[Truyện ngắn] Chông chênh

Cha mất khi tôi chưa đầy hai tuổi, sau này chỉ biết mặt người qua tấm ảnh. Mẹ một mình nuôi tôi và chị. Chị lấy chồng năm bão to, nước sông duềnh lên, tràn vào làng mạc. Mẹ bên này lo cho con gái, chẳng biết có được êm đềm để sống, gọi ời ời tên con trong đêm mơ. Hình ảnh ngày chị cưới tôi nhớ mãi như in đến giờ.
 

Tôi bỏ học đi làm công nhân, thầy giáo dạy Chính trị quý nên xin cho tôi làm trong một Công ty môi trường, ngày ngày sống với rác rưởi, bụi phố, với những chai lọ… một công việc vất vả, nhọc nhằn. Nhiều khi cúi xuống quét dọn, ngẩng đầu lên thấy hoa mắt, tôi tự thấy mình chỉ là thân phận rác rưởi, bọt bèo. Sẽ mãi gắn bó đời mình với rác, với các con phố mù bụi thôi. 

Ngày còn sống, mẹ hay vuốt tóc đứa con gái còn ở bên mình. Tôi hy vọng và đầy hào hứng ra phố thi đại học. Tôi đỗ cả hai trường, mẹ vui lắm. Nhưng đồng thời nỗi lo cũng dâng lên. Mẹ nói: “Nhà nghèo, con cố học hành để ra ngoài”. Tôi “vâng”, cảm thấy lòng mẹ hiền từ hơn bao giờ hết. Mẹ bị suy tim. Hai chị em tối tăm mặt mày lo sợ. Chị bỏ con ở nhà cho cha mẹ chồng chăm, đưa mẹ đi viện. Tôi cũng nghỉ học một thời gian để chăm sóc mẹ. Nhà không còn gì mà bệnh của mẹ thì nguy cấp. Những người bà con ở quê nghèo muốn giúp, nhưng số tiền họ đưa cho vay cũng chả thấm vào đâu. Chị gái về bán lợn nhà mình, bán thóc của mẹ, và chiếc xe đạp nữa… Chỉ đủ thuốc tiêm cho ba ngày. Mẹ thều thào nói: “Không chạy chữa gì nữa, mẹ đỡ rồi mà, cứ để mẹ về. Còn lâu mẹ mới chết”. Nghe mẹ nói mà hai chị em quặn thắt, mẹ nói vậy thôi. Mẹ không muốn các con chạy chữa thêm gì. Mẹ cam tâm chịu cái chết.

“Không, mẹ ơi, chị em chúng con muốn mẹ khỏi bệnh. Chúng con đã mồ côi cha rồi, mẹ đừng bỏ chị em chúng con”. Chị ôm mẹ, tôi cũng ôm lấy, mà cánh tay tôi không đủ ôm cả hai người. “Mẹ biết, nhưng mà, các con ơi. Các con sẽ lấy tiền đâu ra, mẹ không lỡ lòng nào”.

Chị giục tôi quay trở lại trường để đảm bảo học hành. Tôi quay lại nhưng không còn tâm trí nào cho chữ nghĩa. Tôi đi vay tiền để chữa trị cho mẹ. Nhưng một đứa con gái ở quê ra, bạn bè nhà đứa nào cũng nghèo. Chúng lấy đâu cho tôi vay, một số tiền lớn như thế. Tôi về nhà trọ nằm khóc.

Bà bán nước đầu phố biết được chuyện của tôi. Bà gọi tôi ra, tưởng chuyện gì, bà ghé sát vào tai tôi nói nhỏ: “Mày là đứa có nhan sắc, bán “cái đó” không? Tao tìm mối cho, có tiền chạy chữa cho mẹ…”. Khốn nạn, vì đồng tiền ư? Tôi lắc đầu, không thể thế được, nhất định không được. “Cứ suy nghĩ kỹ đi, bà ta nói. “Muốn thì tao tìm cho”. Tôi lao về phòng vùi đầu vào chăn, tiếng bà bán nước rờn rợn gây gây trong tâm trí. Tôi khóc ướt một phần tấm chăn, rồi cảm giác một suy nghĩ tàn nhẫn ào đến. Tôi đứng dậy, hay là mình làm theo lời bà ta. Không được. Mình là một đứa con gái, sao lại có thể như thế. Cái quý giá nhất đó phải dành cho người mình yêu quý, là người làm chồng mình. Lòng tôi chùng xuống. Không thể được. Minh đã yêu tôi và tôi hy vọng ở tình yêu ngọt ngào này. Minh là con nhà nghèo nhưng có chí tiến thủ, ham học. Minh sẽ có tương lai. Nhưng hiện tại anh không thể giúp gì được cho tôi và bệnh của mẹ. Anh chỉ đến thăm và có những lời động viên thôi.

