Trường Đại học Đồng Tháp hỗ trợ nửa tỷ đồng cho chức danh Giáo sư

Trường Đại học Đồng Tháp
Trường Đại học Đồng Tháp
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trường Đại học Đồng Tháp có mức hỗ trợ tối đa là 500.000.000 đồng/người đối với viên chức của Nhà trường được bổ nhiệm chức danh Giáo sư.

Trong xã hội phát triển, các cơ sở giáo dục đại học đều hướng đến đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Để có thể đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về nhu cầu nhân lực trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số, một trong những tiền đề là đội ngũ giảng viên (GV) phải có trình độ chuyên môn cao.

Bên cạnh đó, đội ngũ GV có học vị, học hàm còn là một điều kiện quan trọng đáp ứng yêu cầu mở ngành đào tạo các hệ đại học, cao học và nghiên cứu sinh theo quy định của Thông tư 17.7/2021/TT-BGDĐT ngày 22/6/2021 về xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học.

Vì thế, để đảm bảo nhân lực duy trì ngành và mở ngành đào tạo mới, các trường đại học thường định hướng và yêu cầu các GV làm nghiên cứu sinh để có học vị Tiến sỹ, với những người có bằng Tiến sỹ rồi thì có kế hoạch để đạt chuẩn chức danh Phó Giáo sư (PGS) hay Giáo sư (GS).

Trong bối cảnh đó, các trường đại học đều có những chính sách “khuyến học” đối với đội ngũ GV để nâng cao trình độ và chất lượng chuyên môn. Trường Đại học Đồng Tháp là một trong những cơ sở giáo dục đại học có kế hoạch và chiến lược phát triển đội ngũ GV, đồng thời có chính sách ưu tiên, hỗ trợ GV phấn đấu đạt được học vị, học hàm với những tiêu chuẩn thật “đáng nể”, cụ thể:

Hỗ trợ nghiên cứu sinh (NCS): Viên chức đi học theo diện được quy hoạch đi đào tạo, bồi dưỡng của Trường, có cam kết thực hiện nghĩa vụ theo quy định và học đúng ngành/chuyên ngành theo quy hoạch: mức hỗ trợ tối đa trong suốt khóa học từ 130.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng/người;

Viên chức đi học không theo diện được quy hoạch đi đào tạo, bồi dưỡng của Trường hoặc đi học không đúng ngành/chuyên ngành theo quy hoạch, có cam kết thực hiện nghĩa vụ theo quy định: được Hội đồng xét hỗ trợ kinh phí đi đào tạo quyết định từng trường hợp cụ thể căn cứ vào nhu cầu của đơn vị đối với chuyên ngành viên chức đăng ký đi đào tạo, mức hỗ trợ tối đa: 90 triệu đồng/người.

Bên cạnh đó, còn có định mức hỗ trợ viên chức bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ là 25.000.000 đồng/người. Viên chức bảo vệ luận án Tiến sĩ đúng hạn hoặc sớm hơn tiến độ thì được hỗ trợ thêm 5.000.000 đồng/người.

Ngoài hỗ trợ kinh phí cho GV đi học NCS, nhà trường còn hỗ trợ kinh phí đi lại “khi bảo vệ Luận án Tiến sĩ sẽ được hỗ trợ một lượt đi và về vé máy bay (giá vé tiết kiệm) và được thanh toán kèm theo một lượt đi và về vé máy bay (giá vé tiết kiệm) của 01 người thân trong gia đình. Khi nhận bằng Tiến sĩ sẽ được hỗ trợ một lượt đi và về vé máy bay (giá vé tiết kiệm).

Nhà trường cũng có chính sách hỗ trợ viên chức đi học thạc sĩ, học lý luận chính trị cao cấp, trung cấp hoặc đi bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng - An ninh,... với các mức hỗ trợ khác nhau.

GS. TS. Hoàng Bá Thịnh

GS. TS. Hoàng Bá Thịnh

Đặc biệt, từ năm 2023 nhà trường có chính sách hỗ trợ kinh phí đối với viên chức được Nhà trường bổ nhiệm chức danh GS, PGS theo mức khoán sau:

+ Mức hỗ trợ tối đa là 500.000.000 đồng/người đối với viên chức của Nhà trường được bổ nhiệm chức danh GS, với tổng mức hỗ trợ tối đa không quá 01 tỷ đồng/năm. Mức hỗ trợ này đã bao gồm tiền hỗ trợ công tác phí 02 lần bảo vệ, 01 lần đi nhận chứng nhận học hàm, các khoản lệ phí phải nộp và các chi phí khác có liên quan (nếu có).

