, từng nhân vật mà ông đã có cơ hội ghi lại trong suốt mấy chục năm qua.

Mong sự bứt phá phim về đề tài lịch sử

Mong sự bứt phá phim về đề tài lịch sử
(PLVN) - Điện ảnh Việt Nam còn thiếu tác phẩm điện ảnh hay về đề tài lịch sử cũng là lý do làm cho nhiều người Việt hôm nay, nhất là giới trẻ, tìm đến phim về đề tài lịch sử (bao gồm phim dã sử, cổ trang) của nước ngoài hơn là phim về đề tài lịch sử của Việt Nam. Việc chuyển thể phim từ các tác phẩm văn học hoặc làm phim về lịch sử gặp nhiều thách thức, từ chính các nhà làm phim, tác giả, khán giả, nhà sản xuất, nhà quản lý…

Văn minh mùa họp lớp

Họp lớp nên được tổ chức vui vẻ, thoải mái. (Nguồn: Ngô Hà Anh)
(PLVN) - Càng gần ngày 20/11, những cuộc họp lớp được các cựu học sinh náo nức tổ chức. Bên cạnh niềm vui gặp lại thầy, cô giáo, bạn bè còn đó những nỗi lo khiến nhiều người e ngại khi tham gia các buổi họp lớp.

Mù Cang Chải, không lỡ hẹn mùa lúa vàng

Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Khim Nọi - Thị trấn Mù Cang Chải. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Hàng năm vào dịp tháng 10, bước vào mùa lúa vàng, du khách thập phương rủ nhau về trẩy hội. Năm 2024, cơn bão số 3 (Yagi) đi qua khiến thiên đường ruộng bậc thang Mù Cang Chải có một mùa vàng đáng nhớ.