Trượt ván Skateboard - trào lưu chưa bao giờ cũ

(PLO) - Khác với suy nghĩ của nhiều người, bộ môn trượt ván Skateboard không chỉ là một thú chơi mạo hiểm thời thượng và nhất thời của giới trẻ mà đã trở nên gần gũi và thân thiết với giới trẻ ở mọi lứa tuổi. 
Đối với những người đam mê được xem là một môn nghệ thuật, môn thể thao, một sở thích hoặc đơn giản hơn là một phương tiện giao thông thú vị. Đây còn là một sân chơi rộng mở, nơi các bạn kiên trì, bền bỉ tập luyện trong từng kỹ thuật, nơi thể hiện đam mê, sáng tạo, sự tự do, phóng khoáng của tuổi trẻ…
Trượt ván Skateboard - đặc thù mạo hiểm
Du nhập vào Việt Nam cách đây không lâu, nhưng những bộ môn “nghệ thuật đường phố” như: trượt ván, hip hop, trượt patin đã nhanh chóng trở thành sân chơi lành mạnh của giới trẻ. Vì đặc thù mạo hiểm, cá tính của bộ môn này nên phần đông người tham gia trình diễn thường là nam giới có sức khỏe và sự dẻo dai. Tuy nhiên, vẫn có nhiều bạn nữ đam mê và nguyện cống hiến hết mình cho bộ môn nghệ thuật đầy phiêu lưu này. 
Do kỹ thuật trượt ván phức tạp, đòi hỏi thao tác khó nên theo thời gian nó được nhìn nhận như một bộ môn nghệ thuật thú vị đầy cuốn hút. Ván trượt thường có hình dạng bầu dục, trên ván có các hoa văn họa tiết thể hiện tính cách, phong cách của chính chủ nhân. 
Kỹ thuật trượt ván cơ bản gồm các bước theo thứ tự như: Đứng trên ván, đẩy ván trượt, dừng ván, chuyển hướng, xoay ván trượt, kiểm soát ván trên không... Để nắm được những kỹ thuật trượt ván căn bản, họ phải luyện tập liên tục khoảng 5 tháng. Đối với những kỹ thuật khó hơn như các cú xoay đẹp mắt trên không thì phải mất khoảng 2 - 3 năm chăm chỉ rèn luyện.
Skate nếu nói khó thì cũng không phải, mà dễ thì lại càng không. Để chơi được môn này cần phải kiên trì và yêu thích nó thực sự mới có thể làm tốt. Trong skate có rất nhiều kỹ năng, chưa ai trên thế giới có thể làm hết được vì người giỏi kiểu này, người giỏi kiểu kia, nhưng cũng có thể nhắc đến một vài kỹ năng thông dụng mọi người đều làm được hết như: “Kick flip” - tức là dùng mũi chân làm cho ván xoay theo chiều dọc; “Pop shuvit 360” - làm ván xoay ngang 360 độ, “Back side” - cả ván lẫn người xoay theo 360 độ, cơ bản nhất là Ollie - làm cho ván bật lên không. 
Kỹ thuật này chỉ  cần nhảy lên nhưng phải làm được động tác đó thì sau này mới có thể dễ dàng làm các cấp độ khác. Với một người mới, để làm được những động tác đó cũng lắm gian nan, nhanh là khoảng 2-3 tháng, lâu thì 1 năm hoặc không bao giờ. Điều đó phụ thuộc vào năng khiếu, giống như các môn nghệ thuật khác.
Khó khăn và chấn thương
Việc trở thành một skater “chất” đòi hỏi sự gan góc, lòng đam mê và sự kiên định. Khó khăn đầu tiên người chơi thường gặp phải là sự phản đối của bố mẹ. Skateboarding là một môn thể thao mạo hiểm, do đó không một ông bố, bà mẹ nào yên tâm cho con mình tập luyện môn này. 
Thêm vào đó, ở Việt Nam sân chơi thực sự cho nhóm bạn trẻ này cũng chưa có. Trong mắt mọi người, trượt ván chỉ là một thú chơi của những cô, cậu trẻ chưa biết làm gì. Hơn hết là chưa có trường lớp đào tạo skateboarding, chính vì vậy độ nguy hiểm càng cao khiến bộ môn này chưa được  nhìn nhận như một môn thể thao theo đúng nghĩa.
Khi thấy con gái tập tành và đam mê môn thể thao có phần mạo hiểm này, lúc đầu gia đình Diệp Anh - một nữ skater đình đám phản đối kịch liệt. Bố mẹ cô nghĩ skateboarding sẽ làm xao nhãng trong học tập và ngay từ trong cái tên gọi thôi cũng khiến họ không thể nào yên tâm. 
Nhưng sau nhiều năm thuyết phục, họ cũng hiểu skateboarding là niềm đam mê lớn nhất của cô và từ đó, cả 2 người bắt đầu ủng hộ: “Dù vậy, bộ môn này có thành thạo đến đâu cũng không tránh được các tai nạn. Mình cũng đã bị chấn thương 2 lần rồi, 1 lần thì trẹo khuỷu tay và lần gần đây nhất cách đây 2 tháng, mình bị chấn thương ở cằm”.
Được biết, không chỉ riêng Diệp Anh mà hầu hết các bạn mới sẽ phải làm quen với việc gặp chấn thương: “Ngày nào cũng ngã và ngày nào cũng có chấn thương. Nặng thì có trường hợp gãy chân, còn chuyện bầm giập chân tay, trẹo chân là chuyện bình thường” – Khánh, một tín đồ của nghệ thuật đường phố tâm sự. Mỗi khi bị chấn thương, phương án mà các bạn thường làm là giấu gia đình. Tùng (đang học Đại học FPT) chia sẻ: “Có lần mình bị trật chân, đi cứ tập tễnh, nhưng trước mặt bố mẹ mình vẫn cắn răng cắn lợi đi bình thường”. 
Không chỉ có vậy, để tham gia loại hình này, người chơi buộc phải sắm cho mình một đôi giày tốt - đủ êm, đủ vừa. Và quan trọng nhất cũng như tốn kém nhất chính là ván trượt. Ván cũng có nhiều loại, tùy theo chất lượng có thể dao động từ 200.000 cho đến cả triệu đồng. Còn bạn nào thích phong cách có thể sắm thêm quần áo của mấy hãng skate nổi tiếng. Theo nhận xét từ những thành viên “kỳ cựu”, môn thể thao này có thể được xem là một trong những môn “đầu tư đắt giá”.
Mặc dù còn thiếu chỗ chơi, không mang lại bất cứ thu nhập nào mà lại luôn bị những cú ngã đau rình rập nhưng với các skater, trượt ván đã trở thành một niềm đam mê. Nó giúp họ cảm thấy phiêu lưu, phấn khích mỗi lần đứng trên ván trượt và nhất là cảm giác chiến thắng chính bản thân mình mỗi lần chinh phục được một động tác khó…

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.