"Trường chất lượng cao "bí" vì thiếu hành lang pháp lý?

 Nếu như những trường dân lập và tư thục - đặc biệt ở khối mầm non nô nức trương, dựng biển liên kết với nước ngoài và chất lượng cao để thu học phí ngất ngưởng thì các trường công lập ở các thành phố lớn, dù được Bộ GD&ĐT khuyến khích nhưng vẫn rất e dè và nhiều e ngại do sự nhập nhèm...

Nếu như những trường dân lập và tư thục - đặc biệt ở khối mầm non nô nức trương, dựng biển liên kết với nước ngoài và chất lượng cao để thu học phí ngất ngưởng thì các trường công lập ở các thành phố lớn, dù được Bộ GD&ĐT khuyến khích nhưng vẫn rất e dè và nhiều e ngại do sự nhập nhèm...
Bao giờ học sinh được học theo CLC đúng nghĩa?
Bao giờ học sinh được học theo CLC đúng nghĩa?

Chất lượng cao là... có thầy Tây?

Từ năm 2006, thực hiện chương trình “Phát triển một số ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao (CLC)”, Hà Nội đã có 15 trường đăng ký thực hiện thí điểm xây dựng theo mô hình này, trong đó nhiều nhất ở khối mầm non - 6 trường, THPT - 4 trường, còn lại là 3 trường THCS và 2 trường tiểu học.

Một điều dễ nhận thấy, Hà Nội có 683 trường mầm non công lập nhưng chỉ có 6 trường đang hoạt động theo mô hình cung ứng dịch vụ chất lượng cao theo chủ trương của thành phố. Thế nhưng, với hệ thống trên 170 trường tư thục, thì lại không ít trường tự quảng cáo về dịch vụ chất lượng cao... ngất này.

Tại trường Mầm non 20-10, quận Hoàn Kiếm, một trong số 6 trường áp dụng mô hình cung ứng dịch vụ chất lượng cao của Hà Nội, điều kiện phục vụ học tập, chăm sóc trẻ của trường khá hiện đại với diện tích hơn 4.500m2 với đủ các phòng chức năng âm nhạc, phòng tin học, phòng học tiếng Anh... Hiệu trưởng Nguyễn Thị Bích Liên chia sẻ, hiện trường cung cấp đa dạng các loại hình gửi trẻ như tổ chức ăn sáng, đón sớm trả muộn, bổ sung dinh dưỡng theo yêu cầu của phụ huynh... thực đơn dinh dưỡng cao, nhiều hoạt động hỗ trợ phát triển tư duy trẻ, kỹ năng sống, tham quan, dã ngoại...

Tương tự, trường Mầm non Mai Dịch, quận Cầu Giấy cũng được đầu tư lớn về cơ sở vật chất trên diện tích gần 7.000m2, tăng cường các dịch vụ chăm sóc trẻ như ăn sáng, tiệc buffet, tắm rửa, đón sớm, trả muộn, trông tối, trông thứ bảy, áp dụng phương pháp dạy học mới của trường quốc tế...

Theo bà Bùi Thị Vân Anh - Trưởng phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy, trong khi Trường Mầm non Mai Dịch chỉ thu học phí ở mức 850.000 đồng/tháng với trẻ mẫu giáo và 1 triệu đồng/tháng với trẻ nhà trẻ thì cùng địa bàn nhiều trường tư thục học sinh phải đóng 200-250 USD, song không có điều kiện sân chơi, các dịch vụ cung ứng không đảm bảo chất lượng. Và đương nhiên các trường này có thể thoải mái quảng cáo, đặt tên là trường chất lượng cao chỉ với việc đưa vào trường chương trình... dạy tiếng Anh với thầy Tây.

Không biết “cao” cách nào vì thiếu “thang” tiêu chí

Đại diện lãnh đạo Sở GD&ĐT các TP lớn như Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, TP Hồ Chí Minh... cho biết, hiện chưa có chuẩn nào cho trường CLC mà mới chỉ có thể đưa ra những nhận định chung chung về yêu cầu CLC, về đội ngũ, phương pháp dạy học, phương thức tuyển sinh... bởi việc thống nhất tiêu chí cho mô hình này đang còn nhiều tranh luận. Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội, những trường trên đều là những trường dẫn đầu về chất lượng chăm sóc, giáo dục trên địa bàn. Song như thế đã phải là trường CLC hay chưa thì còn phải xem xét.

Bên cạnh đó, theo phản ánh của các trường này, để có thể hoạt động thí điểm theo mô hình cung ứng dịch vụ chất lượng cao, thì hầu hết đều gặp khó khăn trong quá trình chuyển đổi. Sự mập mờ về tiêu chí trường học CLC đã dẫn đến những khó khăn khi xây dựng mô hình này tại địa phương. Hầu hết cán bộ lãnh đạo phòng GD&ĐT đều cho biết khó khăn lớn nhất là thuyết phục lãnh đạo địa phương phê duyệt đề án với mức học phí cao hơn mức học phí đại trà.

Bà Hoàng Thị Liên - Trưởng phòng Mầm non, Sở GD&ĐT Hải Phòng cho rằng, nếu không sớm làm rõ thế nào là trường CLC với những tiêu chí cụ thể và công bố công khai thì không thể thuyết phục được chính quyền địa phương khi chuyển đổi mô hình hoạt động cho trường và cũng không tạo được niềm tin với phụ huynh học sinh

Như vậy, vướng mắc chính vẫn là thiếu hành lang pháp lý. Trong khi đó, việc ban hành các tiêu chí về dịch vụ chất lượng cao cũng như cơ chế đi kèm, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho biết, Bộ vẫn đang trong tiến trình xây dựng dù chủ trương đã được triển khai thực tế từ nhiều năm nay.

Cũng chính vì chưa có tiêu chí chung trong việc xây dựng mô hình này mà mức độ “cao” đạt được ở mỗi trường không giống nhau, từ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ, chất lượng đào tạo đến học phí... Trong khi đó, ngay ở Hà Nội lại đang có không ít trường ngoài công lập tự quảng cáo về dịch vụ CLC có yếu tố nước ngoài để dễ dàng nâng mức học phí, mà “đầu ra” chưa hẳn đã cao như mong đợi.

Phụ huynh không đồng tình vì chỉ thấy "chất lượng cao trên giấy"

Trong số 6 trường mầm non của Hà Nội đang thực hiện thí điểm theo mô hình trường CLC, mới chỉ có 3 trường được UBND quận phê duyệt đề án. Ý định xây dựng thí điểm một trường mầm non trên địa bàn quận Cầu Giấy theo mô hình CLC cũng đã phải dừng lại sau khi đã hoàn thành việc điều tra xã hội học, lấy ý kiến phụ huynh.

Lý do không được phê duyệt là bởi đây là trường công lập, đang đáp ứng tốt nhu cầu gửi con của người dân trong phường, không cần thiết phải chuyển đổi, đặc biệt là HS lại phải đóng học phí cao hơn. Trong thực tế, nguyên nhân cơ bản khiến đề án chưa được đón nhận ở địa phương là vì thiếu cơ sở khẳng định đây là trường CLC và những khác biệt về điều kiện, chất lượng của chính ngôi trường này so với trước đó.

Uyên Na

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.