Trung tướng Vương Thừa Vũ - người con ưu tú của Thủ đô

Năm 1968, Tướng Vương Thừa Vũ - Phó Tổng Tham mưu trưởng (mặc áo trắng hàng trên) về thăm Trung đoàn Thủ đô.
Năm 1968, Tướng Vương Thừa Vũ - Phó Tổng Tham mưu trưởng (mặc áo trắng hàng trên) về thăm Trung đoàn Thủ đô.
(PLO) - Trung tướng Vương Thừa Vũ sinh ra tại Hà Nội, tên tuổi của ông cũng gắn với Hà Nội qua hai sự kiện lịch sử tiêu biểu. 
Sự kiện thứ nhất là cuộc chiến đấu 60 ngày đêm “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” của quân và dân Thủ đô khởi đầu cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp năm 1946. 
Quân, dân Hà Nội đã đánh gần 200 trận, tiêu hao, tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giam chân lực lượng chính quy khoảng 6.500 quân Pháp trong thời gian 2 tháng, gấp đôi thời gian quy định, tạo điều kiện cho cả nước kịp tổ chức, triển khai thế trận kháng chiến lâu dài. Trong cuộc chiến không cân sức đó, Mặt trận Hà Nội đã huy động sức mạnh đoàn kết to lớn của công nhân, các tầng lớp nhân dân, vượt qua gian lao để chiến thắng. Đó là sức mạnh vô địch của thế trận toàn dân đánh giặc, toàn dân kháng chiến… và sau đó với cuộc rút lui thần kì của Trung đoàn Thủ đô, Hà Nội đã thực hiện xuất sắc chủ trương diệt địch đi đôi với giữ gìn lực lượng để kháng chiến lâu dài.
Sự kiện thứ hai là cuộc tiếp quản tưng bừng “năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về” giải phóng Thủ đô sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, kết thúc cuộc kháng chiến lần thứ nhất. Đảng và Chính phủ đã chọn một đơn vị từ Thủ đô ra đi năm xưa hẹn ngày về, nay trở lại. Đó là Đại đoàn 308, trong đó có Trung đoàn 102 Thủ đô, thay mặt cả nước tiếp quản Hà Nội, kéo lá cờ chiến thắng lên đỉnh cột cờ của Thủ đô giải phóng. Trong hai sự kiện lịch sử đó, Trung ướng Vương Thừa Vũ có sự đóng góp quan trọng ở cương vị Chỉ huy trưởng Mặt trận Hà Nội năm 1946, Chủ tịch Ủy ban quân chính Hà Nội năm 1954. Với những cống hiến ấy, Trung tướng Vương Thừa Vũ - một người con của Hà Nội xứng đáng với quê hương anh hùng, xứng đáng là người con ưu tú của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. 
Trung tướng Vương Thừa Vũ tên thật là Nguyễn Văn Đồi, sinh năm 1910 tại làng Vĩnh Ninh, xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, TP.Hà Nội. Thuở nhỏ, ông theo cha sang Vân Nam, Trung Quốc sinh sống; lớn lên, làm thợ hỏa xa và năm 1937 học Trường Quân sự Hoàng Phố. Năm 1940 ông về nước, tổ chức hoạt động cách mạng; năm 1941 bị thực dân Pháp bắt giam và năm 1942 bị đày tại Trại giam Bá Vân, Thái Nguyên. Được những người cộng sản vận động, ông tham gia công tác binh vận, phụ trách huấn luyện quân sự trong tù, trở thành đảng viên Đảng Cộng sản năm 1943.
Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương, đang bị giam tại Nghĩa Lộ, Yên Bái, ông đã cùng các bạn tù phá ngục, dự định tổ chức bạo động cướp chính quyền nhưng không thành, ông về Bắc Ninh xây dựng cơ sở cách mạng, huấn  luyện quân sự.
Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, ông được giao nhiệm vụ tiếp quản, phụ trách tổ chức và chỉ huy lực lượng Bảo an binh ở Hà Nội. Trước tình hình quân Pháp liên tiếp khiêu khích, gây xung đột cục bộ, từ tháng 11/1946, Ủy ban Bảo vệ thành phố được thành lập, ông được cử giữ chức Khu trưởng Khu 11 Hà Nội. 
