Truy đuổi gây tai nạn chết người ở Bình Định: 3 lần họp liên ngành thống nhất tội danh

Một bút lục bị sửa số bút lục
Một bút lục bị sửa số bút lục
(PLO) - Trong quá trình giải quyết vụ án “Gây rối trật tự công cộng”, TAND tỉnh Bình Định đã 3 lần họp liên ngành cùng VKSND và Công an tỉnh Bình Định để thống nhất tội danh mà các bị can bị khởi tố, truy tố. Nhiều câu hỏi được gia định bị hại đặt ra liên quan tới những cuộc họp này.

Lo lắng thẩm phán xét xử chịu áp lực

Vụ án ban đầu được chuyển cho CQĐT Công an huyện Hoài Nhơn (Bình Định) xử lý vì cho rằng vụ tai nạn xảy ra ở khu vực huyện Hoài Nhơn. CQĐT Công an huyện Hoài Nhơn ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Phạm Linh Khương về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” nhưng chưa được VKSND cùng cấp phê duyệt.

Ngày 7/12/2017, tại Phòng PC45, Công an tỉnh Bình Định diễn ra cuộc họp 3 ngành gồm TAND tỉnh, VKSND tỉnh và Công an tỉnh Bình Định. Theo nội dung biên bản: Quá trình điều tra chưa làm rõ như xác định hành vi của nhóm Xuyên có rượt đuổi hay không rượt đuổi nhóm Phương. Cần xác định thời điểm nhóm Phương phát hiện nhóm Xuyên ở phía sau là khi nào, tại địa điểm nào và từ đó đến nơi xảy ra tai nạn là bao nhiêu mét? Từ vị trí xe Thi chở Lâm bị tai nạn đến chỗ xe Khương chở Phương bị tai nạn là bao xa? Dựng lại hiện trường theo lời khai của các nhân chứng để làm rõ tổng thể vụ án.

Vì lẽ trên, lãnh đạo 3 ngành thống nhất đề nghị CQĐT Công an huyện Hoài Nhơn dừng việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Khương. CQĐT Công an tỉnh Bình Định rút hồ sơ lên để xác minh, làm rõ.

Tiếp đến, ngày 24/4/2018, TAND tỉnh, VKSND tỉnh và Công an tỉnh Bình Định lại tiếp tục tổ chức họp liên ngành lần 2. Lần này, PC44 nói rằng nhóm Xuyên có hành vi sử dụng xe mô tô, cầm phảng, chạy với tốc độ nhanh, rượt đuổi xe nhóm Phương. Hành vi trên là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc xe Khương chở Phương bị tai nạn, hậu quả Phương chết. Do đó, vụ việc có dấu hiệu tội phạm xảy ra và hành vi của Xuyên, Nhật, Quân đủ yếu tố cấu thành tội phạm “Giết người”. 

Còn PC45 thì cho rằng không có hành vi rượt đuổi. Do đó, vụ việc xảy ra không có dấu hiệu tội “Giết người”. VKSND tỉnh lại cho rằng có hành vi rượt đuổi nhưng không có lời nói, hành vi đe dọa và khi nhóm Phương té ngã không xuống đánh mà bỏ đi. Việc rượt đuổi phải có mục đích. Do đó hành vi của nhóm Xuyên không có dấu hiệu tội “Giết người” mà cần xử lý tội “Gây rối trật tự công cộng”. Tòa đồng quan điểm với PC45 và VKSND tỉnh.

Ngày 11/5/2018, ba cơ quan tố tụng tỉnh Bình Định họp lần 3. Nội dung thống nhất quan điểm khởi tố, truy tố tội “Gây rối trật tự công cộng”. Lần này, 3 ngành thừa nhận, nhóm Xuyên có cầm phảng, có chạy xe tốc độ cao, có rượt đuổi sau xe của nhóm Phương. Nhưng không có căn cứ xác định nhóm Phương ý thức được sự nguy hiểm của việc rượt đuổi theo xe người khác có thể khiến người khác bị tai nạn. Bản thân Xuyên khai không ý thức tước đoạt mạng sống của người bị rượt đuổi. Đuổi theo chỉ để hỏi tại sao đập cửa, gây sự từ đó mới tính đến chuyện đánh nhau?! Do đó không có căn cứ xử lý tội “Giết người”.

