Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam: Thách thức cạnh tranh và hội nhập

Các thành viên VIAC
Các thành viên VIAC
(PLVN) - Giải quyết 180 vụ tranh chấp với tổng trị giá tranh chấp lên tới 9.400 tỷ đồng, năm 2018 là một năm hoạt động được đánh giá “vượt ngoài mong đợi” của  Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), đánh dấu chặng đường 25 năm hoạt động. Song theo Luật sư Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch VIAC, trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập, VIAC đang ở trong thế “ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”.

Báo cáo của VIAC tại Hội nghị tổng kết năm 2018 tổ chức cuối tuần qua cho biết, năm 2018 là năm VIAC nhận được nhiều vụ tranh chấp yêu cầu giải quyết bằng trọng tài và hòa giải thương mại nhất trong vòng 25 năm qua (180 vụ) và trị giá tranh chấp nhiều nhất trong vòng 25 năm qua (gần 9.400 tỷ đồng).

“Nếu tính tổng hợp, số vụ VIAC giải quyết tranh chấp trong 5 năm gần đây bằng  20 năm trước cộng lại “- Luật sư Vũ Ánh Dương, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký VIAC cho biết. Cũng theo ông Dương, đến nay đã có 60 quốc gia và vùng lãnh thổ có tranh chấp đã sử dụng VIAC để giải quyết, 10 quốc gia có số vụ tranh chấp, nhiều nhất là Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc...

Về lĩnh vực tranh chấp, nếu như trước đây, tranh chấp chủ yếu là tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa thì trong năm 2018, lĩnh vực tranh chấp đa dạng hơn, ngoài tranh chấp mua bán hàng hóa còn tranh chấp liên quan đến bảo hiểm, bất động sản, tài chính - ngân hàng…, Điều này cũng giải thích vì sao trị giá các tranh chấp  năm 2018 cao kỷ lục, lên tới gần 9.400 tỷ đồng.

Không chỉ bằng các con số định lượng, Tổng Thư ký VIAC nhấn mạnh,  chất lượng giải quyết tranh chấp đã được cải thiện rõ nét, quy trình giải quyết tranh chấp ngày càng hoàn thiện hơn. “Trước đây 10 hợp đồng thì phải thụ lý 10 vụ, nhưng theo thủ tục rút gọn chỉ cần giải quyết bằng 1 vụ. Đã có trường hợp 63 hợp đồng, VIAC gộp lại thành 1 vụ.

Điều này rút ngắn được thời gian giải quyết tranh chấp, tiết kiệm được thời gian, tiền bạc cho các bên …”- Luật sư Dương dẫn chứng. Hay như trước đây theo quy tắc tố tụng trọng tài phải có 3 trọng tài viên thì nay theo quy tắc rút gọn, chỉ cần 1 trọng tài viên giải quyết tranh chấp. “Việc này tiết kiệm được thời gian, chi phí đáng kể cho các bên. Có những vụ VIAC chỉ giải quyết trong 24 ngày…”- Luật sư Dương cho hay.

Đặc biệt, một điểm sáng của VIAC trong năm 2018 là đã thành lập Trung tâm hòa giải Việt Nam (VMC) thuộc VIAC với  50 hòa giải viên, trong đó có 13 người nước ngoài, tất cả đều là những chuyên gia trong lĩnh vực hòa giải nói riêng và giải quyết tranh chấp nói chung, trong đó có nhiều hòa giải viên có chứng chỉ quốc tế, họ cũng là những chuyên gia có uy tín trong cộng đồng doanh nghiệp…

Mặc dù gặt hái được những thành công ngoài mong đợi, song theo Luật sư Trần Hữu Huỳnh, Chủ tịch VIAC, VIAC đang đối mặt với rất nhiều thách thức trong năm 2019 và những năm tiếp theo.

Trước hết, đó là thị trường dịch vụ giải quyết tranh chấp bằng trọng tài đang được chia sẻ bởi ngày càng nhiều tổ chức trọng tài trong và ngoài nước khác; trong khi đó, doanh nghiệp vẫn còn chưa nhận thức được đúng và đầy đủ về phương thức trọng tài nói chung và VIAC nói riêng nên chưa chọn VIAC hoặc chọn nhưng thỏa thuận trọng tài không chính xác… Theo Chủ tịch VAIC, sự cạnh tranh này “rất dữ dội”.

Theo số liệu của VIAC, trong tổng số 180 vụ tranh chấp VIAC đã tiếp nhận năm 2019, tranh chấp có yếu tố nước ngoài  chiếm 51%, tăng 211,6% so với năm 2017; tranh chấp trong nước là 89 vụ, chiếm 49%, giảm 17,6% so với năm 2017.

Các tranh chấp tại trọng tài ngày càng phức tạp, đa dạng hơn, ngày càng có nhiều yếu tố nước ngoài hơn, đòi hỏi các Trọng tài viên không những phải có năng lực chuyên môn và kỹ năng giải quyết tranh chấp tại trọng tài tốt hơn mà còn thông thạo ngoại ngữ: “Đơn cử vừa rồi có vụ tranh chấp liên quan đến tiếng Pháp nhưng tôi chỉ biết tiếng Anh. Thuê phiên dịch vừa tốn kinh phí nhưng quan trọng là qua phiên dịch sợ không truyền tải được đúng nội dung..” – Tổng Thư ký VIAC Vũ Ánh Dương dẫn chứng. Áp lực này đòi hỏi đội ngũ nhân sự cần phải có chuyên môn cao cũng như tác phong làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả hơn.

