Trường Sa: Kỳ lạ những đồi cát “biết đi”

Các chiến sĩ đi tuần trên đồi cát ở đảo Sinh Tồn Đông
Các chiến sĩ đi tuần trên đồi cát ở đảo Sinh Tồn Đông
(PLO) -Ở quần đảo chắn sóng phía Đông của tổ quốc thiên nhiên luôn vô cùng khắc nghiệt. Thế nhưng sự khắc nghiệt ấy cũng góp phần tạo nên những câu chuyện vô cùng thú vị và rất riêng ở nơi đầu sóng ngọn gió này...

Những đồi cát “biết đi”

Thoáng nghe thì có vẻ kỳ lạ nhưng đây lại là sự thật ở một số đảo ở Trường Sa. Một số đảo chìm và đảo nổi ở Trường Sa có những bãi cát trắng trải dài vươn ra phía biển.

Những bãi cát này không bao giờ đứng yên cả. Có những đồi cát chạy 1 vòng quanh đảo hết tròn 1 năm. Điều đó có nghĩa là hình dạng của các đảo ở Trường Sa cũng có sự thay đổi.

Theo tìm hiểu, quần đảo Trường Sa là các bãi san hô, rạn đá ngầm, cồn cát và các đảo chìm đảo nổi được hình thành bởi các miệng núi lửa đã “chết” hàng triệu năm.

Các miệng núi lửa này nhô lên gần mặt biển có hình vành khăn hoặc elip, bên trong là vùng nước nông hoặc hồ nước sâu tùy theo cấu tạo núi lửa xưa kia, còn phía ngoài là biển.

Vô vàn mảnh vụn san hô đời này qua đời khác được mẹ thiên nhiên trộn lẫn với sinh vật, cây cối chết, phân chim… hình thành chất mùn xốp ở mặt đảo.

Cát ở quần đảo Trường Sa được hình thành từ các tinh thể nhỏ trắng tinh, hoặc vàng vỡ ra từ san hô bởi va đập, sóng nhồi rồi vun lại thành bãi, thành đảo.

Nguồn gốc sự hình thành các hòn đảo ở Trường Sa không phải ai cũng biết, thế nhưng những ai công tác lâu năm ở nơi này nếu tinh ý đều có thể nhận thấy sự thay đổi vị trí của các đồi cát kỳ lạ kia. 

Về vấn đề này, ngay từ những thập niên 80 của thế kỷ trước, nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiểu về sự thay đổi hình dạng của các đảo ở Trường Sa theo mùa gió.

Trong nghiên cứu về “Động lực bồi tụ, xói lở bờ và sự thay đổi hình dạng đảo san hô Trường Sa” của Trần Đức Thạnh chỉ rõ các yếu tố khiến hình dạng của đảo thay đổi. Trong số đó đáng chú ý là sự thay đổi theo kỳ con nước triều và theo mùa gió... 

Một cán bộ công tác lâu năm trên đảo Sinh Tồn Đông cho biết, anh ở đây đã lâu và quan sát được sự thay đổi từ từ của 2 đồi cát trên đảo.

Phạm vi di chuyển của đồi cát này dao động trong bán kính khoảng 90 độ. Anh cũng cho biết thêm, ở một số đảo khác ngoài Trường Sa, có đảo doi cát di chuyển 180 độ hoặc là 360 độ trong vòng 1 năm. 

Đồi cát ở đảo Sinh Tồn Đông khá dài, đây là địa điểm các chiến sĩ tập luyện cũng như đi tuần tra quanh đảo. Theo quan sát, đồi cát ở đây khá rộng và dài, thời điểm đoàn chúng tôi ra thăm đồi cát này nằm ở phía Đông Nam của đảo.

Dải cát trắng dài hơn 100m có những chỗ phình to tới gần 20m. Tất nhiên sự di chuyển của đồi cát này không thể phát hiện bằng mắt thường qua ngày một ngày hai. 

Theo tìm hiểu từ các tài liệu và những câu chuyện được những người lính lâu năm làm việc tại Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân thì trên đảo Trường Sa Lớn, đảo Sơn Ca, đảo An Bang, đảo Sinh Tồn, đảo chìm Len Đao, đảo chìm Đá Tây... cũng có những bãi cát “biết đi” như ở đảo Sinh Tồn Đông. 