Gia đình nạn nhân Nguyễn Bình Nhất Phương (SN 1988, ngụ huyện Phù Mỹ) cho biết, theo thông báo mở phiên tòa, thẩm phán được phân công xét xử là người chưa từng tham gia vào 3 lần họp liên ngành nói trên; chức vụ thấp hơn những lãnh đạo của TAND tỉnh Bình Định ký và đóng dấu trong biên bản họp liên ngành. Do đó người nhà bị hại cho rằng có thể tạo ra áp lực cho thẩm phán xét xử, ảnh hưởng đến tính công minh.

Một trong ba biên bản họp liên ngành có sự tham gia của TAND tỉnh Bình Định
Một trong ba biên bản họp liên ngành có sự tham gia của TAND tỉnh Bình Định

Bị can rời khỏi nơi cư trú?

Cũng theo gia đình bị hại phản ánh, việc họp liên ngành không chỉ có thể ảnh hưởng tới nguyên tắc xét xử độc lập của tòa án mà CQĐT Công an tỉnh Bình Định có dấu hiệu “tiết lộ bí mật điều tra”. Theo đó, tháng 9/2018, mới có kết luận điều tra. Vậy những cuộc họp liên ngành thống nhất từ trước tháng 9/2018 có phải đã vi phạm về bí mật điều tra. Quá trình điều tra, tòa án không hề có nhiệm vụ, chức năng, thẩm quyền được biết tiến trình, nội dung điều tra. Việc điều tra là của CQĐT Công an tỉnh Bình Định và nơi giám sát việc điều tra là VKSND tỉnh Bình Định.

Các luật sư bào chữa cho bị hại cung cấp nhiều bút lục có dấu hiệu bị sửa số. Ví dụ như Kết luận điều tra được đánh số bút lục 806 nhưng bị gạch bỏ và đánh số mới là 916; Biên bản ghi lời khai của Xuyên ngày 07/03/2018 ghi số bút lục 415a, sau lại sửa thành 515a và bị gạch bỏ sửa thành bút lục 515... Hoặc rất nhiều bút lục được đánh số (nhưng không đóng dấu) sau đó bị gạch bỏ và sửa thành số mới có đóng dấu. Như Biên bản họp liên ngành ngày 24/4 có đóng dấu bút lục số 202 nhưng phía trên có số 199 (không có dóng dấu) bị gạch bỏ…

Đặc biệt, bị can Xuyên bị VKSND tỉnh Bình Định cấm đi khởi nơi cư trú. Nhưng lệnh cấm mỗi lần chỉ kéo dài 15 ngày, sau đó có lệnh cấm mới. Trong lệnh cấm, VKSND tỉnh Bình Định ghi sai nơi buộc bị can Xuyên phải trình diện và không được rời khỏi. Theo đó, bị can Xuyên ở xã Mỹ Châu, huyện Phù Mỹ nhưng lệnh cấm lại ghi “bị can Xuyên không được phép rời khỏi xã Mỹ Châu, huyện Hoài Nhơn”.

Theo tìm hiểu của PV, bị can Huỳnh Hiệp Xuyên trong vụ án trên chính là người điều khiển xe máy SH, BKS: 77L1-303.79 xảy ra va chạm với xe máy BKS: 77L1-938.49 do anh Phạm Thanh Tuấn điều khiển. Vụ va chạm dẫn đến tranh cãi và Xuyên lên xe bỏ chạy khiến bạn anh Tuấn bức xúc xảy ra giằng co khiến một CSGT té ngã gây xôn xao dư luận vừa qua tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

Trao đổi qua điện thoại, ông Đặng Đức Long - Trưởng Công an xã Mỹ Châu nói có nhận được lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú của Xuyên nhưng không thấy Xuyên trình diện. Mặc dù Xuyên có địa chỉ cư trú ở xã nhưng hay đi lại khắp nơi. Người có liên quan đến vụ va chạm giao thông dẫn đến vụ lùm xùm “CSGT té ngã khi làm việc với dân” chính là Xuyên.