Theo chỉ thị của Thường vụ Trung ương Đảng, Bộ Tổng chỉ huy trực tiếp chỉ đạo Mặt trận Hà Nội nghiên cứu phương án tác chiến. Tư lệnh Mặt trận Hà Nội Vương Thừa Vũ trình bày cách đánh theo chiến thuật “cài then cửa”. Đó là cách đánh du kích, khi ẩn, khi hiện trong từng căn nhà, từng góc phố, kết hợp phục kích của tổ, đội với bắn tỉa của từng cá nhân, kết hợp trong đánh, ngoài vây, kết hợp tiến công với phòng ngự, tiêu hao, ngăn chặn địch từng bước…
Trung tướng Vương Thừa Vũ.
 Trung tướng Vương Thừa Vũ.
Kế hoạch tác chiến và thế trận vô cùng độc đáo, sáng tạo của Chỉ huy trưởng Mặt trận Hà Nội Vương Thừa Vũ được Bộ Tổng chỉ huy duyệt, khen ngợi và trong 60 ngày đêm chỉ huy Mặt trận Hà Nội, ông luôn theo dõi sát sao hàng ngày, hàng giờ từng trận chiến đấu của quân, dân ba liên khu để có những quyết định kịp thời, điều động các tiểu đoàn Vệ quốc quân vừa chặn, vừa đánh, vừa tiêu hao địch bằng chiến thuật hết sức sáng tạo, thần diệu “hóa chỉnh vi linh” trên địa bàn các phố cổ, phố tây, các cửa ô, các làng, xã ngoại thành, vừa đánh vừa đàm ngay tại Ô Chợ Dừa, chủ động tấn công địch và chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng cho cuộc kháng chiến lâu dài...
Năm 1947-1948, ông là Khu phó Khu 4, Phân khu trưởng Phân khu Bình - Trị - Thiên. Năm 1948 ông được phong quân hàm Đại tá. Từ tháng 4/1949 đến năm 1954, ông làm nhiệm vụ tổ chức và là Đại đoàn trưởng kiêm Chính ủy đầu tiên Đại đoàn 308 thành lập ngày 28/8/1949; chỉ huy các chiến dịch: Sông Lô, Đường 4; tham gia các chiến dịch: Biên Giới, Trung Du, Đông Bắc, Hà Nam Ninh, Hòa Bình, Tây Bắc, Thượng Lào và Điện Biên Phủ năm 1954. 
Ngày 28/9/1954, ông được thăng quân hàm Thiếu tướng và được cử làm Chủ tịch ủy ban Quân chính Hà Nội cùng Đại đoàn 308 về tiếp quản Thủ đô. 
Từ 1955-1963, ông là Tư lệnh Quân khu Hữu Ngạn; từ năm 1964 -1980, là Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam kiêm Giám đốc Học viện Quân chính, kiêm Tư lệnh Quân khu 4 (1964 -1971). Ông được phong quân hàm Trung tướng năm 1974; là tác giả một số tác phẩm quân sự. Ông được Đảng, Nhà nước tặng thưởng: Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Quân công hạng Nhất, hạng Ba; Huân chương Chiến thắng hạng Nhất và nhiều Huân, Huy chương khác...
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã dành cho Chỉ huy trưởng Mặt trận Hà Nội tài giỏi lời nhận xét: “Bao trùm lên trên hết, Vương Thừa Vũ là một người cộng sản có đạo đức cách mạng; một vị tướng dũng, nhân, tín, liêm, trung, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy”. 

Đọc thêm

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội quán triệt chủ trương, giải pháp về thể chế pháp luật để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.

Hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Hội nghị - (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay (13/1). Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội tới 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với sự tham dự của hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị.