Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn – 20 năm hành trình nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số và miền núi

Đội ngũ Giảng viên và Sinh viên Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn.
Đội ngũ Giảng viên và Sinh viên Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn tuy là trẻ nhất trong hệ thống các Trường Dự bị Đại học, nhưng có bề dày thành tích, trở thành địa chỉ giáo dục đào tạo tin cậy, bồi dưỡng dự bị đại học cho hàng chục nghìn học sinh dân tộc thiểu số và miền núi trên cả nước.

Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn được thành lập từ năm 2003, trên cơ sở tiền thân là Cơ sở II của Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương, với nhiệm vụ bồi dưỡng dự bị đại học cho học sinh (dân tộc thiểu số) DTTS thuộc 7 tỉnh Bắc Trung bộ (từ tỉnh Thừa Thiên Huế trở ra đến tỉnh Ninh Bình). Hiện nay, Nhà trường được giao nhiệm vụ thực hiện tuyển sinh, bồi dưỡng dự bị đại học cho học sinh sống ở khu vực kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn trong cả nước.

Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn đã trở thành địa chỉ giáo dục đào tạo tin cậy và luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, của các Bộ, ngành, địa phương. Từ mái trường này, đã có hơn 11.000 học sinh là con em của 31 DTTS thuộc 23 tỉnh, thành phố trưởng thành và hiện đang công tác, làm việc ở khắp mọi miền Tổ quốc; nhiều người được phân công giữ các chức vụ quan trọng, là những cán bộ lãnh đạo từ cấp Trung ương đến địa phương; họ đã có nhiều đóng góp trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng đồng bào DTTS, đưa miền núi tiến kịp miền xuôi.

Bộ Trưởng - Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh trong chuyến công tác tại Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn.

Bộ Trưởng - Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh trong chuyến công tác tại Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn.

Với những thành tích đã đạt được, Nhà trường đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng và danh hiệu cao quý, nhận Cờ Thi đua của Chính phủ, Cờ Thi đua của Bộ Giáo dục và Đào tạo; 2 cá nhân được tặng Huân chương Lao động Hạng 3; 3 cá nhân được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ… và nhiều thành tích khác khác dành cho các tổ chức Đoàn thể của nhà Trường, như: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho Đoàn Thanh niên Nhà trường; Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Cờ Thi đua và Bằng khen của Công đoàn Giáo dục Việt Nam; Khen thưởng của Tỉnh ủy Thanh Hóa, Thành ủy Sầm Sơn; Cờ Thi đua và Bằng khen của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam...

Trước những kết quả ấy, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc - Hầu A Lềnh nhận định: "Sự ra đời của Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn là minh chứng sinh động cho sự quan tâm hơn nữa của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung và lĩnh vực giáo dục dân tộc nói riêng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển và hội nhập hiện nay".

Để tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được trong chặng đường 20 năm qua, đặc biệt trong bối cảnh mới và có nhiều thách thức, thuận lợi đan xen, yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục và hệ dự bị đại học hiện nay, Bộ trưởng mong muốn thời gian tới, Nhà trường tiếp tục bám sát sự lãnh chỉ đạo của Ủy ban Dân tộc và Bộ Giáo dục và Đào tạo để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục; tăng cường tranh thủ các nguồn lực, đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác giáo dục đào tạo, bảo đảm phù hợp và theo kịp xu hướng giáo dục, đào tạo mới.

Các em sinh viên trong một buổi học ngoại khóa.

Các em sinh viên trong một buổi học ngoại khóa.

Với các em học sinh, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc nhắn gửi cần nỗ lực, phấn đấu nhiều hơn nữa trong học tập, tiếp tục thắp sáng niềm tin trên con đường lập nghiệp, sớm trở thành những công dân ưu tú, cống hiến tài năng và trí tuệ của mình cho sự nghiệp phát triển của bản làng, quê hương, đất nước: Các cháu được Đảng cho đi học phải ngoan ngoãn nghe lời thầy cô dạy bảo, phải chịu khó học tập để sau này có khả năng xây dựng bản làng, phục vụ các dân tộc. Bác dặn các cháu thuộc nhiều dân tộc ở nhiều địa phương khác nhau lại càng phải đoàn kết giúp đỡ nhau như anh em trong một nhà.

Chặng đường phía trước còn nhiều thử thách, nhưng với những thành tựu đã đạt được, với sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo các cấp, với tình yêu nghề và nhiệt huyết cống hiến của đội ngũ nhà giáo, với niềm tin vào sự lớn mạnh của Nhà trường, Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc tin tưởng và mong rằng: "Các thầy, cô giáo, cán bộ viên chức Nhà trường tiếp tục ra sức thi đua lập được nhiều thành tích mới; các em học sinh không ngừng học tập, tích lũy kiến thức, trau dồi về đạo đức, lối sống, phấn đấu đạt được ước mơ của mình dưới mái trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn tự tin bước vào các trường đại học".

Năm 2022, Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn được chuyển đơn vị chủ quản về trực thuộc Ủy ban Dân tộc theo Quyết định số 1127/QĐ-TTg ngày 26/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hiệu quả từ Dự án thực hiện bình đẳng giới và phát triển đời sống phụ nữ - trẻ em tại huyện rẻo cao

Một buổi truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và ra mắt "đia chỉ tin cậy tại cộng đồng"
(PLVN) -Với địa hình nhiều đồi núi phức tạp, kinh tế còn nhiều khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia đã đạt được những thành công bước đầu trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em nơi đây.

Thắp sáng niềm tin nơi vùng cao Kỳ Sơn: Hành trình đồng hành cùng phụ nữ và trẻ em

Chiến dịch truyền thông phòng, chống tảo hôn-hôn nhân cận huyết thống.
(PLVN) - Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Kỳ Sơn đã trở thành cánh tay nối dài của Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020-2025. Sứ mệnh này không chỉ là trách nhiệm, mà còn là lời cam kết bền bỉ trong hành trình nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho phụ nữ và trẻ em nơi đây.

Lan tỏa tinh thần đại đoàn kết các dân tộc ở Bạc Liêu

Quang cảnh Đại hội.
(PLVN) - Ngày 23/11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Bạc Liêu, đã diễn ra Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Bạc Liêu lần thứ IV - năm 2024. Ông Hầu A Lềnh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ, dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.

Dự án 8 - Cánh cửa mở ra cơ hội mới cho phụ nữ dân tộc thiểu số Nghệ An

Truyền thông phòng chống bạo lực gia đình chăm sóc sức khoẻ sinh sản và ra mắt mô hình "Địa chỉ tin cậy tại cộng đồng" huyện Tương Dương.
(PLVN) - Dự án 8 Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội với tinh thần "không ai bị bỏ lại phía sau," đã trở thành động lực mạnh mẽ thay đổi cuộc sống của hàng nghìn phụ nữ tại Nghệ An. Những hoạt động thiết thực của dự án không chỉ góp phần nâng cao nhận thức, cải thiện đời sống mà còn trao quyền và mở ra cơ hội mới, giúp phụ nữ dân tộc thiểu số tự tin khẳng định vị thế trong gia đình và xã hội.

Thay đổi nếp nghĩ cách làm của phụ nữ DTTS tại Quỳ Hợp

Hoạt động truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức làm mẹ an toàn, chăm sóc sức khoẻ trẻ em nâng cao nhận thức cho chị em đồng bào DTTS.
(PLVN) - Dự án 8 thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đang tạo nên sự thay đổi rõ nét tại huyện Quỳ Hợp (tỉnh Nghệ An). Bằng chứng là những chuyển biến tích cực, giúp chị em phụ nữ nơi đây tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong việc thay đổi tư duy và khẳng định vai trò của mình trong gia đình và xã hội.

Đầu tư hơn 41 tỷ làm 2,6km đường lên đèo Ái Âu

Đầu tư hơn 41 tỷ làm 2,6km đường lên đèo Ái Âu
(PLVN) - Tuyến tỉnh lộ 185 đoạn từ UBND xã Thượng Lâm đến đèo Ái Âu (Lâm Bình – Tuyên Quang) dài hơn 2,6km sẽ được đầu tư 41,25 tỷ đồng, trong đó có 39,95 tỷ đồng từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh Sa Pa
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) đã và đang đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng về giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, nhằm thay đổi nhận thức của bà con các dân tộc thiểu số, đặc biệt là lứa tuổi học sinh để các em có những định hướng đúng đắn cho tương lai.

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta

Lãnh đạo tỉnh Bạc Liêu thăm, chúc mừng sư sãi và đồng bào Khmer dịp lễ Sene Dolta
(PLVN) - Nhân lễ Sene Dolta 2024 của đồng bào Khmer Nam bộ, ngày 27/9, ông Nguyễn Bình Tân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Bạc Liêu dẫn đầu đoàn công tác đến thăm, chúc mừng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước và các chùa Cù Lao, Cái Giá Giữa, Cái Giá Chót (xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu).

Nậm Pồ chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Các chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai tích cực đã góp phần nâng cao đời sống người dân.
(PLVN) - Những năm qua, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) thường xuyên đẩy mạnh thực hiện các chính sách chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số. Nhờ đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên, từng bước xóa đói giảm nghèo, cuộc sống nâng cao rõ rệt.

Cao Bằng ngăn chặn tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trường Trung học Phổ thông Lý Bôn (Bảo Lâm) tổ chức Hội thi tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thời gian qua, tỉnh Cao Bằng đã và đang tiếp tục phát huy hiệu quả chính sách, tăng cường công tác tuyên truyền, thực hiện hiệu quả Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số”, nhằm hướng tới mục tiêu đến năm 2025 ngăn chặn thành công tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.