[Truyện ngắn] Cơn mơ tình ái

(PLVN) - Mấy hôm nay nhà K’thon đóng cửa vì mọi người bỏ lên rừng trốn nợ nhà K’Luong. Người ta đồn món nợ này mỗi ngày một to mà đã sáu năm vẫn chưa giải quyết xong. 

Đêm nay K’Luong rình ở đầu vườn cà phê để đón được vợ chồng K’thon trở về nhà. Nghe nói gia đình nó cứ đêm mới về, đến tờ mờ sáng lại lên rừng, nên K’luong tức lắm. Bỗng tiếng chim lợn ngoác trên rừng. Những tiếng loạt xoạt của cánh đồng bông lau. Lại nghe xôn xao tiếng trẻ con. Nghe bước chân rất nhẹ. K’luong rút con ngọn giáo định chắn ngang đường nhưng khi thấy có tiếng con bé Hơ miêng cười khúc khích nên lại rụt tay lại. Đợi cho mọi người bước vào nhà một lúc rồi K’Luong mới ho lên đánh tiếng. Cả nhà K’thon im bặt. Họ chưa kịp đốt lửa sưởi ấm ngôi nhà sàn trống trải. Con chó ngửi mùi K’luong quen rồi nên chỉ ngoe nguẩy đuôi mừng.

Hình như biết là không thể đóng cửa được mãi và thể nào K’luong cũng gõ cửa, vợ K’thon là H’mi bước ra trong ánh sắc nõn nà dưới ánh trăng. K’luong dịu hẳn khí thế không còn muốn đốt nhà K’thon nữa. Dọa mấy lần rồi nhưng K’luong biết nếu đốt nhà K’thon mình sẽ bị vào tù và lại không đòi được nợ - một con trâu.

H’mi mỉm cười bước xuống nói với K’luong: “Thôi mọi chuyện để đến sáng mai hãy nói. Giờ cũng đã khuya, K’luong về đi mà. Nói rồi H’mi vỗ vào vai K’luong mấy cái tỏ ý thân tình. Thấy chủ nợ thần người, H’mi còn bảo không trốn nữa đâu, sẽ có cách rồi mà. Cách gì? K’luong mấp máy môi hỏi. Cách mà K’luong nói với em đó. Chồng em đồng ý rồi. Nó bảo sẽ nghĩ cái đã. Nhưng có vẻ đã mềm cái lòng. Nó không cáu nữa. Thôi cứ về đi! Mai gặp”. Nhìn đôi mắt H’mi lúng liếng thế là K’luong như quả bóng xì hơi vậy. K’luong quay về nhà ở bản dưới.  

 

Suốt đêm ấy vợ chồng K’thon thức trắng. Hai người chỉ bàn mỗi việc có nên trả nợ theo cách mà K’luong đưa ra không? Ấy là việc H’mi ngủ với K’luong một đêm là sẽ xóa sạch nợ. Đó là thủ tục cho phép của người K’Ho từ xa xưa. Hôm trước, nghe tin K’thon giãy nảy và đè vợ ra đánh một trận tưởng như gãy tay. Đến khi mọi người sang hỏi thì H’mi lại giấu chuyện và nói không có gì cả. Mọi người ra về, K’thon lại nổi cơn ghen định đánh vợ tiếp, nhưng đứa con gái hét lên mới thôi. H’mi đợi chồng nguôi cơn tức rồi giải thích, thật ra chẳng mất gì lại trả được món nợ, một con trâu vay K’luong từ sáu năm trước. Nếu để đến sang năm lãi sẽ tăng tới hai con trâu. Khi đó cũng không trả được nợ. Hơn nữa nếu K’luong tức khí đốt nhà mình thì còn khổ hơn nữa.

K’thon cắn môi thở phì phì không biết nói gì hơn, chỉ lắc đầu quầy quậy như lên cơn say rượu. K’thon tức khí chất thêm củi vào bếp cho ngọn lửa cháy đùng đùng. Cứ nghĩ đến cảnh vợ mình phải ngủ với K’luong một đêm là không chịu được, K’thon khảy tung một cây củi còn đang cháy, rồi lấy chân đá một phát xuýt làm cháy nhà. 

