Trường học còn lúng túng khi xử trí F0, F1

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Việc khoanh vùng xác định F1 chưa hợp lý dẫn đến nhiều học sinh phải nghỉ học trên lớp, chuyển sang học trực tuyến vì trong lớp có F0. Cá biệt có nơi cho cả lớp hoặc cả khối dừng học trực tiếp khi phát hiện F0 trong một lớp.

Ngày 17/2, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp trực tuyến với 63 tỉnh thành nhằm đánh giá tình hình mở cửa trường học của các địa phương.

Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nhận định, chủ trương đưa học sinh trở lại trường để học trực tiếp được ủng hộ, đồng tình. Song dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương.

Quy trình xử lý trường hợp F0, F1 tại cơ sở giáo dục còn lúng túng

Sau 10 ngày triển khai đưa học sinh quay trở lại trường học tập trực tiếp đã phát sinh một số vướng mắc, khó khăn. Trong đó, ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 trong học sinh, giáo viên ở một số địa phương tổ chức dạy học trực tiếp tăng mạnh.

Một số địa phương còn quan điểm khác nhau về thời gian, thời điểm, cách thức, quy mô cho trẻ em, học sinh đi học trực tiếp. Một số phụ huynh học sinh còn chưa yên tâm cho con trở lại trường học trực tiếp, đặc biệt đối với cấp học mầm non và tiểu học (trẻ dưới 12 tuổi chưa được tiêm vắc xin, trong khi dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp).

Quy trình xử lý tại các cơ sở giáo dục khi phát hiện các trường hợp học sinh F0; F1 tại gia đình hoặc trường học chưa thống nhất, còn lúng túng. Việc khoanh vùng xác định F1 chưa hợp lý dẫn đến nhiều học sinh phải nghỉ học trên lớp, chuyển sang học trực tuyến vì trong lớp có F0. Cá biệt có nơi cho cả lớp hoặc cả khối dừng học trực tiếp khi phát hiện F0 trong một lớp.

Khi tổ chức đưa học sinh đi học trực tiếp trở lại, có địa phương yêu cầu 100% học sinh phải xét nghiệp COVID-19, phần lớn kinh phí do phụ huynh chi trả gây phản ứng không cần thiết. Nhiều địa phương chưa tổ chức dạy học bán trú cho học sinh nên gây bức xúc, khó khăn cho phụ huynh và xã hội trong việc sắp xếp thời gian đưa đón con.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại cuộc họp.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại cuộc họp.

Bên cạnh đó, nhân lực y tế trường học còn thiếu và yếu ở nhiều địa phương dẫn đến phải huy động hầu hết cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác phòng, chống dịch. Kinh phí cho việc mua sắm thiết bị phòng, chống dịch trong các cơ sở giáo và vệ sinh khử khuẩn còn thiếu.

Để thực hiện đưa học sinh đến trường học trực tiếp thực sự an toàn, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, Bộ sẽ tiếp tục tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình dạy học trực tiếp. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế để đánh giá tình hình dịch bệnh trong trường học, kịp thời hướng dẫn, chỉ đạo đối với các tình huống phức tạp xảy ra. Nghiên cứu sửa đổi hướng dẫn xử lý các trường hợp F0, F1 trong trường học phù hợp với thực tiễn.

Bộ GD&ĐT cũng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các địa phương xây dựng kế hoạch nhất quán đối với việc đưa trẻ mầm non, học sinh đến trường đảm bảo an toàn. Quan tâm đầu tư kinh phí và nhân lực y tế cơ sở cho các trường học trên địa bàn để đảm bảo công tác phòng, chống dịch khi tổ chức các hoạt động giáo dục trực tiếp.

Để đảm bảo thống nhất trong xác định các ca lây nhiễm, Bộ Y tế cần xem xét, điều chỉnh về thời gian cách ly và số lần xét nghiệm, ban hành hướng dẫn và thống nhất với địa phương về việc test sàng lọc cho học sinh khi tới lớp. Đẩy mạnh việc tập huấn, hướng dẫn các địa phương trong việc điều trị, thuốc chữa bệnh cho trẻ em bị F0 nhằm tạo sự an tâm cho phụ huynh, đồng thuận trong dư luận xã hội.

Đối với nhóm học sinh, trẻ em chưa được tiêm vaccine cũng như an toàn trong tổ chức bếp ăn bán trú để Bộ GD&ĐT và các địa phương thống nhất trong chỉ đạo, điều hành. Cùng với đó, ban hành Sổ tay hướng dẫn cho nhà trường và phụ huynh việc chăm sóc trẻ em F0 tại nhà.

