Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế tăng cường công tác pháp chế và giáo dục pháp luật để thực hiện tốt tự chủ và quản trị đại học trong tình hình mới

Tính đến năm 2024, trường ĐH Y- Dược, ĐH Huế đã đào tạo được hơn 34.000 cán bộ y tế trình độ ĐH và hơn 14.000 cán bộ y tế trình độ sau ĐH cho cả nước và quốc tế.
Tính đến năm 2024, trường ĐH Y- Dược, ĐH Huế đã đào tạo được hơn 34.000 cán bộ y tế trình độ ĐH và hơn 14.000 cán bộ y tế trình độ sau ĐH cho cả nước và quốc tế.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế là một trong các trường đại học (ĐH) khoa học sức khỏe trọng điểm hàng đầu của cả nước. Với sứ mạng “Đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, chuyển giao kỹ thuật và công nghệ, khám chữa bệnh, đáp ứng yêu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân”.

Để thực hiện mục tiêu “Phát triển Trường ĐH Y - Dược, ĐH Huế theo mô hình Trường - Viện đạt tiêu chuẩn cấp quốc gia vào năm 2030 và hướng tới đạt chuẩn quốc tế vào năm 2045” theo tinh thần Nghị quyết số 54/NQ-TW của Bộ Chính trị về việc xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 và thực hiện tự chủ đại học theo Luật Giáo dục ĐH, trường chú trọng đẩy mạnh công tác pháp chế và giáo dục pháp luật, đảm bảo việc tuân thủ và thực hiện đúng và đầy đủ các chính sách và quy định của pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, quản trị ĐH.

Tính đến năm 2024, trường đã đào tạo được hơn 34.000 cán bộ y tế trình độ ĐH và hơn 14.000 cán bộ y tế trình độ sau ĐH cho cả nước và quốc tế. Quy mô đào tạo hiện nay khoảng 10.000 sinh viên và học viên với 11 mã ngành đào tạo ĐH và 105 chuyên ngành đào tạo sau ĐH bao gồm Thạc sĩ, Tiến sĩ, bác sĩ nội trú, Chuyên khoa I, Chuyên khoa II. Tỷ lệ sinh viên có việc làm đúng chuyên ngành trong vòng 1 năm tốt nghiệp đạt khoảng 95%; số còn lại tiếp tục học sau ĐH như bác sĩ nội trú, cao học hoặc chuyên khoa.

Trường đã triển khai cải cách toàn diện chương trình đào tạo theo hướng dựa trên năng lực thực hành nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế kể từ năm 2018 theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của BCH TW về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, điển hình là chương trình đào tạo bác sĩ Y khoa và bác sĩ Răng Hàm Mặt với sự hợp tác với Trường Đại học Y khoa Harvard, Hoa Kỳ. Hiện nay, Trường đang tiếp tục đổi mới các ngành bác sỹ Y học cổ truyền, Dược học, bác sĩ Y học dự phòng, Điều dưỡng và 17 chuyên ngành đào tạo bác sĩ nội trú theo nguyên lý tích hợp, dựa trên năng lực.

Kể từ năm 2018, trong bối cảnh có nhiều thay đổi về các văn bản Luật và dưới luật, để thực hiện tốt công tác tự chủ và quản trị đại học, trường đã xác định công tác pháp chế và giáo dục pháp luật là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Trường đã cập nhật, nghiên cứu, nắm vững các văn bản pháp quy có liên quan và tích cực triển khai công tác soát, xây dựng hệ thống văn bản quản lý, điều hành đảm bảo kịp thời, hiệu lực và hiệu quả. Đã ban hành quy trình rà soát, xây dựng và ban hành các văn bản quản lý (VBQL), điều hành; xây dựng Tổ Thanh tra và Pháp chế vững mạnh với 04 cán bộ chuyên trách gồm 02 Thạc sĩ Luật và 02 Cử nhân Luật; tích cực tham gia nghiên cứu và góp ý hiệu quả các dự thảo văn bản pháp quy của các Bộ ngành, ĐH Huế và tỉnh Thừa Thiên Huế; cải cách mạnh mẽ giao dịch hành chính công đạt mức 4.0.

Trường ĐH Y- Dược, ĐH Huế

Trường ĐH Y- Dược, ĐH Huế

Trong năm 2024, trường tiến hành rà soát, ban hành kế hoạch xây dựng VBQL điều hành với tổng số hơn 100 văn bản, trong đó có 41 văn bản sẽ được ban hành mới hoặc rà soát sửa đổi, bổ sung. Trong quá trình xây dựng VBQL, điều hành, việc tổ chức lấy ý kiến được chú trọng nhằm phát huy quyền làm chủ, quyền đóng góp ý kiến của viên chức, người lao động đảm bảo tính công khai, minh bạch và sát với thực tiễn. Do đó, các văn bản khi được ban hành luôn phù hợp với thực tiễn, có tính khả thi, hiệu lực, và hiệu quả cao.

