Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nghệ An: 25 năm bảo vệ quyền lợi người yếu thế

Cán bộ Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nghệ An trong một buổi truyền thông pháp luật với bà con dân tộc thiểu số.
Cán bộ Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nghệ An trong một buổi truyền thông pháp luật với bà con dân tộc thiểu số.
(PLVN) - Trải qua 25 năm hình thành và phát triển, hoạt động của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước Nghệ An đã thực sự đi vào đời sống, mang lại hiệu quả thiết thực trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nghèo và các đối tượng chính sách, đối tượng yếu thế.

Những con số ấn tượng

Thành lập từ năm 1997, Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) còn gặp một số khó khăn về nguồn lực con người và tài chính, khi là đơn vị sự nghiệp không có thu. Cùng với đó, do đặc thù là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước, nhận thức của một số bà con dân tộc thiểu số về công tác TGPL còn nhiều hạn chế. Tuy vậy, vượt qua khó khăn, Trung tâm TGPL Nghệ An đã đẩy mạnh hoạt động, đưa pháp luật vào với bà con dân bản, tới những người “nghèo luật”.

25 năm qua, dù cơ cấu hoạt động của Trung tâm được thay đổi theo từng thời kỳ, nhưng các trợ giúp viên pháp lý (TGVPL) luôn hoàn thành các mục tiêu đề ra. Trong đó, từ khi thành lập đến năm 2015, Trung tâm tập trung vào công tác truyền thông, TGPL lưu động. Bình quân mỗi năm, Trung tâm tổ chức khoảng 50 đợt TGPL lưu động về tận các xã, thôn, bản vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Thông qua hoạt động TGPL lưu động, Trung tâm đã phổ biến, giáo dục pháp luật cho hàng triệu lượt người và TGPL cá biệt cho hàng nghìn đối tượng.

Đến khi có đề án đổi mới công tác TGPL giai đoạn 2015 – 2025 của Thủ tướng Chính phủ và Công văn của Bộ Tư pháp về việc xác định chỉ tiêu vụ việc tham gia tố tụng cho TGVPL, lãnh đạo Trung tâm TGPL đã chú trọng chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động tố tụng. Nhờ đó, hoạt động của Trung tâm không chỉ đảm bảo về chỉ tiêu số lượng vụ việc mà còn đáp ứng cao nhất yêu cầu về chất lượng vụ việc tố tụng.

Trung tâm đã 3 lần được Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng Bằng khen.

Trung tâm đã 3 lần được Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng Bằng khen.

Những con số về vụ việc tố tụng năm sau luôn cao hơn năm trước đã minh chứng cho điều đó. Cụ thể, năm 2015 Trung tâm đã thực hiện 233 vụ việc, đến năm 2020 là 1.019 vụ việc, năm 2021 là 1.051 vụ việc.

Không những tăng về số lượng mà chất lượng vụ việc cũng đạt kết quả cao. Nhiều vụ án hình sự nhờ sự tranh tụng, đối đáp thuyết phục của TGVPL mà HĐXX đã chấp nhận đề xuất của TGVPL để áp dụng hình phạt ở mức thấp nhất. Trong đó, năm 2018 là 128 vụ việc, năm 2021 là 311 vụ việc.

Hiệu quả hơn nữa, có nhiều vụ án hình sự mà TGVPL đề nghị HĐXX áp dụng mức hình phạt thấp hơn đề nghị của kiểm sát viên và được chấp nhận. Bên cạnh đó, nhờ sự tranh tụng của TGVPL đã giúp người bị buộc tội được hưởng án treo. Cụ thể, năm 2018 là 6 vụ việc, năm 2019 là 12 vụ việc, năm 2020 là 10 vụ việc và năm 2021 là 20 vụ việc.

Bên cạnh đó, nhiều vụ án dân sự cũng được TGVPL thực hiện thành công, bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của đương sự, được đương sự và các cơ quan tiến hành tố tụng ghi nhận. Trong đó, nhiều vụ án nhờ sự vào cuộc đầy tâm huyết và trách nhiệm của các TGVPL mà tranh chấp đã được hòa giải thành, Tòa án đình chỉ vụ án hoặc ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

Nâng cao tính chuyên nghiệp trong TGPL

Ở Nghệ An, sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa Trung tâm TGPL với các sở, ban, ngành, đặc biệt là với các cơ quan tiến hành tố tụng cũng góp phần tạo nên nét nổi bật trong công tác tham gia tố tụng. Điều này cũng góp phần đưa số lượng vụ việc tham gia tố tụng của Trung tâm tăng dần theo từng năm, đáp ứng yêu cầu về chỉ tiêu số lượng, chất lượng vụ việc được Bộ Tư pháp quy định và cũng góp phần đưa Nghệ An trở thành tỉnh có số lượng vụ việc TGPL dẫn đầu cả nước. Không chỉ vậy, còn có rất nhiều vụ án đạt chất lượng cao, đảm bảo tốt nhất quyền lợi hợp pháp của đương sự. Đồng thời, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Các Trợ giúp viên pháp lý không chỉ đảm bảo về chỉ tiêu số lượng vụ việc mà còn đáp ứng cao nhất yêu cầu về chất lượng vụ việc tố tụng.