Cũng lúc này, K’luong về nhà nằm trên chiếc võng đung đưa bên hiên và chỉ mong đến sáng sẽ được gặp H’mi. Hy vọng, chồng H’mi thuận tình đồng ý cho vợ ngủ với mình để xóa nợ. Thôi thì cũng là để thỏa cơn khát về cuộc tình cách đây sáu năm, khi H’mi cưới chồng. K’luong nhớ lại ngày ấy, mình yêu H’mi, ngày đêm tưởng nhớ. K’luong cứ lang thang trong rừng như một con thú hoang và luôn miệng hú vang tên H’mi. Nhưng trái tim H’mi lại hướng về K’thon một kẻ nghèo kiết xác. Thế là theo luật tục, H’mi phải vay mượn khắp nơi để bắt chồng. K’thon lại chẳng giúp được gì. Cha mẹ K’thon lại tham nữa, cứ theo tục lệ mà làm. Khi mẹ H’mi tìm đến nhà K’luong hỏi vay một con trâu làm K’luong chết điếng người. Tuy biết con trai mình yêu H’mi không thành, nhưng cha K’luong vẫn đồng ý cho vay. Đã gần sáu năm trôi qua món nợ này đã được truyền lại cho K’luong. Còn hai vợ chồng K’thon và H’mi phải gánh nợ suốt sáu năm qua, trả mãi đến kiệt sức rồi mà vẫn còn nợ, trong đó còn một con trâu phải trả cho K’luong.

Nghĩ đến chuyện được ngủ với H’mi làm cho K’luong cũng thức chòng chọc suốt đêm. Thôi cũng bõ để xóa nợ. Ông bà mình đã cho phép như thế có gì mà còn phải nghĩ ngợi nữa. K’luong chưa nói với vợ mình, hãy cứ để mọi chuyện được thực hiện xong xuôi rồi nói sau cũng chả muộn, miễn sao H’mi đồng ý. Mặc cho vợ con ngủ, K’luong nằm trên võng mà mơ mộng về một đêm ái ân với người mình đã đem lòng yêu thương sáu năm trước. Ngày ấy đôi môi H’mi sao lại đỏ như cánh hoa đào vậy, chúm chím nụ cười làm chàng trai K’luong 16 tuổi chết mê chết mệt. Đã mấy lần, K’luong đến ngồi lì ở nhà nhưng không mấy khi H’mi vồn vã mà chỉ mời ngồi uống nước cùng với cha mình. Có lần, K’luong ngồi đến ba ngày liền, nhịn đói chỉ uống nước trà xót cả ruột, vậy mà H’mi cứ như không biết. Đi chơi với K’thon về, cô chỉ chào K’luong rồi đi ngủ. K’luong buồn bã và sinh ốm trong cơn tương tư cả tháng trời mà H’mi không hề hay… Vậy mà giờ đây nghĩ đến được ngủ với H’mi trong lòng K’luong như có gió reo vậy.

Sáng tinh mơ. K’luong nhanh chân đi tới nhà K’thon để xem kết quả ra sao. Nhưng tịnh không. Ngôi nhà lại vắng bặt tiếng người. Cửa đóng im ỉm. Con chó quen thuộc cũng không biết chạy đâu nữa. K’luong đạp cửa bước vào thì chỉ còn thấy K’thon ngồi như tượng bên bếp lửa. K’luong đứng sững người ở giữa nhà. Bất ngờ, K’thon quay lại chắp hai tay vái lạy K’luong, rồi nói hãy cho nợ thêm nốt một năm; Và đừng nghĩ đến chuyện ngủ với H’mi để xóa nợ nữa. K’luong gầm lên: “H’mi đã đồng ý sao mày lại nói ngược lại. Ở cái nhà này, người vợ mới là chủ mày hiểu luật tục đó chứ”. K’luong còn đay nghiến: “Ai bảo nhà mày tham nên mẹ H’mi mới phải đi vay mượn để làm lễ cưới chồng. Bây giờ vợ chồng mày phải trả nợ chứ. Không thể chây ì được, nợ sáu năm rồi còn gì”. Cả hai im lặng một lúc. Gương mặt K’thon tái dại. Gương mặt K’luong đỏ phừng phừng. Một lát sau, K’luong gióng giả ra điều kiện: “Thôi được nếu khất đến sang năm, thì món nợ sẽ là hai con trâu, đồng ý thì ghi giấy nợ cả hai vợ chồng ký vào. Tối tao đến nhận giấy biên nợ mới. Thế nhé!”.