Công tác giáo dục pháp luật cũng luôn được trường chú trọng với nguyên tắc kết hợp tốt giữa giáo dục sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi và triết lý giáo dục với triển khai các văn bản quy phạm pháp luật mới. Với hệ thống điều hành tác nghiệp trực tuyến đạt mức 4.0 và hệ thống thư điện tử công vụ đã kịp thời truyền tải các văn bản pháp quy, các dự thảo văn bản góp ý đến từng viên chức, người lao động, học viên và sinh viên để nghiên cứu và thực hiện. Tuần sinh hoạt công dân học sinh sinh viên đầu năm học luôn được tổ chức tốt, đảm bảo 100% sinh viên tham gia đông đủ. Chương trình sinh hoạt phong phú, có tính thời sự.

Nhà trường luôn mời đại diện Ban tuyên giáo Tỉnh ủy để cập nhật, triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, mời Công an tỉnh và thành phố Huế triển khai các quy định của pháp luật về an ninh trật tự, phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội, an toàn giao thông; Lãnh đạo trường phổ biến đầy đủ các định hướng mục tiêu phát triển của Trường, các chủ trương, kế hoạch lớn, các chính sách, chế độ cho sinh viên, và các quy định của nhà trường.

Trong những năm qua, Trường Đại học Y - Dược, ĐH Huế luôn là đơn vị tiên phong và đi đầu trong công tác pháp chế và giáo dục pháp luật để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo hướng tích hợp dựa trên năng lực, đáp ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế. Đó là nền tảng vững chắc cho công tác tự chủ và quản trị đại học, góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ“Phát triển Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế theo mô hình Trường - Viện đạt tiêu chuẩn cấp quốc gia vào năm 2030 và hướng tới đạt chuẩn quốc tế vào năm 2045” theo tinh thần Nghị quyết số 54/NQ-TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị.

Tin cùng chuyên mục

Sông Tô Lịch (Hà Nội) (Ảnh: Dân trí).

“Sạch” từ ý thức mỗi người dân

(PLVN) -  Với những người yêu Hà Nội, mỗi khi có dịp đến thăm Thủ đô, cùng với sự thán phục, tự hào về sự phát triển của Hà Nội qua từng tháng, từng năm; thì vẫn còn đó một số băn khoăn: Vì sao con sông Tô Lịch chạy giữa lòng thành phố vẫn ô nhiễm, hôi hám, vì sao chất lượng không khí Hà Nội vẫn chưa cải thiện, vì sao tình trạng xả rác bừa bãi vẫn tồn tại ở một số nơi?

Đọc thêm

Loạt tin vui lớn dành cho người Ninh Bình

Cảnh Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (xã Yên Từ, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình).
(PLVN) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công nhận Lễ hội truyền thống Báo bản làng Nộn Khê (huyện Yên Mô) và Đền Thánh Nguyễn (huyện Gia Viễn, đều thuộc tỉnh Ninh Bình) là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Đồng thời, UBND tỉnh Ninh Bình công nhận khu vực thị trấn Thịnh Vượng đạt tiêu chí đô thị loại V, đánh dấu bước phát triển mới của huyện Gia Viễn.

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách

Đại biểu HĐND TP Cần Thơ lo ngại về một số dự án 'treo' gây lãng phí ngân sách
(PLVN) - Ngày 11/12, kỳ họp thứ 18 HĐND TP Cần Thơ khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026 (kỳ họp thường lệ cuối năm), bước vào phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Theo đó, đại biểu đã chất vấn nhiều vấn đề liên quan đến việc phát triển kinh tế - xã hội thành phố, đồng thời bày tỏ lo ngại về một số dự án “treo” gây lãng phí ngân sách.

Quảng Ngãi chỉ đạo đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân năm 2024

Quảng Ngãi chỉ đạo đốc thúc đẩy nhanh tiến độ giải ngân năm 2024

(PLVN) - Do nhiều nguyên nhân khiến tiến độ triển khai thực hiện một số dự án của tỉnh Quảng Ngãi chưa đáp ứng được yêu cầu so với kế hoạch, ảnh hưởng rất lớn đến công tác giải ngân vốn được giao. Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền có đánh giá và chỉ đạo, để đốc thúc tiến độ giải ngân.

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần
(PLVN) - Được xây dựng cách đây hơn 340 năm như một minh chứng về sự hình thành, phát triển của những ngành nghề thủ công gắn liền với địa phương, tuy nhiên ngôi Miếu Tổ sư (chùa Bà Thiên hậu Bửu Long hay Thiên Hậu cổ miếu) đang đứng trước nguy cơ bị tháo dỡ một phần để phục vụ dự án kè ven sông Đồng Nai.