Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội triển khai đào tạo trực tuyến trên hệ thống Hunre E-Learning

Giao diện chính của phần mềm Hunre E-Learning
Giao diện chính của phần mềm Hunre E-Learning
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từ năm 2024, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội sẽ triển khai mô hình giảng dạy tích hợp (blended learning) kết hợp giữa đào tạo truyền thống và đào tạo trực tuyến nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển quy mô đào tạo gắn chặt với tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin vào quy trình giảng dạy.

Hiện nay, phương tiện học trực tuyến đã trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống giáo dục của nhiều trường đại học tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Việc ứng dụng các phần mềm đào tạo trực tuyến không chỉ giúp cho việc tổ chức các chương trình đào tạo và quản lý khóa học trở nên thuận tiện hơn mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cả sinh viên, học viên và giảng viên.

Đáp ứng xu hướng này, sáng ngày 21/3, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tổ chức một sự kiện giới thiệu và tập huấn cho cán bộ và giảng viên về việc sử dụng phần mềm đào tạo trực tuyến Hunre E-learning trong quá trình giảng dạy. Điều này đánh dấu một bước tiến mới trong việc tận dụng công nghệ để nâng cao chất lượng giáo dục tại trường.

Trong buổi tập huấn, PGS.TS Hoàng Anh Huy - Hiệu trưởng Nhà trường đã giới thiệu về phần mềm đào tạo trực tuyến Hunre E-Learning. Đây là một phần mềm được các giảng viên của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tự xây dựng trên nền tảng mã nguồn mở, cho phép tổ chức, quản lý và triển khai các hoạt động học trực tuyến.

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội triển khai đào tạo trực tuyến trên hệ thống Hunre E-Learning  ảnh 1

PGS.TS Hoàng Anh Huy - Hiệu trưởng Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội phát biểu trong buổi tập huấn

Nhằm đảm bảo việc sử dụng phần mềm này trong giảng dạy diễn ra hiệu quả, nhà trường đã cấu hình một máy chủ riêng phục vụ cho đào tạo E-Learning. Đồng thời, nhà trường đã đầu tư vào hạ tầng mạng, trang thiết bị công nghệ thông tin, phòng quay Studio, đường truyền và dịch vụ internet. Những nỗ lực này nhằm tối ưu hóa việc hỗ trợ cho giảng viên và sinh viên trong quá trình dạy và học trực tuyến.

Cũng theo PGS.TS Hoàng Anh Huy, sau quá trình xây dựng và thử nghiệm, phần mềm đào tạo trực tuyến Hunre E-Learning đã chứng minh hiệu quả của nó bằng việc sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho học viên, giảng viên và Nhà trường. Cụ thể, phần mềm sẽ giúp tiết kiệm chi phí đào tạo, cập nhật thông tin lớp học một cách nhanh chóng, tạo ra môi trường tương tác cao giữa học viên và giảng viên thông qua việc trao đổi thông tin và thảo luận, đa dạng hóa phương pháp dạy và học cũng như đánh giá kết quả người học.

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội triển khai đào tạo trực tuyến trên hệ thống Hunre E-Learning  ảnh 2

Các thầy cô của Trường trực tiếp trải nghiệm và sử dụng phần mềm ngay trong buổi tập huấn

Với tính năng Stream attendance của phần mềm cho phép theo dõi tiến độ học tập của sinh viên, học viên theo thời gian thực, từ đó giúp giảng viên quản lý lớp học một cách hiệu quả hơn. Dưới sự hướng dẫn của giảng viên, sinh viên trở nên chủ động hơn trong việc tổng hợp kiến thức và tự học cả trong và ngoài lớp học. Ngoài các tài liệu giáo trình và bài giảng do giảng viên biên soạn, sinh viên còn được truy cập vào một thư viện số đa dạng để tự học và tự nghiên cứu.

Triển khai Hệ thống Hunre E-Learning hứa hẹn mang lại một môi trường học tập hiện đại và hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở mức độ cao hơn. Sinh viên có cơ hội làm quen với việc lập kế hoạch học tập phù hợp với bản thân, tự định hướng trong học tập và thực hiện kế hoạch học tập một cách hiệu quả.

Với phần mềm Hunre E-Learning, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội hoàn toàn có thể tự chủ trong việc triển khai công tác đào tạo trực tuyến. Dựa trên lộ trình đào tạo, các Khoa và Bộ môn có thể lựa chọn các học phần để tổ chức đào tạo trực tuyến, đảm bảo rằng ít nhất 10% các học phần sẽ được tổ chức trực tuyến trong năm học 2024-2025. Các học phần được đăng ký để giảng dạy trực tuyến tại Trường phải tuân thủ đầy đủ các quy định trong Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT ngày 05/02/2024 về Chuẩn cơ sở giáo dục đại học.

Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội là một trường Đại học công lập trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trường đang đào tạo 23 ngành trình độ đại học và 06 ngành trình độ thạc sĩ. Từ ngày 05 tháng 03 năm 2024, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội bắt đầu tiếp nhận thông tin xét tuyển của thí sinh trên hệ thống tuyển sinh của Nhà trường https://tuyensinh.hunre.edu.vn

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Nghị quyết 57-NQ/TW và sự bứt phá của các trường đại học

Đưa khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thực sự trở thành động lực để hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Nghị quyết 57-NQ/TW đã và đang tạo ra sức sống mới, quyết tâm mới, động lực mạnh mẽ cho giáo dục đại học ở Việt Nam. Ở một số lĩnh vực, ngành nghề trọng điểm, Nghị quyết thực sự đi vào thực tế đồng hành cùng ngành Giáo dục và các trường đại học, các cơ sở nghiên cứu, các nhà khoa học rút ngắn lộ trình hành động để cán đích...

Những ngày đầu Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực: Giáo viên, học sinh tuân thủ để việc dạy, học thêm vào nền nếp

Một tiết học trên trường của học sinh. (Ảnh: Fanpage Trường THCS Xuân Đỉnh)
(PLVN) - Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT (Thông tư 29) đã có hiệu lực từ ngày 14/2/2025, dẫn đến những thay đổi quan trọng trong việc dạy và học thêm. Bớt áp lực, thêm tự chủ nhưng cũng không ít khó khăn, giáo viên, học sinh và phụ huynh đang từng bước thích nghi để tìm ra nhịp điệu mới cho giáo dục.

Khảo sát sơ bộ đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục (chu kỳ 2) tại Trường Đại học TDTT Bắc Ninh

Khảo sát sơ bộ đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục (chu kỳ 2) tại Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
(PLVN) - Ngày 14/02/2025, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội (Trung tâm KĐCLGD-ĐHQGHN) đã phối hợp với Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh tổ chức khảo sát sơ bộ đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục (CSGD) - Chu kỳ 2 - của Nhà trường theo Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Để 'mỗi ngày đến trường là một ngày vui'

Ảnh minh họa
(PLVN) - Gần 50 năm trước, năm 1978, lần đầu tiên khẩu hiệu “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” xuất hiện tại Trường phổ thông cơ sở Thực nghiệm ở Hà Nội do Giáo sư Hồ Ngọc Đại đề nghị thành lập; với phiên bản chính xác là: “Đi học là hạnh phúc - mỗi ngày đến trường náo nức một niềm vui”.

“Đánh thức” tiềm năng khoa học - công nghệ ngay từ môi trường phổ thông, đại học

Để nâng cao chất lượng đào tạo công nghệ - khoa học trong nhà trường, rất cần sự đầu tư cả về công sức, tiền bạc. (Ảnh minh họa trong bài - Nguồn: PV)
(PLVN) - Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo luôn được coi là cơ sở quan trọng hàng đầu cho sự phát triển nhanh, bền vững. Tuy nhiên, để ngành khoa học - công nghệ Việt Nam đi lên tầm cao mới cần đầu tư ngay tại cấp bậc giáo dục phổ thông, đại học.

Quản lý dạy thêm, học thêm là sự thay đổi nhận thức của xã hội

Sẽ thay đổi thi cử, đánh giá để hạn chế dạy thêm, học thêm. (Ảnh minh họa: TPO)
(PLVN) - Từ hôm nay (14/2), Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD &ĐT) quy định về dạy thêm, học thêm chính thức có hiệu lực. Thủ tướng Chính phủ đã có yêu cầu xử nghiêm các trường hợp vi phạm. Giáo viên cần tuân thủ các quy định để tránh trường hợp bị xử lý đáng tiếc.