K’luong bỏ đi trong cơn tức giận như một con hổ đói mất mồi vậy. Hắn thở dốc và hét lên ở bìa rừng. Trong lòng K’luong lại trào lên cơn khát vọng điên cuồng được ngủ với H’mi. Hắn coi như trả được món tình thù vẫn còn ấp ủ bấy lâu nay. Hơn nữa sẽ làm mọi chuyện trong nhà K’thon sẽ rối tung vì ghen tuông và thù hận. Nghĩ vậy hắn không thể chịu được bèn lùng xục vào rừng để tìm H’mi. Vượt qua ba con suối, hai cái đèo mấy thửa ruộng bậc thang nhà H’mi đã hiện lên trước mắt. Ngôi lán dựng tạm trên đồi cao như muốn đung đưa trước cơn gió trên rừng đổ xuống. K’luong thở như một con bò mộng đứng dạng chân trước mặt H’mi và nói hãy lên chòi để trả nợ. H’mi tròn xoe đôi mắt hỏi: “Đã gặp K’thon- chồng em chưa?”- “Rồi!”- K’luong nói luôn: “Nó đã đồng ý vì vợ đã chấp nhận thì nó phải theo”.-  “Thật chứ?”- “Đúng vậy! Nào lên chòi thôi. Hôm nay tao sẽ ngủ với mày cả một ngày thay cho một đêm được chứ”. H’mi lúng túng đỏ lừ mặt không biết nên thế nào. Bất ngờ có tiếng hú của chồng từ xa báo hiệu sắp đến nơi. H’mi giật mình nhìn K’luong với ánh mắt nghi ngờ. K’luong thì gầm gừ nói: “Mày đã đồng ý nó phải theo. Mày hãy nói với nó như thế và đuổi nó về nhà đi”.  

Đúng lúc đó, K’thon hốt hoảng chạy đến vội vã ôm lấy H’mi. Những con chim bay nháo nhác vì có con quạ đen lạ bay đến. Chú chó nhà H’mi từ trong lán chạy ra ngóng lên trời sủa ầm ỹ. K’luong đi đến nói với H’mi: “Mày hãy đuổi chồng về, nếu không sẽ phải viết giấy nợ, trả lãi thêm một con trâu nữa. Có hai con đường hãy chọn lấy một. Tao chờ trong mười phút nữa thôi đó”. Nói rồi K’luong quay lưng lại ngước mắt nhìn lên đỉnh núi. Lúc này con quạ đã lao xuống bất ngờ vồ được một con chim non đang dãy dụa. Cái ổ chim bị đạp tung xơ xác những cọng lá bay lả tả. K’luong nhìn thấy cười vang lên như con sói hoang vậy. Bất ngờ có tiếng chó sủa. K’luong quay lại. Con chó thất thểu đi theo K’thon từ trên lán xuống. Cả hai đi qua mặt K’luong không một động tĩnh. K’thon cúi gằm mặt bước từng bước lên bìa rừng. Vậy là K’luong hiểu ý H’mi đang chờ mình trên lán, vội chạy lên. 

Đúng là H’mi đang ngồi chờ K’luong. H’mi nói chồng mình đã thuận tình để thoát khỏi món nợ đã kéo dài quá lâu. Bắt đầu đi! Nhưng không hiểu sao bỗng nhiên, K’luong thấy thương H’mi. Nhất là khi thấy H’mi cởi chiếc áo ra trong làn nước mắt rơi lã chã làm cho K’luong xót xa trong lòng. Một thân hình nuột nà nóng bỏng kia bỗng trở nên lạnh lẽo đến vậy. K’luong đứng như chôn chân không động đậy. Đến khi H’mi nằm xuống chiếc tải dưới đất và nói: “Từ lúc này chúng ta được coi là vợ chồng rồi. Anh nằm xuống nào!?”- H’mi nói, rồi vừa úp mặt sau cánh tay vừa ứa nước mắt thổn thức. K’luong không chịu được nữa chạy đến vực H’mi dậy, rồi đưa áo lại cho H’mi mặc lại. H’mi bỗng lạnh toát người ôm lấy K’luong trong ảo giác rằng mọi chuyện không có gì thay đổi. “Nào anh!”- K’luong vội gỡ tay H’mi ra. Đúng lúc này bất ngờ con chó chạy về sủa ầm ỹ. Nó hướng ra phía bìa rừng như muốn báo hiệu điều gì đó chẳng lành. K’luong chạy vội theo con chó dẫn đường. Vừa chạy K’luong vừa hú vang rồi gọi to: “K’thon…K’thon…K’thon…”. Con chó lao xuống dốc dẫn tới vực đá mà con suối rừng chảy qua. K’thon đang nằm phủ phục dưới dòng nước chảy xiết. 