+ Mức hỗ trợ tối đa là 250.000.000 đồng/người đối với viên chức của Nhà trường được bổ nhiệm chức danh PGS, với tổng mức hỗ trợ tối đa không quá 01 tỷ đồng/năm. Mức hỗ trợ này đã bao gồm tiền hỗ trợ công tác phí 02 lần bảo vệ, 01 lần đi nhận chứng nhận học hàm, các khoản lệ phí phải nộp và các chi phí khác có liên quan (nếu có).

Mức hỗ trợ cụ thể được Hội đồng xem xét hỗ trợ trên cơ sở khả năng ngân sách của Nhà trường, tính cấp thiết, mức độ đóng góp vào công tác mở mã ngành, số tăng chỉ tiêu đào tạo. Viên chức nhận hỗ trợ phải cam kết phục vụ cho Trường tối thiểu là 10 năm (đủ 120 tháng) tính từ ngày có quyết định công nhận, trường hợp đặc biệt có số năm cam kết phục vụ thấp hơn sẽ do Hội đồng quyết định.

Theo hiểu biết của người viết bài này, có lẽ Trường Đại học Đồng Tháp là trường đại học đầu tiên và duy nhất có chính sách hỗ trợ GV khi được công nhận học hàm GS hoặc PGS. Mức hỗ trợ thật đáng ngưỡng mộ, gấp hơn 210 lần mức lương cơ sở hiện nay đối với GV được công nhận học hàm GS; và hơn 110 lần mức lương cơ sở đối với GV được công nhận PGS.

Không chỉ có chính sách hỗ trợ viên chức nhà trường đào tạo nâng cao trình độ, Trường Đại học Đồng Tháp còn có chính sách “chiêu hiền đãi sĩ”. Người có học vị Tiến sĩ về Trường làm việc được nhà trường chi trả chính sách ưu đãi 250 triệu đồng/người; được nhà trường xem xét và bố trí nhà ở công vụ miễn phí (mức ưu đãi của trường cho viên chức tuyển dụng mới có học vị Tiến sĩ và học hàm PGS là 300 triệu/người và GS là 350 triệu đồng/người)

Vừa bước qua tuổi hai mươi, Trường Đại học Đồng Tháp là một cơ sở giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh vực, đã khẳng định được vị thế của mình trong hệ thống các trường đại học, cao đẳng của cả nước.

Thực hiện sứ mạng “Đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, đa lĩnh vực, trong đó khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên là nòng cốt; nghiên cứu khoa học và cung cấp các dịch vụ cộng đồng; góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước” và tầm nhìn “Trở thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học có chất lượng cao của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á”.

Với chính sách thu hút người tài, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ GV nâng cao trình độ chuyên môn, nhà trường đã và đang thực hiện sứ mạng và tầm nhìn trong quá trình phát triển bền vững.

Tính đến tháng 12/2023, Trường Đại học Đồng Tháp có 543 viên chức và nhân viên; trong đó có 392 giảng viên với 13 Phó Giáo sư - Tiến sĩ, 101 Tiến sĩ, 262 Thạc sĩ, 16 Đại học (12 GVMN và 04 Trợ giảng).

Về đào tạo: Trường có 01 chuyên ngành trình độ tiến sĩ, 11 chuyên ngành trình độ thạc sĩ, 42 ngành trình độ đại học, 01 ngành trình độ cao đẳng đào tạo theo hình thức chính quy.

Quy mô đào tạo: Trường Đại học Đồng Tháp đang đào tạo 34 nghiên cứu sinh, 1.038 học viên cao học; 8.559 sinh viên chính quy; hơn 9.000 sinh viên hệ liên thông, vừa làm vừa học và học viên tham gia các chương trình bồi dưỡng tại 55 cơ sở liên kết đào tạo thuộc các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Bắc Bộ.

GS.TS. Hoàng Bá Thịnh

Đọc thêm

Bắc Ninh: 'Quả ngọt' từ chính sách về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo - Bài 2: Tiên phong đổi mới, bứt phá vươn lên top đầu ngành giáo dục

Bắc Ninh: 'Quả ngọt' từ chính sách về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo - Bài 2: Tiên phong đổi mới, bứt phá vươn lên top đầu ngành giáo dục
(PLVN) -  Với những bước đi táo bạo và quyết liệt trong việc triển khai Nghị quyết 29-NQ/TW, Bắc Ninh đã không chỉ nâng cao chất lượng giáo dục mà còn tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ, đưa giáo dục của tỉnh vươn lên vị trí tốp đầu trong cả nước, từ đó từng bước hiện thực hóa khát vọng xây dựng nền giáo dục tiên tiến, toàn diện.

