Trước thềm năm học mới 2019-2020: Học thêm tràn lan

Không phải cứ học thêm là… thành tài.  Ảnh minh họa.
Không phải cứ học thêm là… thành tài. Ảnh minh họa.
(PLVN) - Năm học mới sắp bắt đầu, cũng là lúc những học sinh bước vào guồng quay của những ca học mỗi ngày. Ngay từ khi còn học mẫu giáo, nhiều phụ huynh đã cho con học thêm đủ các môn từ văn hóa đến năng khiếu, có thể một phần do tâm lý “chẳng bổ ngang cũng bổ dọc”…

Áp lực từ học thêm

Ngay từ khi đi học mẫu giáo, nhiều em đã được bố mẹ cho đi học tại các trường quốc tế hay trường có dạy văn hóa với các môn năng khiếu, có giáo viên nước ngoài giảng dạy để học ngoại ngữ. Trước khi vào lớp 1, việc cho con đi học trước càng trở nên phổ biến. Tâm lý sợ con mình học kém hơn các bạn khác, nên dù tốn thêm khoản tiền không hề nhỏ nhưng họ sẵn sàng cho con đi học thêm.

Không chỉ ở các thành phố lớn, hiện nay ở nông thôn việc đi học thêm cũng phổ biến. Chị Chiến (ở Định Hóa - Thái Nguyên) cho biết: “ Bây giờ không giống ngày xưa, không cho đi học chỉ lo con mình không biết gì”. Không chỉ là học đếm, học chữ, các em còn phải học cả những môn năng khiếu khác như guitar, nhảy, múa,…

Theo nhiều phụ huynh, ngoài việc học ở trường, các em phải đi học liên tục 3, 4 ca là bình thường. Càng vào ngày cuối tuần càng phải tranh thủ học thêm các môn năng khiếu... Sau khi kết thúc buổi học, các em sẽ có từ 30-45 phút để chuẩn bị cho ca học tiếp theo tại các trung tâm, lớp năng khiếu. Sau các lớp học thêm buổi tối kết thúc, các em lại tiếp tục trở về nhà, làm bài tập của các môn học ở trường chuẩn bị bài cho ngày hôm sau và những bài tập ở trung tâm.

Chị Mai phụ huynh có con học lớp 7 ở Hà Nội chia sẻ: “4h30 tan học ở trường, mình chỉ kịp đưa vội con đi ăn lót dạ để còn kịp lớp học ở trung tâm lúc 6h, đến 9h xong thì con mới về nhà, ăn tối làm bài tập. Thương con lắm nhưng không đi học sợ con không theo kịp các bạn khác”.

Đi học thêm tối ngày là vậy nhưng không phải tất cả các em đều học giỏi, có em thậm chí còn ngày càng thụt lùi. Nguyên nhân là việc học quá nhiều gây quá tải. Việc chạy sô học thêm các môn với nhiều kiến thức mới sẽ khiến cho các em không thể tiếp thu kịp thời và không thể thực sự tiến bộ như mong muốn của cha mẹ.

Học thêm quá nhiều sẽ khiến cho các em ngày càng thụ động trong việc học, khả năng giải quyết những dạng bài mới sẽ không linh hoạt. Đặc biệt khả năng tự học và tự nghiên cứu cũng kém đi. Việc cùng lúc phải tiếp thu cả những kiến thức trên lớp và những bài tập ở lớp học thêm khiến việc tiếp nhận càng trở nên khó khăn. Các em không thể cân bằng được và giải quyết được toàn bộ bài tập ở trên lớp lẫn lớp học thêm, khiến cho việc học không thể tiến bộ.

Đành rằng, học thêm có thể giúp các em nâng cao được kiến thức, trở thành người tài giỏi hơn. Nhưng chính việc học tràn lan cũng để lại muôn vàn những hệ quả không thể lường được như bạo lực học đường, trầm cảm…

Bởi lẽ, việc đánh giá một học sinh dựa trên thành tích học tập hay chỉ số thông minh của chúng tạo ra sự phân biệt vô hình giữa các em. Một học sinh có thành tích học tập kém bị miệt thị và liệt vào danh sách cá biệt, thậm chí những học sinh giỏi và những học sinh này gần như bị tách riêng, cách ly. 

