Trường hợp nào phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc?

Trường hợp nào phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc?
(PLVN) - Xin hỏi, những trường hợp nào phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc? (Trần Thanh - Hà Nội)

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 4 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam, các đối tượng sau đây phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:

1.Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:

1.1. Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

1.2. Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018);

1.3. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;

1.4. Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu đối với trường hợp BHXH Bộ Quốc phòng, BHXH Công an nhân dân bàn giao cho BHXH tỉnh;

1.5. Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

1.6. Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn;

1.7. Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc được áp dụng đối với các hợp đồng sau:

a) Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

b) Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

c) Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề;

d) Hợp đồng cá nhân.

1.8. Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài quy định tại Khoản 4 Điều 123 Luật BHXH;

1.9. Người lao động quy định tại các Điểm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5 và 1.6 Khoản này được cử đi học, thực tập, công tác trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương ở trong nước thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc;

2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (thực hiện từ ngày 01/01/2018 theo quy định của Chính phủ).

3. Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ.

Luật cũng lưu ý:

Người lao động quy định tại các Điểm 1.1 và 1.2 Khoản 1 Điều này là người giúp việc gia đình và người lao động quy định tại Khoản 1 Điều này mà đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng và trợ cấp hằng tháng dưới đây thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc:

a) Người đang hưởng lương hưu hằng tháng;

b) Người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50/CP ngày 26/7/1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn;

c) Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

d) Người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp cho những người đã hết tuổi lao động tại thời điểm ngừng hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 06/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp hàng tháng cho những người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động;

đ) Quân nhân, Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương; Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06/5/2010 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008; Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010 quy định về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương; Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa

Khi nào nuôi con nhỏ được hưởng trợ cấp?

(PLVN) - Bạn đọc Như Quỳnh (Bắc Ninh) hỏi: Tôi đang một mình nuôi ba người con (lớp 8, lớp 6 và lớp 5). Bốn mẹ con cùng một hộ khẩu và không chung với ai, không có nhà riêng mà đang phải đi thuê. Tôi hiện làm công nhân với mức thu nhập 5 triệu đồng/tháng. Xin hỏi, tôi có thuộc diện được hỗ trợ, trợ cấp gì không?

Đọc thêm

Thanh tra Chính phủ đề xuất thẩm quyền thanh tra lại

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Thanh tra Chính phủ đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra. Trong đó, quy định thẩm quyền thanh tra lại của Tổng Thanh tra Chính phủ, Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra tỉnh sau khi đã có kết luận thanh tra nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Quán cà phê mở nhạc gây tiếng ồn bị xử lý ra sao?

Quán cà phê mở nhạc gây tiếng ồn bị xử lý ra sao?
(PLVN) - Ông Nguyễn Ngọc Anh (Hà Nội) hỏi: Gia đình tôi sống ngay bên cạnh một quán cà phê. Hằng ngày, quán mở nhạc rất to, đến 23h nên ảnh hưởng đến sinh hoạt của các gia đình xung quanh. Đã vài lần tôi góp ý với chủ quán nhằm khắc phục tình trạng trên nhưng không hiệu quả. Tôi muốn hỏi việc gây tiếng ồn như trên của quán có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì bị xử phạt như thế nào?

Vi phạm về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện giao thông bị xử lý ra sao?

Ảnh minh họa
(PLVN) - - Bạn Trần Hà (Hai Bà Trưng, Hà Nội) hỏi: Hiện nay, không ít trường hợp lái xe đã uống rượu bia nhưng vẫn điều khiển phương tiện giao thông, gây nguy hiểm đối với người tham gia giao thông và những người xung quanh. Xin hỏi, quy định mức xử phạt cao nhất đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông như thế nào?

Công chức được điều động, tính thời gian nâng lương thế nào?

Công chức được điều động, tính thời gian nâng lương thế nào?
Bà Lò Thu Hương (Điện Biên) được tuyển dụng vào làm việc tại Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy ngày 16/8/2021, do có thời gian làm hợp đồng tại vị trí làm việc nên bà được miễn chế độ tập sự và được hưởng 100% mức lương bậc 1, hệ số 2,34 ngạch chuyên viên mã số 01.003. Ngày 1/9/2021, bà có quyết định của Huyện ủy điều chuyển sang Ban Tuyên giáo Huyện ủy.

Áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại TAND: Đối tượng nào được trợ giúp pháp lý?

Ảnh chỉ có tính minh họa.
(PLVN) -  Trường hợp người bị đề nghị là người chưa thành niên mà không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì Tòa án yêu cầu tổ chức thực hiện việc trợ giúp pháp lý như cử trợ giúp viên pháp lý, luật sư theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý hoặc Đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư cử luật sư để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Trường hợp nào chồng không được yêu cầu đơn phương ly hôn?

Trường hợp nào chồng không được yêu cầu đơn phương ly hôn?
(PLVN) - Bạn Đức Tuấn (TP Cần Thơ) hỏi: Tôi và vợ đã kết hôn được 1 năm và có con chung được 9 tháng tuổi. Tuy nhiên, hiện tại mối quan hệ giữa 2 vợ chồng có nhiều mâu thuẫn, mục đích hôn nhân không đạt được nên giờ tôi muốn ly hôn với vợ nhưng cô ấy không đồng ý. Vậy cho tôi hỏi tôi có được phép viết đơn ra Toà án để đơn phương ly hôn vợ không?

“Ma men” lái xe hết hạn đăng kiểm hất CSGT lên mui xe: Dấu hiệu của tội “chống người thi hành công vụ”

Hình ảnh tài xế hất chiến sĩ CSGT lên mui xe ô tô. (Hình chụp từ clip)
(PLVN) -  Hồi 13h ngày 24/12/2022, Tổ tuần tra kiểm soát thuộc Đội CSGT - Trật tự (Công an TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) làm nhiệm vụ trên đường Tô Hiến Thành, phát hiện ô tô BKS 19N-3347 đi hướng Lập Thạch - Vĩnh Phúc có dấu hiệu vi phạm. Khi CSGT ra tín hiệu dừng xe kiểm tra nồng độ cồn, tài xế bất ngờ điều khiển xe ô tô quay đầu bỏ chạy, đâm vào một chiến sĩ CSGT.

Hình phạt nào cho người rải đinh ra đường?

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Bạn Hồng Tươi (Ninh Bình) hỏi: Hành vi rải đinh trên đường quốc lộ luôn là nỗi lo, nỗi ám ảnh của rất nhiều người khi tham gia giao thông, bởi gây nguy hiểm cho người đi đường. Vậy xin hỏi, với vấn đề này thì pháp luật quy định như thế nào?

Hành vi vu khống bị xử lý như thế nào?

Hành vi vu khống bị xử lý như thế nào?
(PLVN) - Bạn đọc Nguyễn Hoàng Nguyên (trú quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội) hỏi: Qua theo dõi báo chí phản ánh, tôi thấy nhiều đối tượng lợi dụng mạng xã hội để tung tin bôi nhọ, vu khống ảnh hưởng đến danh dự của người khác gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Xin hỏi, theo quy định thì hành vi vu khống sẽ bị xử lý như thế nào?