Nhằm làm rõ những thông tin liên quan đến vụ án, PV có 2 ngày tiếp cận với các cơ quan chức năng tỉnh Bình Định nhưng bất thành. Chánh Văn phòng TAND tỉnh Bình Định đề nghị PV lên gặp ông Nguyễn Thanh Trà – Phó Chánh án, người ký tên trong biên bản họp liên ngành. Nhưng khi PV lên phòng ông Trà thì vị Phó Chánh án đang họp và được yêu cầu chờ. Sau đó PV không thấy ông Trà đi ra, phòng tắt đèn và khóa trái cửa. Còn phía CQĐT Công an tỉnh Bình Định yêu cầu PV đến Phòng Tham mưu Công an tỉnh xin ý kiến về việc cung cấp thông tin nhưng Phòng Tham mưu nói không có chức năng yêu cầu CQĐT trả lời vì ngang cấp. Quay lại CQĐT thì PV bị từ chối trả lời với lý do không có chức năng phát ngôn. Phía VKSND tỉnh Bình Định yêu cầu PV để lại câu hỏi và sẽ trả lời sau.

Vụ án được đưa ra xét xử vào ngày 21/11 tới. Báo PLVN sẽ tiếp tục thông tin.

Đọc thêm

Vụ án tại Trung tâm R&D thuộc BQL Khu CNC TP HCM: Cựu lãnh đạo Sở KH&ĐT nhận tiền tỷ khi duyệt dự án

Bị cáo Minh tại một phiên tòa hồi tháng 7/2024. (Ảnh: Hải Duyên)
(PLVN) - Dự kiến từ ngày 15/1, TAND TP HCM sẽ đưa bị cáo Trần Thị Bình Minh (cựu PGĐ Sở KH&ĐT), Phan Tất Thắng (cựu Phó phòng Kinh tế) ra xét xử về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ trong vụ án xảy ra tại Trung tâm nghiên cứu triển khai Khu công nghệ cao (Trung tâm R&D) thuộc Ban Quản lý Khu công nghệ cao (BQLKCNC) TP HCM và các đơn vị liên quan.

Từ bạn tù đến đồng bọn ma túy, bộ ba lĩnh án chung thân

Các bị cáo tại phiên xét xử.
(PLVN) - Ngày 10/1, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án mua bán trái phép chất ma túy đối với 3 bị cáo: Nguyễn Phú Long Thành (SN 1976, trú phường Văn Chương, quận Đống Đa, TP. Hà Nội); Vi Xuân Hoài (SN 1954, trú xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An) và Kha Văn Minh (SN 1977, trú xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An).

Phúc thẩm vụ án 'thuê người đánh ghen' ở Bến Tre

Các bị cáo tại phiên xử. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Ngày 7/1/2025, TAND tỉnh Bến Tre mở phiên xử phúc thẩm với các bị cáo Lê Thị Trang (SN 1982), Phạm Thành Lộc (SN 1998), Đinh Văn Chăng (SN 2004), Lê Đoàn Thiên Phúc (SN 2004) và Đinh Văn Hùng (SN 1978) cùng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Cố ý gây thương tích”.

Bắt tạm giam chủ Mái ấm Hoa Hồng (TP HCM)

Tống đạt các quyết định tố tụng với hai bị can. (Ảnh: Công an cung cấp)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM mới ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam với Giáp Thị Sông Hương (51 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng tại quận 12) và quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bà Trang Mỹ Nhanh (72 tuổi, ngụ quận 12; bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng) để điều tra hành vi "Hành hạ người khác".

Dùng dao chém mẹ vợ, con rể lãnh 9 năm tù

Bị cáo gần tại phiên tòa.
(PLVN) - Cuối phiên xử sơ thẩm ngày 2/1/2025, TAND tỉnh Kiên Giang tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Gần (SN 1975, ngụ xã Hòa Thuận, huyện Giồng Riềng, Kiên Giang), 9 năm tù về tội "Giết người". Nạn nhân trong vụ án này là bà Trần Thị Tư (mẹ vợ của bị cáo).

Phạt tù 4 bị cáo chiếm đoạt hơn 300 triệu đồng của người dân qua mạng điện thoại

Các bị cáo Tài, Chương (hàng đầu), Thái và Phúc (hàng thứ 2) (từ trái sang) tại phiên tòa
(PLVN) - Ngày 23/12, TAND tỉnh Kiên Giang mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án đối với các bị cáo gồm Nguyễn Thông Thái (SN 1995), Dương Văn Tài (SN 2000), Trương Hán Chương (SN 2000) và Hồ Minh Phúc (SN 1995) về tội "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản". Các bị cáo cùng ngụ TP HCM.