Không chỉ vậy, việc đánh giá dựa trên điểm số thứ hạng này còn tạo ra những áp lực vô cùng nặng nề về mặt tâm lý cho các em. Khiến cho nhiều em rơi vào tình trạng trầm cảm, rối loạn tâm lý. Càng ngày những đứa trẻ bị trầm cảm, lo âu, rối loạn cảm xúc vì áp lực học tập cũng đang có chiều hướng tăng…

Để giúp các em không bị rơi vào việc bị áp lực học hành đè nặng, các chuyên gia tâm lý cho rằng, điều đầu tiên chính từ cha mẹ. Khi mà cha mẹ với  cuộc đua “con nhà người ta”, là nguyên nhân gây nên áp lực cho các em.

Việc từ bỏ tư duy chạy theo thành tích, tạo cho con không gian thoải mái nhất là điều mà cha mẹ nên làm, để con có hứng thú với việc học, học một cách tích cực chứ không phải là bị ép học. Hãy để các em trưởng thành trong những nụ cười chứ không phải những giọt nước mắt vì bị áp lực đè nặng. 

Lựa chọn phương pháp phụ đạo đúng cách

Theo kết quả khảo sát gần 1000 phụ huynh trên cả nước có con trong độ tuổi học Tiểu học và THCS, do HOCMAI tiến hành vào tháng 8/2018 cho thấy có đến 75% phụ huynh cho con đi học thêm.

Trong con số đã thống kê này, có 65% phụ huynh cho con đi học thêm với mong muốn con cải thiện được kết quả học tập, con sẽ học giỏi hơn. Kết quả của cuộc khảo sát này cũng đã chỉ ra có 40% phụ huynh cho con đi học thêm 3 môn là Toán – Ngữ văn – Tiếng Anh, 60% là nhu cầu học thêm nhiều hơn 3 môn như Hóa, Lý, Sinh học…

Chị L.D.Hạnh - một phụ huynh đang có con học lớp 8 ở quận Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết: “Tôi thừa nhận việc bắt con phải học thêm quá nhiều không giúp con giỏi hơn mà kết quả học tập của con lại kém hơn trước.

Khi mình hỏi lý do thì con chia sẻ là lớp học quá đông và ồn, con cảm thấy “khó thở” khi phải đi học ở những lớp như vậy. Bên cạnh đó con cũng nói vì phải đi lại nhiều, lịch học kín tuần nên con lúc nào cũng thèm ngủ chứ không muốn học. Thương con lắm mà chưa biết làm thế nào để thay đổi”.

Nhiều ý kiến cho rằng các cha mẹ hãy rèn cho con tự học bằng cách sắp xếp lại thời gian biểu hợp lý với kế hoạch học tập phù hợp với năng lực học tập hiện tại của con. Hãy học cùng con để kịp thời hỗ trợ và phụ đạo kiến thức cho con nếu con bị hổng hay yếu kém phần nào đó. Bên cạnh, cha mẹ nên quan tâm sát sao đến việc học chính khóa của con ở trường để từ đó cân đối lại lịch học của con sao cho phù hợp với lịch sinh hoạt của gia đình. 

Đặc biệt cha mẹ cần cân nhắc về việc cho con đi học phụ đạo chỉ nên dựa trên nhu cầu và mong muốn tiếp thu kiến thức của con, tránh tình trạng cho con đi học thêm tràn lan, hoặc môn nào cũng cần học thêm.

Hoặc nếu con học quá kém, cần phụ đạo để nâng cao năng lực thì cha mẹ nên tham khảo thêm các phương pháp khác như cho con học online. Tuy nhiên, hiệu quả chỉ có được khi các con có niềm say mê và trách nhiệm, thói quen tự học chứ không phải chỉ đi học thêm thầy đọc - trò chép, chủ yếu nhằm học thuộc qua các kì thi theo đúng dạng đề “học thuộc” mà thôi…

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...