Có tới 10 trong số 18 ngành học của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội năm nay tuyển sinh cả khối A. Đây là những ngành học trước đó chỉ tuyển khối C, D. Trong cả nước, lượng thí sinh thi khối C ngày càng giảm.
Các ngành có tuyển sinh khối A gồm: Tâm lí học (mã ngành: 501), Khoa học quản lí (502), Xã hội học (503), Triết học (504), Chính trị học (507), Thông tin – Thư viện (605), Lưu trữ học và Quản trị văn phòng (606), Quốc tế học (608), Du lịch học (609), và Nhân học (614).
Lâu nay, có ý kiến cho rằng các ngành tuyển sinh của trường chỉ phù hợp với thí sinh thi khối C, D vốn có khả năng ghi nhớ, học thuộc.
Ông Đinh Việt Hải, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn cho biết, không có căn cứ nào ngoài thói quen, nếp nghĩ của một bộ phận thí sinh và trong xã hội, đồng nhất khoa học xã hội và nhân văn với văn, sử, địa hay với việc học thuộc lòng.
" Đó là quan niệm không đúng. Từ khi hình thành các khối thi tuyển sinh đại học A, B, C, D…. đã đưa giới hạn nhất định về nguồn tuyển đầu vào cho các ngành khi gắn A, B với tự nhiên, công nghệ và C, D với khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế …" - ông Hải giải thích.
Từ năm 2001 về trước, trường vẫn tuyển sinh khối A vào một số ngành nhưng khi đó, số thí sinh trúng tuyển khối A không phải ở mức điểm cao. Nhà trường đã dừng lại việc tuyển nguồn đầu vào từ khối A, B.
Một số năm gần đây, trong phạm vi kỳ thi "3 chung", ĐHQG Hà Nội đã chủ trương lấy mức điểm sàn cao để đón nhận những thí sinh có năng lực tốt nhất vào học.
Theo ông Hải, lý do năm nay trường quyết định tuyển sinh khối A không phải là để “hút thêm thí sinh dự thi” mà là để mở rộng nguồn tuyển đầu vào có chất lượng cao ngoài khối C, D. Đồng thời, những thí sinh có năng lực thi tuyển từ khối A và có nguyện vọng được học các ngành khoa học xã hội và nhân văn có cơ hội để thực hiện điều mà mình mong muốn.
Việc trường tuyển sinh thêm khối A cũng khiến nhiều thí sinh lo lắng. Bạn Hồng Dương (thí sinh dự thi khoa Tâm lý học năm 2010) chia sẻ: “Càng gần đến ngày thi,̀ em càng lo lắng, vì sợ số lượng thí sinh năm nay tăng cao do có thêm một khối thi, nên tính cạnh tranh sẽ cao hơn...”.
Quách Thị Tuyết sinh viên năm 2 của trường hào hứng: “Mình rất chào đón các bạn sinh viên khóa tới được tuyển từ nguồn khối A. Các bạn sẽ đem lại nét mới cho trường Nhân văn, đặc biệt là cân bằng hơn tỉ lệ nam nữ trong trường".
Khối C: Đìu hiu
Sau đợt thu nhận hồ sơ đăng ký dự thi ĐH các ngày 5 và 7/5 vừa qua, hiện tượng "hẻo" thí sinh khối C đã xuất hiện. Ở Sở GD&ĐT Hà Nội, số lượng hồ sơ khối C chỉ có 5,2% trong khi khối A chiếm đến hơn 55% , khối D gần 22%, khối B 13%... Có trường như THPT Việt Đức thu nhận gần 2.690 hồ sơ nhưng chỉ có 42 bộ hồ sơ thi vào các ngành khối C. Hay Trường THPT Nguyễn Gia Thiều cũng chỉ vỏn vẹn 6 học sinh đăng ký thi ĐH khối C, chiếm chưa đầy 1%.
Các ngành có tuyển sinh khối A gồm: Tâm lí học (mã ngành: 501), Khoa học quản lí (502), Xã hội học (503), Triết học (504), Chính trị học (507), Thông tin – Thư viện (605), Lưu trữ học và Quản trị văn phòng (606), Quốc tế học (608), Du lịch học (609), và Nhân học (614).