K’luong nhanh chân tới xốc K’thon lên vai, rồi chạy về bản. Con đường vượt qua ba con suối hai con dốc như muốn níu chân K’luong lại. Nghe tiếng thở gấp gáp của K’thon bên tai, K’luong biết là mọi chuyện còn hy vọng. Đôi chân K’luong nhanh như con nai con hoẵng, mạnh như con hổ con báo. Khi chạy đến trạm xá, vừa đặt K’thon lên giường thì cũng là lúc K’luong gục xuống, thở gấp như muốn vỡ tung lồng ngực, rồi ngất lịm. Mọi người không biết đã có chuyện gì xảy ra trên nương. H’mi chỉ ôm mặt khóc tức tưởi. Con chó nằm im dưới chân giường. Nó cũng ứa nước mắt với nỗi buồn nặng trĩu.

Truyện ngắn của Vương Tâm

Tin cùng chuyên mục

Nghệ sĩ Phạm Thị Hướng (áo trắng ngoài cùng bên trái) cùng đồng nghiệp tập luyện cho tiết mục sắp tới vào năm 2025. (Ảnh: Thiện Thư)

Đời xiếc - Mồ hôi rơi sau ánh hào quang

(PLVN) - Xiếc là nghệ thuật của những phút giây rực rỡ trên sân khấu, nơi các nghệ sĩ khiến khán giả say mê bởi những màn trình diễn mãn nhãn. Nhưng ẩn sau ánh hào quang ấy là cả một hành trình khổ luyện đầy hy sinh, với những chấn thương, áp lực nghề nghiệp và mức thù lao chưa tương xứng. Vượt qua muôn vàn khó khăn, họ vẫn bền bỉ cống hiến, giữ ngọn lửa đam mê sáng mãi với sân khấu.

Đọc thêm

Gần 200 tác phẩm tham gia sáng tác âm nhạc “Sáng đạo trong đời”

Gần 200 tác phẩm tham gia sáng tác âm nhạc “Sáng đạo trong đời” (ảnh BTC).
(PLVN) - Trong suốt thời gian phát động sáng tác âm nhạc “Sáng đạo trong đời”, Ban Tổ chức đã nhận được gần 200 tác phẩm âm nhạc được sáng tác giàu cảm xúc và mang giá trị tinh thần sâu sắc. Điều này không chỉ thể hiện tài năng, tâm huyết của các tác giả mà còn là minh chứng cho sự lan tỏa mạnh mẽ của Phật pháp trong đời sống văn hóa và nghệ thuật.

'Cánh chim đầu đàn' của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam

Nhạc sĩ Đỗ Nhuận có cống hiến to lớn cho nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Được biết đến là người tiên phong trong sáng tác nhạc cách mạng, nhạc sĩ - chiến sĩ Đỗ Nhuận sở hữu kho tàng những tác phẩm âm nhạc cách mạng bất hủ, sống mãi với thời gian. Ngày nay, trong các buổi hòa nhạc hay đêm nhạc tôn vinh trang sử hào hùng và chói lọi của dân tộc Việt Nam, âm nhạc của ông vẫn vang lên như ngọn lửa bất diệt của lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.

MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành

MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành
(PLVN) - MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành vào tháng 12/2024. Đây là dự án âm nhạc mới nhất của nhạc sĩ Lê Minh Phương và đạo diễn Phan Ngọc Trung - được lấy cảm hứng từ ý thơ của nhà thơ Dương Quyết Thắng.