Tôi lao vào bệnh viện. Những lời bà bán nước nuốt tâm trí tôi. Chị nói bác sĩ giục: “Bệnh của mẹ cháu không thể để lâu, cố gắng thì có thể kéo dài được tuổi thọ. Nên làm thủ tục để mổ sớm”. Hai chị em ngơ ngác nhìn nhau. Mẹ cười, nhưng cái cười yếu ớt như của người sắp gần đất: “Chúng mày cứ đưa mẹ về, mẹ nhớ quê, mẹ muốn…”. Tôi hiểu mẹ định nói gì. Mẹ biết sức lực của mình lúc này. Rất nhiều lần mẹ đã bị ngất. Mỗi lần như thế là chân tay tôi rụng rời. Nhưng lần này, mẹ đã quá yếu rồi.

Mẹ mất rất đột ngột. Tôi bị ám ảnh về câu nói của bà bán nước và luôn cảm thấy mình có tội, là người gây ra cái chết sớm của mẹ. Giá tôi không ích kỷ, giá tôi chịu bán mình để lấy tiền mổ sớm cho mẹ thì mẹ đã không chết. Khi đó tôi định bàn với chị gái chuyện đó, nhưng tôi đã giữ. Để giữ gìn sự trong trắng, để sau này hiến dâng cho chồng, tôi đã giết mẹ.

Mẹ không còn, tôi cũng không làm sao để học được nữa. Chị gái và anh rể nói sẽ nuôi tôi học. Sao thế được, anh chị không đủ sức nuôi tôi học, anh chị lại còn con cái bé bỏng nữa. Tôi nghỉ và đi tìm việc. Thầy dạy Chính trị ở gần trường coi tôi như con gái. Thầy quen người trong công ty vệ sinh công cộng, nên tôi đã được nhận vào làm. Công vịêc không cần trình độ, chỉ cần chịu khó và tận tình. Điều đó thì tôi có.

***

Minh nói sẽ yêu tôi cả đời. Tôi không đi học nữa, anh buồn lắm. Anh nói thương tôi. Sự động viên của Minh làm tôi yên lòng. Thi thoảng anh tìm tôi trên những con phố, lúc tôi dọn rác rưởi. Anh nhìn thân thiện và cười trìu mến.

Tôi cảm thấy tình yêu của Minh đã vớt tôi khỏi sự mặc cảm mênh mông và sự tuyệt vọng đớn đau khi không còn mẹ nữa. Tôi có sức sống và không nguôi nhớ về mẹ yêu dấu. 

Hà Nội mùa con chim di trú, phố đông khắc khoải, lạnh và trầm. Tôi vẫn ngày ngày rong ruổi gom rác phố, với tấm áo công nhân công ty phát. Nhiệm vụ của chúng tôi là làm sạch phố phường, làm sạch các con hẻm nhỏ. Mỗi con phố hằng ngày đi qua đều có cảm giác thân quen, như chính nó là người thân của mình vậy.

Thời gian rù rì bước chậm. Tôi miệt mài làm việc và chờ đợi Minh, những ngày này, tôi chi tiêu tiết kiệm để có chút ít vốn liếng sau này. Ngày Minh ra trường đã đến, anh xin được vào làm ở một công tu liên doanh. Điều đó làm tôi rất vui mừng. Thế là ổn rồi. Cả hai chúng tôi đều có lương. Tôi đi bên anh và chờ đợi anh nói về dự định cho tương lai của hai đứa.

Minh đã nâng đỡ tôi trong cuộc đời, rồi chính anh dìm tôi xuống. Anh vừa đưa vào lòng bàn tay tôi niềm tin yêu, rồi lấy đi và đặt vào đó sự thất vọng giá băng.

Một ngày kia, tôi thấy Minh đèo sau xe một người con gái khác, mái tóc vàng hung và đi đôi guốc cao cao. Cặp hông cong cớn thách thức, lại còn áp ngực sau lưng anh nữa. Họ đi qua tôi, qua xe rác đẩy. Tôi đứng thẫn thờ nhìn, từ lúc hai người cách tôi chừng ba mươi mét đến khi khuất vào dòng người lúc nhập nhoạng tối. Không thể sai lệch được. Tôi nhớ từng đường lượn sóng của mái tóc anh, tà áo đó, dáng người đó, cả đôi giày chính tôi là người cùng anh đi mua nữa. Có thể nào lại vô tình thế, hả Minh?