“Cùng với việc xúc tiến, quảng bá hình ảnh VIAC, trong năm 2019, VIAC sẽ tiếp tục phối hợp tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho  các trọng tài viên, hòa giải viên cũng như đào tạo nội bộ cho các doanh nghiệp,,,”- Tổng Thư ký VIAC cho hay.

Tại Hội nghị tổng kết, VIAC đã công bố 4 Ngôi sao giải quyết tranh chấp là Luật sư Trần Quang Cường,  GS.TS. Nguyễn Thị Mơ,  GS.TS Lê Hồng Hạnh và  Luật sư Nguyễn Ngọc Thạch;  4 Ngôi sao truyền thông và sự kiện là bà Nguyễn Thị Cúc,  Luật sư Trương Thanh Đức, Luật sư Nguyễn Tiến Lập và Luật sư Ngô Khắc Lễ.

Trước đó, tại Hội nghị  tổ chức tại TP HCM hôm 12/1, VIAC cũng tôn vinh 4 Ngôi sao giải quyết tranh chấp là Luật sư  Nguyễn Ngọc Bích,  Luật sư Nguyễn Chính, PGS.TS Đỗ Văn Đại và  PGS.TS Phạm Duy Nghĩa; 4 Ngôi sao truyền thông và sự kiện là: TS Phạm Văn Chắt,  Luật sư  Nguyễn Mạnh Dũng, ông Nguyễn Ngọc Lâm và Luật sư  Châu Huy Quang.

Đọc thêm

Thông tư số 04 không gây khó cho việc nhập khẩu

Thông tư số 04 không gây khó cho việc nhập khẩu
(PLVN) - Trước lo ngại về việc Thông tư số 04/2024/TT-BNNPTNT gây khó khăn cho việc nhập khẩu thịt của các nước, đại diện Cục Thú y khẳng định, việc triển khai Thông tư này không gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu cũng như không làm ảnh hưởng tới số lượng sản phẩm động vật từ các nước xuất khẩu vào Việt Nam. 

Không để thiếu điện trong năm 2025

Tăng trưởng điện năm 2025 dự đoán có thể lên đến 13,4%. (Ảnh: EVN).
(PLVN) -   Cung ứng điện năm 2025 vẫn đáp ứng được nhu cầu ở hầu hết các tháng trong năm, nhưng còn tiềm ẩn một số rủi ro cho khu vực miền Bắc trong các thời điểm cao điểm cuối mùa khô.

Nâng cao vai trò làm chủ kinh tế của phụ nữ dân tộc thiểu số

Phụ nữ DTTS có nhiều tiềm năng phát triển. (Ảnh minh họa - Nguồn: Báo DTPT)
(PLVN) - Tại nhiều bản làng của một số dân tộc thiểu số (DTTS), người phụ nữ thường đóng vai trò then chốt. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, họ vẫn không có tiếng nói trong cuộc sống. Vì vậy, việc nâng cao vai trò làm chủ kinh tế sẽ khẳng định vị thế của phụ nữ DTTS trong gia đình và xã hội.

'Tướng trận' Sông Đà kể chuyện băng rừng, vượt sông vì dòng điện đất nước

Sông Đà 11 đã thi công 4 cột (mỗi cột cao 145 mét, trọng lượng 426 tấn) vượt sông Hồng và Sông Luộc, đoạn qua Nam Định, Thái Bình, Hải Dương.
(PLVN) - “Trên đỉnh cột cao bằng đỉnh của một tòa nhà 40 tầng, trời nắng, gió to; phía dưới, sông Hồng nước vẫn cuộn chảy… nhưng lính thợ Sông Đà vẫn hô “Quyết tâm!”, để chinh phục cho được điểm cao 145 mét dựng cột, kéo dây đưa điện ra miền Bắc”, kĩ sư Nguyễn Văn Dũng - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Sông Đà 11 nhắc lại những ngày không thể quên trên công trường đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.

Ngân hàng sau chuyển giao bắt buộc sẽ hoạt động ra sao?

Sau chuyển giao, CB sẽ hoạt động độc lập. (ảnh: Tuổi trẻ)
(PLVN) - Sau nhiều năm thực hiện quy trình và qua các bước phê duyệt, Ngân hàng Xây dựng (CB) và Ngân hàng Đại dương (OceanBank) đã chính thức được chuyển giao lần lượt cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng Quân đội (MB). Sau chuyển giao, các ngân hàng sẽ hoạt động như thế nào?

Thúc tiến độ các dự án lưới điện

Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống phấn đấu hoàn thành trong tháng 10/2024. (Ảnh: EVNNPT)
(PLVN) -  Các dự án nguồn điện trong Quy hoạch điện VIII đang rất chậm trễ trong khâu triển khai. Trước tình hình này, các dự án lưới điện truyền tải nhập khẩu điện từ Lào và giải tỏa nhà máy nhiệt điện khí đang được yêu cầu phải đẩy nhanh tiến độ để sớm hoàn thành, đưa vào đóng điện.

Có nhiều ưu đãi với nguồn vốn thực hiện đề án một triệu héc-ta lúa phát thải thấp

Có nhiều ưu đãi với nguồn vốn thực hiện đề án một triệu héc-ta lúa phát thải thấp
(PLVN) -  Các dự án thuộc Đề án “Phát triển bền vững một triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030” sẽ có nhiều ưu đãi về nguồn vốn. Hiện các động thái để triển khai đề án đã được ngành ngân hàng thực hiện.