Bắc Ninh: 'Quả ngọt' từ chính sách về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo - Bài 1: Khơi dậy khát vọng đổi mới và phát triển giáo dục toàn tỉnh

Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Anh Tuấn khen thưởng và chúc mừng cán bộ quản lý, giáo viên có thành tích xuất sắc trong công tác năm học 2023-2024. (Ảnh: Huyền Trang).
(PLVN) - Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã mở ra hướng đi mới cho sự phát triển giáo dục của Việt Nam. Tại Bắc Ninh, việc thực hiện Nghị quyết này đã mang lại những thành tựu quan trọng, khẳng định vị trí tiên phong trong công cuộc đổi mới giáo dục của cả nước.

Ngành Giáo dục tổn thất nặng nề vì mưa bão

Giáo viên và phụ huynh Trường Tiểu học Kim Đồng, thành phố Yên Bái dọn dẹp, đẩy bùn khu vực cổng trường sau mưa lũ. (Ảnh: Báo Yên Bái)
(PLVN) - Bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã để lại những tổn thất nặng nề cho ngành Giáo dục, trong đó có 55 học sinh, giáo viên tử vong; 3 học sinh và 1 giáo viên bị mất tích, 8 học sinh bị thương. Đến thời điểm hiện tại, 99 trường học vẫn chưa thể đón học sinh trở lại do nước lũ chưa rút hết.

Bảo đảm an toàn đón học sinh trở lại trường sau mưa bão

Các thầy cô Trường Tiểu học Yên Nghĩa (Hà Nội) đang dọn dẹp vệ sinh trường lớp chuẩn bị đón học sinh trở lại. (Nguồn: GDTĐ)
(PLVN) - Hàng trăm ngôi trường ngập trong biển nước, hàng nghìn học sinh phải tạm thời nghỉ học để bảo đảm an toàn. Cơn bão Yagi đi qua để lại tổn thất nặng nề cho các trường học. Hiện nay, để bảo đảm việc học tập cho học sinh, tất cả các trường học ở miền Bắc đang nhanh chóng khắc phục hậu quả, đón học sinh trở lại trường.

Làm sao để Toán học là lựa chọn của người trẻ Việt Nam?

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: MT).
(PLVN) - Năm 1974, khi đất nước còn chưa kết thúc chiến tranh, theo sáng kiến của một số nhà Toán học, đứng đầu là GS. Hoàng Tụy và được sự ủng hộ của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Việt Nam lần đầu tiên cử đoàn 5 học sinh tham dự kỳ thi Olympic Toán học quốc tế dành cho học sinh trung học tại Cộng hòa Dân chủ Đức…

Chữa 'bệnh nhớ hè' cho học sinh, sinh viên

Phụ huynh nên dành thời gian tâm sự, trò chuyện tháo gỡ nút thắt trong lòng các em. (Ảnh minh họa, nguồn: Kenh14)
(PLVN) - Mặc dù đã bước vào năm học mới gần 2 tuần, nhưng vẫn còn rất nhiều học sinh, sinh viên rơi vào tình trạng “nhớ hè”, đếm ngày chờ lễ Tết tiếp tục đón các kỳ nghỉ dài. Tâm lý hậu nghỉ hè của một số học sinh khiến cho phụ huynh, giáo viên đau đầu “cứu chữa”.

Khuyến khích học tập suốt đời trong đoàn viên, người lao động

Khuyến khích học tập suốt đời trong đoàn viên, người lao động
(PLVN) -  Chiều 10/9, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Hội khuyến học Việt Nam tổ chức Lễ ký Chương trình phối hợp dưới sự chủ trì của GS. TS Nguyễn Thị Doan, Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam và Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang.

'Ủng hộ 1.000 đồng hay một chiếc bút chì cũng rất cần thiết'

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn quyên góp ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn kêu gọi toàn ngành Giáo dục, từ cán bộ, công chức đến học sinh, sinh viên và các tổ chức cá nhân hãy chung tay, góp sức bằng vật chất, tinh thần chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng bão lũ. Dẫu ủng hộ 1.000 đồng hay một chiếc bút chì cũng rất cần thiết, bởi đó là tinh thần giáo dục, tinh thần chia sẻ cần phải làm.