Tôi dong xe đi và nước mắt trào ra. Trước phố, tôi mếu máo, thấy sự tủi thân dâng lên. Tôi không muốn khóc thành tiếng, để rồi tiếng khóc đó lại chìm vào âm thanh hỗn tạp xe cộ và người này. Tôi quay về, đường mênh mang dài ra, hai chân rụng rời và lòng trống tênh. Cảm giác cô đơn dâng lên dễ sợ…

Chẳng còn một chút gì với kẻ bội tình. Như đã nói, Minh là con nhà nghèo, ra phố học và tìm kiếm cơ hội thăng tiến. Cô gái kia chính là con gái của phó Giám đốc chỗ Minh làm. Cơ hội thế, làm sao bỏ qua. Thế thì tôi là một đứa con gái nghèo hèn, mồ côi, làm sao Minh chung tình.

Những ngày này, tôi lấy công việc cho khuây khoả nỗi buồn. Có những lúc nước mắt tôi rơi khi đẩy xe đi trên phố. Anh đã nói yêu tôi cả đời, tình yêu thuần khiết. Tôi đã gìn giữ vì người yêu, để rồi lại phũ phàng thế này. 

***

Quân làm lệch ca với tôi. Được mọi người khen ngợi ở tính thật thà và nhiệt tình trong công việc. Ba mươi tuổi nhưng anh rất trẻ trung, như thanh niên mười tám, tán cả ngày không hết chuyện, để chị em cứ rũ ra mà cười. Có ấn tượng với anh là dịp tôi ốm, anh xung phong làm thay.

- Anh vừa về xong, cứ nghỉ đi, em cố làm được.

- Không sao đâu, em đừng ngại. Anh là thanh niên mà, cứ để anh giúp. Em ốm đau thế kia, tội nghiệp lắm!

Anh lăng xăng đi làm, buổi đó về, các chị trêu, nói đề nghị sếp chuyển ca cho Quân làm cùng với tôi. Điều đó làm má tôi ửng đỏ. Mọi người vỗ tay tán dương.

Hỏi, anh Quân đã có vợ chưa? Quân bùi ngùi thở dài, ánh mắt xa xăm vô định. Anh thành thật nói mình đã có gia đình, nhưng vợ anh ung thư mất cách đây hai năm. Anh có đứa con gái năm nay ba tuổi. Anh vui mừng nói cho tôi rằng con gái anh xinh  xắn lắm, nó nói cũng ngộ nghĩnh làm sao. 

 Từ ngày quen anh, cuộc sống của tôi bớt tẻ nhạt. Anh luôn thật thà kể những thói xấu của mình, rằng là con người thô thiển, không biết giao tiếp, chỉ được cái lắm lời. Nhưng tôi thấy anh có duyên, cái mà anh nói là thói xấu, với tôi cảm nhận lại là thế mạnh của anh.

… Hôm qua, Quân tỏ tình với tôi. Tôi dám chắc thể nào cũng có ngày này. Bởi trái tim tôi đủ nhạy cảm để nhận ra những biểu hiện của anh ngày thường. Nhưng để nói được với tôi, anh đã dũng cảm biết nhường nào. Anh sợ tôi chê, nên lúc này, lời tỏ tình ấp a ấp úng…

Tôi nói, anh hãy để em suy nghĩ, lòng rờn rợn niềm vui khó tả. Tạm biệt Quân, tôi đi bộ về nhà. Đường chênh chao gió. Thời con gái của tôi chênh chao. Có thể nào tôi lại từ chối con người chân thành và rất đỗi thương người ấy. Vì rằng, tôi đã quá khổ rồi, bàn tay tôi quá lạnh, nên người làm bàn tay tôi ấm lên, tôi lại chẳng yêu? Ngày mai, ngày mai, em sẽ nói với anh điều em nghĩ. Quân ạ, hãy tin ở em.

Truyện ngắn của Nguyễn Nguyên Vân

Đọc thêm

'Tiếng hát Hà Nội 2024' lan tỏa thanh âm của tình yêu Hà Nội

Cuộc thi còn tạo điều kiện phát triển cho những tài năng âm nhạc trẻ. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng hát Hà Nội năm 2024” sẽ tạo cơ hội cho các nghệ sĩ sáng tạo, thể hiện những tác phẩm âm nhạc truyền thống và đương đại với chủ đề về ca ngợi Tổ Quốc, Đảng, Bác Hồ, tình yêu với Thủ đô, quê hương – đất nước góp phần thúc đẩy sự sáng tạo và phát triển nghệ thuật.

