Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương vượt khó thực hiện thắng lợi mục tiêu

Bộ Trưởng/Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trong chuyến công tác tại trường.
Bộ Trưởng/Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trong chuyến công tác tại trường.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Mặc dù phải đối diện với nhiều khó khăn, nhưng với sự đồng lòng, năm học 2022-2023 thầy và trò Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương đã nỗ lực vượt khó, đạt nhiều chỉ tiêu đề ra, khẳng định vị thế là đơn vị đi đầu trong đào tạo nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS & MN)

Vượt khó đạt nhiều chỉ tiêu

Theo Hiệu trưởng Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nguyễn Tuấn Anh cho biết, năm học 2022 - 2023 là năm học đầu tiên Trường tuyển sinh theo Thông tư số 44/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy chế có nhiều điểm mới nên nhà trường gặp một số khó khăn trong việc kiểm tra, xác định khu vực thường trú của thí sinh; bên cạnh đó nhu cầu học hệ dự bị của học sinh cũng có xu hướng giảm nên cũng gây khó khăn lớn cho công tác tuyển sinh của các trường khối dự bị đại học nói chung và với nhà trường nói riêng. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo sát sao của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu; sự vào cuộc của toàn thể viên chức và người lao động nhà trường thì công tác tuyển sinh của nhà trường đã đạt và vượt chỉ tiêu được giao.

Bộ Trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh và Ban Giám hiệu nhà trường trong Lễ Khai giảng năm học mới 2023 - 2024.
Bộ Trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh và Ban Giám hiệu nhà trường trong Lễ Khai giảng năm học mới 2023 - 2024.

Về công tác bồi dưỡng, tổng số học sinh hoàn thành chương trình dự bị đại học là 840 em. Ngoài ra, nhà trường cũng đã tổ chức bồi dưỡng dự bị đại học cho 20 học sinh diện 30, cử tuyển do các trường đại học gửi học. Năm học này, nhà trường tiếp tục có nhiều học sinh thi THPT quốc gia, vì vậy chỉ có 475 học sinh được xét chuyển và đề nghị xét tuyển vào các cơ sở đào tạo, trong đó khối A1 là 19; khối A là 90; khối B là 73; khối C là 136; khối D1 là 152; khối C3 là 05.

Bên cạnh công tác bồi dưỡng chất lượng học sinh, nhà trường còn Xây dựng được môi trường giáo dục hạnh phúc, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc cho học sinh là một trong các nhiệm vụ quan trọng của toàn thể cán bộ, viên chức nhà trường; Phát động nhiều phong trào giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thông qua việc tổ chức Ngày hội Trải nghiệm Sắc màu các Dân tộc Việt Nam như : Không gian hát Xoan, Không gian hát Then, Không gian múa Xòe, Không gian điệu Khèn, các gian hàng ẩm thực vùng miền; Phát động và tổ chức phong trào thi đua phòng ở văn hoá, hoạt động tự quản trong khu ký túc xá, phong trào tự phục vụ tại bếp ăn tập thể... Ngoài ra nhà trường còn tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, các hoạt động nhân đạo, từ thiện...

Hiện nhà trường có tổng số 120 cán bộ viên chức và người lao động. Trong đó có 82 giáo viên, 21 viên chức hành chính phục vụ và 17 hợp đồng lao động. Đội ngũ giáo viên nhà trường đều đạt chuẩn và trên chuẩn. Về trình đồ chuyên môn, nhà trường 3 Tiến sỹ và 59 Thạc sĩ, 4 giáo viên có trình độ Cao học và 37 giáo viên có trình độ Đại học. 100% cán bộ viên chức của nhà trường đều chấp hành tốt các quy định của pháp luật; Đội ngũ nhà giáo, viên chức hành chính và người lao động xây dựng được văn hóa ứng xử lành mạnh, phát huy những giá trị tích cực về thuần phong, mỹ tục, nêu cao tinh thần tương thân, tương ái, thực sự gương mẫu là tấm gương cho học sinh noi theo.

Về kết quả năm học 2022-2023, nhiều chỉ tiêu đạt thậm chí vượt kế hoạch đề ra như: Tuyển sinh vượt 1.000 chỉ tiêu; 100% đơn vị thuộc Nhà trường hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên; 90% viên chức và người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, trong đó có 15-20% hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; 100% đạt danh hiệu "Tập thể - Lao động tiên tiến", 15 - 20% trở lên đạt danh hiệu "Tập thể Lao động xuất sắc"; 10-15% đạt danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở"; 25-30% cá nhân được Hiệu trưởng Nhà trường tặng Giấy khen; Thu nhập tăng thêm của viên chức và người lao động Nhà trường tiếp tục tăng so với năm học trước...

Đạt chỉ tiêu Bộ GD&ĐT giao

Xác định công tác tuyển sinh là một trong những công tác quan trọng hàng đầu, năm 2023 là năm đầu tiên Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao 1.100 chỉ tiêu.

Một hoạt động ngoại khóa của học sinh Trường Dự bị Đại học dân tộc Trung ương Việt Trì.

Một hoạt động ngoại khóa của học sinh Trường Dự bị Đại học dân tộc Trung ương Việt Trì.