Lâu nay, có ý kiến cho rằng các ngành tuyển sinh của trường chỉ phù hợp với thí sinh thi khối C, D vốn có khả năng ghi nhớ, học thuộc.
Thu nhận hồ sơ đăng ký dự thi ĐH các tỉnh phía Bắc ngày 5/5. Ảnh: K.O. |
" Đó là quan niệm không đúng. Từ khi hình thành các khối thi tuyển sinh đại học A, B, C, D…. đã đưa giới hạn nhất định về nguồn tuyển đầu vào cho các ngành khi gắn A, B với tự nhiên, công nghệ và C, D với khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế …" - ông Hải giải thích.
Từ năm 2001 về trước, trường vẫn tuyển sinh khối A vào một số ngành nhưng khi đó, số thí sinh trúng tuyển khối A không phải ở mức điểm cao. Nhà trường đã dừng lại việc tuyển nguồn đầu vào từ khối A, B.
Một số năm gần đây, trong phạm vi kỳ thi "3 chung", ĐHQG Hà Nội đã chủ trương lấy mức điểm sàn cao để đón nhận những thí sinh có năng lực tốt nhất vào học.
Theo ông Hải, lý do năm nay trường quyết định tuyển sinh khối A không phải là để “hút thêm thí sinh dự thi” mà là để mở rộng nguồn tuyển đầu vào có chất lượng cao ngoài khối C, D. Đồng thời, những thí sinh có năng lực thi tuyển từ khối A và có nguyện vọng được học các ngành khoa học xã hội và nhân văn có cơ hội để thực hiện điều mà mình mong muốn.
Việc trường tuyển sinh thêm khối A cũng khiến nhiều thí sinh lo lắng. Bạn Hồng Dương (thí sinh dự thi khoa Tâm lý học năm 2010) chia sẻ: “Càng gần đến ngày thi,̀ em càng lo lắng, vì sợ số lượng thí sinh năm nay tăng cao do có thêm một khối thi, nên tính cạnh tranh sẽ cao hơn...”.
Quách Thị Tuyết sinh viên năm 2 của trường hào hứng: “Mình rất chào đón các bạn sinh viên khóa tới được tuyển từ nguồn khối A. Các bạn sẽ đem lại nét mới cho trường Nhân văn, đặc biệt là cân bằng hơn tỉ lệ nam nữ trong trường".
Khối C: Đìu hiu
Sau đợt thu nhận hồ sơ đăng ký dự thi ĐH các ngày 5 và 7/5 vừa qua, hiện tượng "hẻo" thí sinh khối C đã xuất hiện. Ở Sở GD&ĐT Hà Nội, số lượng hồ sơ khối C chỉ có 5,2% trong khi khối A chiếm đến hơn 55% , khối D gần 22%, khối B 13%... Có trường như THPT Việt Đức thu nhận gần 2.690 hồ sơ nhưng chỉ có 42 bộ hồ sơ thi vào các ngành khối C. Hay Trường THPT Nguyễn Gia Thiều cũng chỉ vỏn vẹn 6 học sinh đăng ký thi ĐH khối C, chiếm chưa đầy 1%.
Là địa phương nhận được lượng hồ sơ khá lớn (trên 92.000), cả tỉnh Thanh Hóa cũng có chưa đến 10% thí sinh chọn thi khối này. Trong khi đó, hồ sơ khối A là 52.290 bộ, khối B là 21.120 bộ. Giảm lượng hồ sơ của khối C cũng là xu hướng tiếp nhận những năm gần đây ở Sở GD-ĐT Nam Định. Năm nay, chỉ có chưa tới 2.500 bộ, chiếm chưa đến 5% hồ sơ. Con số này ở Hải Phòng cũng chưa đầy 2.000 trong tổng số 44.368 lượt đăng ký dự thi Kém gần 30 lần so với khối A là tình trạng ở Sở GD-ĐT TP.HCM. Chỉ có 3.000 trong số 140.000 bộ hồ sơ. Tương tự là con số khiêm tốn 1.218 hồ sơ đăng ký khối C trong số 24.000 bộ được thu nhận ở Văn phòng đại điện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM.
Theo