MC Cát Tường đề nghị xử lý một số trang tin lấy tên mình 'giật tít câu view' để lừa tiền

Diễn viên - MC Cát Tường
(PLVN) - MC Cát Tường và nhà sản xuất “Bạn muốn hẹn hò” mời luật sư và Thừa phát lại lập vi bằng một số trang tin điện tử, fanpage, facebook, youtube… có hành vi “giật tít câu view”, làm sai lệch thông tin, gây hoang mang dư luận liên quan vụ MC cảnh báo có kẻ gian sử dụng hình ảnh của mình để lừa đảo số tiền lớn.

'Thư gửi mẹ' - sản phẩm truyền thông thực hiện bình đẳng giới lọt vào top 7 đề cử cho Giải thưởng Silvana S Film

'Thư gửi mẹ' - sản phẩm truyền thông thực hiện bình đẳng giới lọt vào top 7 đề cử cho Giải thưởng Silvana S Film
(PLVN) - Giải thưởng Silvana S Film là giải thưởng tôn vinh những bộ phim tài liệu xuất sắc về môi trường và giới trẻ, thuộc khuôn khổ chương trình LENScape: Documentary Shorts from Southeast Asia. Năm nay, Việt Nam tham gia Giải thưởng Silvana S Film với bộ phim tài liệu ngắn “Thư gửi mẹ” do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam đồng sản xuất với đạo diễn Hà Lệ Diễm.

Vẻ đẹp từ những thước phim

Vẻ đẹp từ những thước phim
(PLVN) - Thời gian đã phủ lớp bụi lên những thước phim cổ, tấm ảnh cũ, tuy nhiên giá trị của chúng không mất đi. Ngày nay, dù cuộc sống hiện đại hối hả, sôi động với nhiều âm thanh, màu sắc đa dạng trên truyền hình, nhưng nhiều người trẻ vẫn dành tình cảm cho các bức ảnh cũ, thước phim xưa.

Đắm say với “Tình ta Hà Tĩnh”

Cảnh đẹp Hà Tĩnh được nhạc sĩ Ngọc Lê Ninh đưa vào trong ca khúc "Tình ta Hà Tĩnh) (ảnh trong MV).
(PLVN) -  Sau 12 năm ấp ủ, nhà khoa học, nhà thơ, nhạc sỹ Ngọc Lê Ninh cho ra đời ca khúc mang tên “Tình ta Hà Tĩnh”. Với âm hưởng dân ca xứ Nghệ, ca khúc tôn vinh đời sống văn hóa, chính trị, phong tục tập quán, các địa danh nổi tiếng, các đặc sản biển rừng, văn hóa phi vật thể (Ví Dặm, Ca trù Cổ Đạm)... và một tình yêu nồng nàn với mảnh đất nơi đây.

Trao giải Cuộc thi 'Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu - Quốc Tử Giám qua hội họa'

Các tác phẩm hội họa đạt giải thưởng cao (ảnh P.V)
(PLVN) - Cuộc thi “Tiếng vang lịch sử: Diễn giải Văn Miếu-Quốc Tử Giám qua hội họa” là “sân chơi” lành mạnh nơi các bạn trẻ cùng nhau sáng tạo, cùng nhau tranh tài, thể hiện cảm xúc, quan điểm của mình qua các tác phẩm hội họa về các công trình kiến trúc, hiện vật, tượng thờ,… tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức

Cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với mục đích tìm kiếm người đẹp có đủ “sắc, tâm, tài” để quảng bá hình ảnh của tà áo dài Việt Nam, cuộc thi Hoa hậu Di sản áo dài Việt Nam 2024 lần đầu được tổ chức nhằm phát huy vai trò, năng lực của phụ nữ Việt Nam trong tiến trình hội nhập phát triển, quảng bá đất nước, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024

BTC thông tin về Liên hoan các Ban nhạc toàn quốc năm 2024. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Liên hoan các ban nhạc toàn quốc năm 2024 là dịp để các nghệ sĩ đến từ mọi miền cả nước quy tụ gặp gỡ, giao lưu học hỏi, chia sẻ và trao đổi những kinh nghiệm trong hoạt động nghệ thuật, nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, tiếp tục tạo ra những sản phẩm nghệ thuật có chất lượng phục vụ xã hội.

Quảng bá điện ảnh Việt Nam tại Hollywood

Thứ trưởng bộ VHTT DL Hồ An Phong cùng các nhà làm phim đến từ Việt Nam giao lưu với phó thị trưởng Los Angles.
(PLVN) - Vừa qua, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tổ chức chương trình xúc tiến Du lịch - Điện ảnh Việt Nam “Việt Nam - Điểm đến mới của Điện ảnh thế giới” tại toà nhà hiệp hội các đạo diễn - Tổ hợp Nhà hát DGA, thành phố Los Angeles, bang California, Mỹ.