Lý do Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024

Lý do Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024
(PLVN) - Theo Trưởng Ban tổ chức Phạm Kim Dung, Kiều Duy được chọn vì sở hữu hình thể cân đối, hài hòa, trí tuệ xuất sắc và đáp ứng tiêu chí của cuộc thi. Cô có tố chất cần thiết để tham gia cuộc thi sắc đẹp quốc tế.

NSND Mai Hoa ra mắt đĩa than “Nốt trầm”

“Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa (ảnh BTC).
(PLVN) - “Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa. NSND Mai Hoa thích hát những bài buồn, nhưng là buồn ánh lên tia hy vọng, ánh lên niềm lạc quan về cuộc sống chứ không phải buồn não nề, bi ai.

"Hoa hậu Việt Nam năm 2024" góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc

Các Hoa hậu: Tiểu Vy, Ngọc Hân, Đỗ Thị Hà, Đỗ Mỹ Linh cùng hội ngộ (ảnh BTC).
(PLVN) - Được thiết kế chuỗi hoạt động giàu tính thực tế, đậm chất nhân văn, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2024 sẽ góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc, lan tỏa lòng nhân ái và khát khao chinh phục những đỉnh cao mới trong mỗi người dân đất Việt, để từ đó làm "Rạng rỡ Việt Nam".

Nguyễn Mộc An dành Quán quân "Tiếng hát Hà Nội 2024"

Thí sinh xứ Nghệ Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi (ảnh BTC).
(PLVN) - Tối 25/12/2024 tại Nhà hát Hồ Gươm, Chung kết cuộc thi Tiếng hát Hà Nội 2024 do Đài Hà Nội tổ chức đã diễn ra với 15 thí sinh tranh tài. Với ca khúc "Lời ru" (sáng tác: Quang Thái) và "Mênh mang một khúc sông Hồng" (sáng tác: Phó Đức Phương), thí sinh xứ Nghệ - Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi.

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam
(PLVN) - Sau giai đoạn thành công với các bộ phim về đề tài gia đình, phim truyền hình Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn khi các mô típ quen thuộc dần trở nên nhàm chán. Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của những tác phẩm khai thác các đề tài mới mẻ cho thấy tín hiệu đáng mừng, khẳng định sự cần thiết của một “luồng gió mới” để làm phong phú mảng phim truyền hình và đáp ứng nhu cầu khán giả hiện nay.

Triển lãm “Thiên Quang” - câu chuyện ánh sáng đất trời Thăng Long

Triển lãm truyền tải ý nghĩa về ánh sáng đất trời, tri thức, văn hóa và lịch sử lâu đời đất Thăng Long (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của trời và đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống diễn ra tại khu Thái Học, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Từ ngày 22/12/2024 đến ngày 25/3/2025

Câu chuyện thoát nghèo của người phụ nữ Mường chinh phục Liên hoan phim quốc tế

Chị Bùi Thị Thu Huyền cầm trên tay hai chiếc cúp danh dự của Liên hoan phim SineMaya 2024. (Ảnh: TYM)
(PLVN) - Những ngày cuối năm 2024, tin vui đã đến khi bộ phim ngắn mang tên “Escaping Poverty: A Story of a Muong Woman Supported by TYM” được xây dựng dựa trên câu chuyện có thật của chị Bùi Thị Thu Huyền, một phụ nữ dân tộc Mường sống tại Thanh Sơn, Phú Thọ, đã đạt giải tại Liên hoan phim quốc tế SineMaya 2024. Bộ phim gây ấn tượng khi chị Huyền và các thành viên trong gia đình tự đóng vai chính, mang đến cảm xúc chân thực và sâu sắc.

Cuộc đời buồn của 'ông hoàng bolero' Trúc Phương

Những bản nhạc sầu thương đã vận vào đời nhạc sĩ Trúc Phương. (Nguồn: Amnhac.net)
(PLVN) - Nhạc sĩ Trúc Phương nổi tiếng khoảng những năm 60 của thế kỷ trước với dòng nhạc bolero uyển chuyển, hấp dẫn. Mỗi câu hát, lời ca của ông đều gắn liền với thân phận con người trôi nổi, đau thương, buồn khổ. Có lẽ, âm nhạc đã vận vào cuộc đời của nhạc sĩ Trúc Phương “chữ tài đi với chữ tai một vần”.