Không nên có quy định mọi học sinh phải test trước khi đến trường

Đại diện địa phương đều cho biết đã quan tâm chỉ đạo quyết liệt các giải pháp pháp thúc đẩy mở cửa trường học một cách an toàn; xác định đây không chỉ là việc của nhà trường, của ngành Giáo dục và Y tế, mà là của cả hệ thống chính trị. Ý kiến phát biểu đều thống nhất với các đề xuất của Bộ GD&ĐT.

Trong đó có việc Bộ Y tế xem xét, điều chỉnh quy định về thời gian cách li y tế và số lần xét nghiệm cho trường hợp F1; việc test sàng lọc học sinh khi tới lớp; hướng dẫn các địa phương trong điều trị cho trẻ em là F0; hướng dẫn chăm sóc trẻ em F0 tại nhà; hướng dẫn bảo đảm an toàn khi tổ chức ăn bán trú…

Liên quan đến các kiến nghị, đề xuất của Bộ GD&ĐT và các địa phương, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết: Về thời gian cách ly với F1, Bộ Y tế đã có hướng dẫn số 11042, quy định thời gian cách ly với F1 là 14 ngày. Tuy nhiên, ngày 16/1 quy định này đã được điều chỉnh, thời gian cách ly với F1 giảm còn 7 ngày với những người đã tiêm chủng vaccine.

Với trẻ từ 5 đến 11 tuổi chưa được tiêm vaccine, ông Nguyễn Trường Sơn cũng cho biết cơ bản đồng ý trên nguyên tắc giảm thời gian cách ly với F1 còn 7 ngày theo đúng thông lệ quốc tế, xét nghiệm khi phát hiện bệnh và sau 7 ngày (bằng test nhanh hoặc PCR).

Về việc test sàng lọc trước khi đến lớp, ông Nguyễn Trường Sơn khẳng định: không nên có quy định mọi học sinh phải test trước khi đến trường gây lãng phí. Về phòng chống dịch với trẻ chưa tiêm vắc xin và tổ chức bán trú, ông Nguyễn Trường Sơn ghi nhận và thể hiện quan điểm ủng hộ việc tổ chức bán trú cho học sinh và cho biết sẽ có hướng dẫn về điều kiện bảo đảm an toàn khi nhà trường tổ chức ăn bán trú. Cùng với đó, Bộ Y tế cũng sẽ sớm cập nhật và phổ biến hướng dẫn chăm sóc trẻ là F0 tại nhà.

Đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn khi học trực tiếp

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm: Việc đi học của trẻ là rất quan trọng, không phải chỉ khi có dịch mà cả khi không có dịch. Trẻ ở nhà trong thời gian dài có thể dẫn đến hệ lụy khôn lường, không chỉ về văn hóa, kiến thức, mà tác động lâu dài đến sự phát triển của trẻ. Không những thế, việc này còn ảnh hưởng đến nhân lực lao động (ông bà, cha mẹ chăm nuôi), từ đó ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Xác định phòng chống dịch bệnh COVID-19 là lâu dài, Phó Thủ tướng nhắc lại tinh thần phải khôi phục lại các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện bình thường mới, với phương châm thích nghi an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh. Bên cạnh đó, cần có sự chỉ đạo thống nhất trên toàn quốc nhưng không phải cứng nhắc.

Hoan nghênh Bộ GD&ĐT trong quyết tâm mở cửa trường học an toàn, Phó Thủ tướng lưu ý: với trường học cần rất chi tiết, phải liên tục cập nhật, tập huấn, hướng dẫn, truyền thông một cách xuyên suốt và phải làm rất nghiêm túc.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu kết luận cuộc họp.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu kết luận cuộc họp.

Đưa ra một số vấn đề cụ thể, Phó Thủ tướng lưu ý đầu tiên đến việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi. Cùng với đó, chấp nhận thực tế trẻ đi học đồng loạt thì ca nhiễm tăng, quan trọng là kiểm soát được tốc độ lây lan, có phương án xử lý ca nhiễm F0, F1 hợp lý, đặc biệt là hướng dẫn điều trị liên tục cập nhật. Riêng trẻ em chưa sử dụng được thuốc kháng virus, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Y tế có hướng dẫn cụ thể các loại thuốc có thể sử dụng trên tinh thần công khai, minh bạch.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Y tế cần sớm có văn bản về việc xét nghiệm trong trong trường học, việc này có bắt buộc không, xét nghiệm trong trường hợp nào, tần suất bao nhiêu. Với trẻ em bị bệnh nền, có vấn đề sức khỏe thì cụ thể thế nào - cần rất chi tiết, không chung chung. Đặc biệt, Bộ Y tế cần có ý kiến chính thức về vấn đề tổ chức học bán trú.