Để hoàn thành nhiệm vụ, ông Nguyễn Tuấn Anh cho biết, Nhà trường đã thành lập Hội đồng tuyển sinh, giúp việc cho Hội đồng tuyển sinh có Ban tuyển sinh với các tiểu ban truyền thông, tiểu ban tiếp nhận và xử lý hồ sơ,... để tư vấn, hỗ trợ học sinh trong quá trình xét tuyển. Ban tuyển sinh đã nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, đổi mới trong công tác truyền thông nhằm đưa thông tin chính sách dự bị đại học dành cho con em đồng bào dân tộc thiểu số một cách rộng rãi; áp dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong quá trình tuyển sinh...

Kết quả, năm học 2023-2024, tổng số học sinh trúng tuyển nhập học là 1100 học sinh, tăng so với năm học trước. Trong đó, có 10 học sinh người dân tộc Kinh (0,9%) và 1090 học sinh người dân tộc thiểu số; 1 học sinh tuyển thẳng, 357 học sinh xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp THPT và 742 học sinh xét kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

“Nhà trường đã thực hiện công tác tuyển sinh theo đúng các quy định, hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ủy Ban Dân tộc; Công tác truyền thông tuyển sinh được triển khai đồng bộ có hệ thống, huy động toàn thể cán bộ giáo viên nhà trường tham gia; đã thông tin được chính sách dự bị đại học một cách rộng rãi đến con em đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa... Tuyển sinh năm học 2023-2024 tiếp tục ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong công tác tuyển sinh, chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm giúp cho công tác tuyển sinh thực hiện nhanh, gọn, hiệu quả đảm bảo công khai, nghiêm túc, công bằng”, Hiệu trưởng nhà trường đánh giá.

Cũng theo người đứng đầu Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương, về kế hoạch triển khai nhiệm vụ năm học 2023-2024, Nhà trường xác định chủ đề năm học 2023-2024 là “Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo; tiếp tục sắp xếp bộ máy Nhà trường phù hợp với nhu cầu thực tiễn, chủ trọng đổi mới theo chiều sâu, nâng cao chất lượng giáo dục của Nhà trường” với nhiều nhiệm vụ quan trọng được đặt ra, là một trong những địa chỉ tin cậy trong công tác giáo dục - đào tạo góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS & MN.

Đọc thêm

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta
(PLVN) - Nhân lễ Sene Dolta 2024 của đồng bào Khmer Nam bộ, ngày 27/9, ông Nguyễn Bình Tân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Bạc Liêu dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc mừng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước và các chùa Cù Lao, Cái Giá Giữa, Cái Giá Chót (xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu).

Nậm Pồ chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Các chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai tích cực đã góp phần nâng cao đời sống người dân.
(PLVN) - Những năm qua, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) thường xuyên đẩy mạnh thực hiện các chính sách chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên, từng bước xóa đói giảm nghèo, cuộc sống nâng cao rõ rệt.

Cao Bằng ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trường Trung học Phổ thông Lý Bôn (Bảo Lâm) tổ chức Hội thi tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã và đang tiếp tục phát huy hiệu quả chính sách, tăng cường công tác tuyên truyền, thực hiện hiệu quả Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số”, nhằm hướng tới mục tiêu đến năm 2025 ngăn chặn thành công tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Quảng Ninh sơ kết 3 năm về phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo

Quang cảnh hội nghị.
(PLVN) -Ngày 10/4, tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết số 06, “về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030” và đánh giá kết quả 3 năm thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) trên địa bàn tỉnh.

Hiệu quả trong công tác PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Móng Cái

Hiệu quả trong công tác PBGDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Móng Cái
(PLVN) - Trong những năm qua, TP Móng Cái (Quảng Ninh) luôn xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị. Sau 10 năm triển khai cho đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương đã gặt hái được những thành công và để thấy rõ những hiệu quả của công tác mang lại Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Hoàng Bá Nam, Tỉnh ủy viên, Bí thư Thành ủy Móng Cái về vấn đề này.

Bộ Công an trao tặng Công trình liên hợp cho Trường PTDT bán trú Tiểu học Pa Tần, Sìn Hồ, Lai Châu

Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an tháo băng gắn biển khánh thành nhà ở bán trú cho học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Pa Tần.
(PLVN) -  Chiều ngày 06/01/2024, Bộ Công an đã tổ chức Lễ trao tặng Công trình liên hợp Nhà ở, Nhà ăn, Nhà phụ trợ, phòng máy vi tính, thư viện cho Trường PTDT (Phổ thông dân tộc) bán trú Tiểu học Pa Tần, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an dự và phát biểu tại buổi lễ.

Các cấp, các ngành, địa phương phải dành sự quan tâm đúng mức đến công tác dân tộc

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chia sẻ, công tác dân tộc là nhiệm vụ khó khăn nên các Bộ, ngành địa phương phải quan tâm đến công tác này bằng cả tấm lòng. (Ảnh: VGP/Hải Minh)
(PLVN) - Dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024, do Ủy ban Dân tộc tổ chức chiều 2/1, Phó Thủ tướng đề nghị các cấp, các ngành, địa phương phải dành sự quan tâm đúng mức đến công tác dân tộc; linh hoạt trong việc triển khai các chính sách đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi phù hợp với văn hoá, phong tục, tập quán, điều kiện cụ thể của từng địa bàn, từng dân tộc, tránh tư duy máy móc.