Trên đảo Trường Sa lớn có một bãi cát trắng rộng hàng ngàn mét vuông. Một lính đảo cho hay, vào khoảng tháng 9, tháng 10 đồi cát nằm ở phía Đông Nam của đảo. Nhưng khi gió mùa Đông Bắc thổi, doi cát này lại dần di chuyển về phía tây nam. Hành trình của đồi cát này cứ lặp đi lặp lại qua các năm.

Đồi cát ở đảo An Bang lại giống hình một chiếc vòi vươn ra biển ở bờ Nam. Mùa gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 9 hằng năm gió thổi mạnh, sóng biển đánh triền miên làm cho đồi cát dài từ bờ Nam chuyển dịch sang bờ Tây.

Từ tháng 10 trở đi khi gió mùa Đông Bắc thổi, doi cát này chuyển dịch sang bờ đông của đảo cho đến khoảng tháng 12 thì nó lại dịch chuyển dần về vị trí cũ.

Không chỉ đảo nổi mới có những đồi cát biết đi, đảo chìm cũng có và thậm chí đồi cát ở đảo chìm còn di chuyển ảo diệu hơn cả đảo nổi. Ở bãi san hô phía đông đảo chìm Đá Tây có một doi cát nổi lên, bãi cát này có chỗ cao gần 1 mét, di chuyển theo quỹ đạo rất biến ảo.

Tương tự, bãi cát san hô ở đảo đá Len Đao như một chiếc kim đồng hồ, di chuyển 1 vòng quay là đúng tròn 1 năm. 

Đồi cát mang hình bản đồ Việt Nam (nguồn internet)
 Đồi cát mang hình bản đồ Việt Nam (nguồn internet)

Đồi cát tạo hình tổ quốc

Qua các nghiên cứu và thực tế những người đã chứng kiến thì sự di chuyển lạ kỳ của các đồi cát bắt đầu từ sóng, gió và các con nước thủy triều.

Giữa biển khơi mênh mông, sóng gió và những dòng chảy đã hợp sức đẩy những doi cát từ nơi này đến nơi kia. Nhưng thiên nhiên còn tạo nên sự trùng hợp lạ kỳ, đó là hình thù của đồi cát trên đảo chìm Len Đao lại vô tình giống với hình bản đồ Việt Nam. 

Trong chuyến công tác Trường Sa, hành trình mà tôi tham gia không có điểm đến là đảo chìm Len Đao. Tuy nhiên, nghe những đồng nghiệp từng đến đây kể lại, đồi cát trên đảo chìm này mang một dáng hình đặc biệt.

Những con sóng, con nước triều cứ xô mãi làm cho đồi cát nơi đây cong như hình chữ S. Không ai biết từ bao giờ những con sóng lại vẽ lên đồi cát có hình thù thiêng liêng như vậy. 

Lạ kỳ ở chỗ, doi cát hình chữ S đó vẫn giữ nguyên hình dáng ấy mà quanh năm xoay tròn quanh đảo. Mùa tháng tư, tháng năm, cát từ theo hình chữ S ở phía Đông Bắc. Mùa giông gió cuối năm, hình hài Tổ quốc lại phát lộ ở hướng Tây Nam.

Tưởng tượng, lá cờ tổ quốc tung bay trên nóc đảo chìm, bên cạnh đó là dáng hình non sông hiện hữu giữa biển, sóng cứ dập dồn theo dáng hình đất nước, chắc hẳn ai cũng có cảm giác yên bình và thiêng liêng vô cùng. 

Nhiều đoàn công tác đã ra thăm đảo Len Đao trong thời gian gần đây nhưng không phải thời điểm nào người ta cũng có thể thấy đồi cát mang hình thù đặc biệt như vậy nữa. Tuy nhiên, dáng hình tổ quốc được tạo hình giữa biển khơi một cách tuyệt đẹp khi đó đã được một đồng nghiệp trong nghề lưu lại.  