Khi cho trẻ đến trường vẫn cần duy trì hình thức học trực tuyến, học trên truyền hình kết hợp - đây là việc lâu dài cho giáo dục, không phải chỉ trong phòng chống dịch bệnh. Nhấn mạnh điều này, Phó thủ tướng đồng thời lưu ý công tác truyền thông cần thường xuyên, liên tục, tạo đồng thuận trong xã hội.

Đọc thêm

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế
(PLVN) -  Trong 2 ngày 17 và 18/10, tại Trường Đại học Quy Nhơn (Bình Định), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị Tập huấn công tác pháp chế và báo cáo viên pháp luật ngành giáo dục năm 2024 cho cán bộ làm công tác pháp chế của các sở giáo dục và đào tạo, cơ sở giáo dục đại học và trường cao đẳng sư phạm.

Bí mật số 87 - CYBERSPHERE: Sân chơi 'đậm chất luật' cho sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội

Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức.
(PLVN) - Chương trình “Bí mật số 87 - CYBERSPHERE” là hoạt động thường niên do Liên Chi Đoàn khoa Pháp luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức nhằm chào đón tân sinh viên chuyên ngành Luật Kinh tế. Qua hai chặng cạnh tranh khốc liệt, chặng thi thứ ba với chủ đề “Virtual Connections - Thiết kế cờ và chụp ảnh lớp” tạo không khí bùng nổ giữa các chi đoàn, đem đến sự gắn kết giữa các sinh viên...

Thầy cô và các em học sinh nói gì về quy định cấm học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học

Lớp học nói không với dùng điện thoại tại Trường THPT Đại Mỗ.
(PLVN) - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản gửi Trưởng phòng (GD& ĐT), các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị giáo dục nâng cao hiệu quả quản lý việc sử dụng điện thoại di động và các thiết bị thu, phát sóng trong nhà trường, tuyệt đối không để học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học. PV Báo PLVN đã ghi nhận thực tế ở một số trường THPT (công lập, tư thục) cho thấy rõ sự đồng thuận, nhất trí cao giữa nhà trường, các em học sinh và phụ huynh.

Truyền ngọn lửa tình yêu tiếng Việt

“Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ - Câu chuyện về chữ viết của tiếng Việt” là buổi tọa đàm do Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức mới đây.
(PLVN) - Là một người Việt Nam, chúng ta đã bao giờ thắc mắc chữ viết tiếng Việt ra đời như thế nào? Tại sao chúng ta hiện nay lại đang dùng văn tự Latinh, khác hẳn với các nước “đồng văn” xung quanh như Nhật Bản, Hàn Quốc? Chúng ta vẫn nói mình dùng chữ Quốc ngữ, vậy chữ Quốc ngữ là gì, ai đã tạo ra nó?Những câu hỏi này vẫn luôn “nóng” với nhiều thế hệ bởi chữ viết chính là một trong những thành tựu văn hóa nổi bật nhất của nền văn minh nhân loại, của một quốc gia, dân tộc.

Giáo viên đang chịu nhiều áp lực ngoài chuyên môn

Đừng đặt những áp lực ngoài chuyên môn lên vai thầy, cô giáo, để họ được toàn tâm, toàn ý vào sự nghiệp “trồng người”. (Nguồn: S.T)
(PLVN) - Tại nhiều trường học, các nhà giáo đang phải đối mặt với nhiều áp lực lớn khi ngoài truyền đạt kiến thức còn phải đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của phụ huynh, nhà trường và xã hội, thậm chí đôi lúc giáo viên còn phải kiêm thêm các nhiệm vụ ngoài lề không liên quan đến giáo dục.

Khi bạo lực học đường lên bàn nghị sự

Các đại biểu trẻ em tại phiên thảo luận Tổ. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bạo lực học đường vẫn luôn là vấn đề nhức nhối. Trong phiên thảo luận tổ của Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ II vừa qua, các đại biểu đã đưa ra những đề xuất từ góc nhìn trong cuộc sâu sắc, đa chiều về phòng, chống bạo lực học đường…

Người già và những hành trình khác

Người già và những hành trình khác
(PLVN) - Dù đã về hưu nhiều năm, trở thành những cụ ông, cụ bà, nhưng rất nhiều người cao tuổi vẫn tiếp tục năng nổ tham gia các hoạt động. Họ xóa bỏ định kiến về người già trong xã hội, trở thành tấm gương, nghị lực để thế hệ trẻ noi theo.