Chỉ qua lời kể và nhìn hình ảnh thôi mà nhiều người không khỏi ngạc nhiên đặt ra câu hỏi vì sao thiên nhiên có thể làm nên điều kỳ diệu như thế? Không ngạc nhiên sao được, khi mà giữa mênh mông biển trời, ở cái phần cát nổi quanh năm hứng sóng, chịu gió lại xuất hiện một Việt Nam thu nhỏ năm này qua năm khác, lại còn cứ di chuyển theo định kỳ chẳng đổi...

Chắc hẳn, nhiều người lính từng làm nhiệm vụ trên đảo Len Đao, mỗi ngày canh gác hay đi tuần tra trên đồi cát hình Việt Nam ấy cũng ý thức được trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ chủ quyền nơi hải đảo xa xôi. Họ luôn là những người chiến sĩ kiên cường, sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng hi sinh vì biển đảo quê hương. 

Đến Trường Sa hôm nay, người ta có thể cảm nhận thiên nhiên tuyệt đẹp ở nơi này. Nhưng để có được những thành quả đó, thế hệ lớp lớp người đi trước đã phải gây xây dựng mọi thứ từ khi trên đảo chỉ có đá san hô, vỏ sò. Họ đã phải đối diện với cái nắng như thiêu đốt, với hơi nước biển mặn chát giữa trùng khơi... 

Sau gần 4 thập kỷ cải tạo, bằng sức người vun đắp, từ những dải đá san hô và cát trắng, Trường Sa đã sừng sững mọc lên với những công trình kiên cố.

Những công trình kinh tế kết hợp quốc phòng, hệ thống trường học, trạm y tế phục vụ quân dân… đã tạo cho các đảo diện mạo hiện đại và khang trang chẳng khác nào ở đất liền. Tuy nhiên, những nét đẹp mà thiên nhiên ban tặng quanh đảo vẫn được lưu giữ. 

Chắc hẳn dưới sự quyết tâm của các chiến sỹ đang ngày đêm canh giữ biển trời, nhiều năm sau nữa, khi ra thăm Trường Sa, người ta vẫn thấy một màu xanh bạt ngàn của biển, những đồi cát biết di chuyển quanh năm... 

Đọc thêm

Công tác phát triển Đảng trong giới nghệ sĩ Thủ đô: Những nút thắt cần tháo gỡ - Bài 1: Tự hào là người chiến sĩ trên 'mặt trận văn hóa'

Hà Nội có 97 tác phẩm xuất sắc được trao giải trong Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 4 năm 2024. (Ảnh: CTV)
(PLVN) -  Ngày 24/11/1946, tại Nhà hát Lớn TP Hà Nội, Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất đã diễn ra. Trong diễn văn khai mạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi. Văn hóa lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường và tự chủ”. Lá thư Người gửi giới họa sĩ và văn nghệ sĩ năm 1951 đến nay vẫn vẹn nguyên tính thời sự: “Văn hóa, nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.

Kiến tạo trong kỷ nguyên mới phải đột phá đi thẳng vào hiện đại

Quang cảnh Hội thảo. (Ảnh trong bài: V.Anh)
(PLVN) - Yêu cầu bao trùm trong kiến tạo kỷ nguyên mới là phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình “đột phá kép”. Một mặt, phải đột phá đi thẳng vào hiện đại, vào những lĩnh vực công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ số mà Việt Nam có lợi thế. Mặt khác, phải đột phá trong việc giải quyết triệt để những “điểm nghẽn”, những khó khăn đang kìm hãm, cản trở sự phát triển của đất nước.

Khẳng định vị thế quốc tế của Việt Nam trong giải quyết thách thức toàn cầu

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên thảo luận phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Ngày 19/11 (theo giờ địa phương), tại Rio de Janeiro, Brazil, Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm 2024 tiếp tục diễn ra với Phiên thảo luận về phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng dưới sự chủ trì của Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, Chủ tịch G20 năm nay. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và có bài phát biểu tại Phiên thảo luận.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Bàn làm chứ không bàn lùi

Quốc hội thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) -  Chiều 20/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Đa số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tán thành với chủ trương đầu tư dự án với tinh thần bàn làm chứ không bàn lùi.

Nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả của hoạt động giám sát

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Chiều 20/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội làm việc phiên toàn thể tại hội trường nghe các báo cáo về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành phiên họp.

Chủ tịch Hồ Chí Minh với Quốc hội Việt Nam: Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao của Nhà nước và Nhân dân

Bác Hồ phát biểu tại kỳ họp thứ năm Quốc hội Khóa I ngày 20/9/1955. (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Quốc hội nước ta được thành lập trong những năm chiến tranh chống xâm lược, do toàn dân tự do bầu cử, là đại biểu chân chính của nhân dân cả nước từ Bắc đến Nam. Đến nay, trước tình hình mới, nhiệm vụ mới, Quốc hội đã, đang cùng Nhân dân và Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ trọng yếu của quốc gia, đưa đất nước ta từng bước đủ “cơ đồ, vị thế, tiềm lực và uy tín” để “sánh vai với các cường quốc năm châu” .

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominica
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và hoạt động song phương tại Brazil, tối 19/11 (theo giờ địa phương, sáng 20/11 giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Las Americas, Thủ đô Santo Domingo, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominica theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Dominica Luis Abinader và Phu nhân.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ cuối: Quyết tâm và quyết tâm cao hơn nữa

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2024. (Ảnh: VGP).
(PLVN) -  Suy cho cùng, điều quan trọng nhất là chất lượng các đạo luật phải đáp ứng được yêu cầu kiến tạo để đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững, hùng cường và thịnh vượng, hội nhập quốc tế sâu rộng. Trên tinh thần đó, chúng ta đã cố gắng, càng cố gắng hơn nữa, đã quyết tâm, càng phải quyết tâm cao hơn nữa.

longformKế hoạch của Bộ Tư pháp về Tổng kết thực hiện Nghị Quyết số 18 - NQ/TW

Kế hoạch của Bộ Tư pháp về Tổng kết thực hiện Nghị Quyết số 18 - NQ/TW
(PLVN) - Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp về Tổng kết Nghị quyết 18- NQ/TW đã ban hành Kế hoạch tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 - NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới , sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng đăng toàn văn Kế hoạch:

Cần bổ sung tiêu chuẩn 'đầu vào' đối với nguồn đào tạo giáo viên

Quang cảnh phiên làm việc sáng 20/11. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Để đáp ứng vai trò, vị trí của nhà giáo, có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị, bổ sung quy định về tiêu chí, tiêu chuẩn đầu vào đối với nguồn đào tạo giáo viên tại các cơ sở đào tạo nguồn giáo viên, tránh tình trạng như nhiều năm qua, việc tuyển sinh đối với nhiều cơ sở đào tạo nguồn giáo viên có đầu vào gần như thấp nhất theo tiêu chuẩn xét tuyển so với nhiều ngành, lĩnh vực.

Bài cuối: Nghiên cứu hoàn thiện quy định về hoạt động “tái giám sát”

Một cuộc làm việc với các Bộ, ngành của Đoàn giám sát “Việc thực hiện các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 -2021”. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Với hoạt động “tái giám sát” hay “giám sát lại” lần đầu tiên được Ủy ban Thường vụ Quốc hội triển khai vừa qua đã nhận về nhiều ý kiến đồng tình, ủng hộ. Cạnh đó, một số chuyên gia cho rằng vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục hoàn thiện để hoạt động này mang lại hiệu quả, thiết thực, nhất là trong lĩnh vực sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã vốn đòi hỏi phải tiến hành khẩn trương để phục vụ Đại hội Đảng bộ các cấp.

Bài 4: Giám sát lại - thể hiện trách nhiệm đến cùng việc thực hiện các yêu cầu về sắp xếp đơn vị hành chính

Quang cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn tháng 8 năm 2024 - Ảnh quochoi.vn
(PLVN) -Trong Phiên họp thứ 36 tháng 8/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn để xem xét việc thực hiện của Chính phủ, các Bộ, ngành đối với 6 Nghị quyết về chất vấn và giám sát chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến hết năm 2023. Tại đây, các đại biểu dân cử cùng nhau làm rõ vấn đề nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thời gian qua.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
Sáng 19/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Phiên họp thứ nhất.