Các Trợ giúp viên pháp lý không chỉ đảm bảo về chỉ tiêu số lượng vụ việc mà còn đáp ứng cao nhất yêu cầu về chất lượng vụ việc tố tụng.

Theo phản hồi của các cơ quan tiến hành tố tụng, kỹ năng tham gia tố tụng của các TGVPL tốt và đồng đều, đáp ứng yêu cầu, góp phần nâng cao chất lượng của công tác TGPL nói chung, hoạt động tố tụng nói riêng. Thực hiện việc giúp đỡ, bào chữa miễn phí cho những đối tượng thuộc diện TGPL nhưng các TGVPL luôn năng động, nhiệt huyết. Họ luôn có tinh thần cố gắng, nỗ lực nâng cao chất lượng của hoạt động tố tụng để từ đó góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp trong TGPL cũng như không ngừng nâng cao vị thế của Trung tâm.

Ông Nguyễn Ngọc Thanh, Giám đốc Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Nghệ An chia sẻ: “Nghệ An có địa bàn rộng, dân số miền núi thuộc đối tượng TGPL rất đông, nhận thức pháp luật của một số đồng bào dân tộc vẫn còn hạn chế. Từ đó, xảy ra nhiều vụ việc như buôn bán người, ma túy… Thời gian qua chúng tôi đã vượt khó, nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Những người làm công tác TGPL như chúng tôi mong muốn Nhà nước sẽ có nhiều chương trình, đề án và bố trí kinh phí để thực hiện nhiều hơn nữa các buổi truyền thông tới bà con dân bản, đưa luật đến với từng bản làng vùng sâu, vùng xa, vùng hẻo lánh, đặc biệt khó khăn... Từ đó, việc tuyên truyền pháp luật cho người dân đạt hiệu quả nhất”.

Dù còn nhiều khó khăn nhưng qua chặng đường 25 năm, dấu ấn của Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Nghệ An ngày càng lớn mạnh được người dân và các ngành ghi nhận. Trung tâm đã 3 lần được Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác TGPL.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Mai Lương Khôi dự hội nghị triển khai công tác của Cục Thi hành án dân sự TP. Hồ Chí Minh

Thứ trưởng Mai Lương Khôi dự hội nghị triển khai công tác của Cục Thi hành án dân sự TP. Hồ Chí Minh

(PLVN) - Ngày 12/12, Cục Thi hành án Dân sự (THADS) TP HCM tổ chức hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu nhiệm vụ theo dõi THADS, theo dõi thi hành àn hành chính năm 2025 và ký kết quy chế phối hợp liên ngành trong công tác THADS tại TP. HCM. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mai Lương Khôi dự, chỉ đạo hội nghị và chứng kiến lễ ký kết.

Đọc thêm

Bạc Liêu: Tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội

Bạc Liêu: Tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội
(PLVN) - Ngày 6/12, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu phối hợp Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) tổ chức tập huấn kỹ năng truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phụ trách công tác pháp chế; công tác truyền thông trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Bạc Liêu: Tập huấn chuyên sâu về xử lý vi phạm hành chính cho đội ngũ cán bộ, công chức

Bạc Liêu: Tập huấn chuyên sâu về xử lý vi phạm hành chính cho đội ngũ cán bộ, công chức
(PLVN) - Từ ngày 28 đến 29/11, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và Theo dõi thi hành pháp luật (Bộ Tư pháp) tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ về triển khai thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh bằng hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến đến các xã, phường, thị trấn.

Tuyên truyền pháp luật cho sinh viên qua “Phiên tòa giả định”

Tuyên truyền pháp luật cho sinh viên qua “Phiên tòa giả định”
(PLVN) -  Ngày 23/11, Khoa Luật - Trường Đại học Nam Cần Thơ tổ chức Phiên toà giả định năm 2024. Tham dự có Bà Huỳnh Anh Thư – Chánh Văn phòng Sở Tư pháp TP Cần Thơ; bà Phạm Thị Hồng Ngọc – Viện trưởng VKSND quận Cái Răng; ông Văn Hứng – Chánh Văn phòng TAND quận Ninh Kiều; đại diện các Cty Luật, Văn phòng luật sư; cùng hơn 500 sinh viên của trường.

Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức chương trình 'An toàn giao thông hành trang vững bước tương lai'

Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức chương trình 'An toàn giao thông hành trang vững bước tương lai'
(PLVN) - Chiều nay, 18/11, tại Trường Trung học cơ sở Đông Tiến, xã Đông Tiến, huyện Quỳnh Phụ (tỉnh Thái Bình), Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp Thường trực huyện Quỳnh Phụ tổ chức chương trình “An toàn giao thông hành trang vững bước tương lai”, nhằm nâng cao nhận thức về an toàn giao thông cho học sinh, góp phần xây dựng một thế hệ trẻ với ý thức trách nhiệm cao đối với bản thân và cộng đồng.

Noi gương Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Vị Chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Vị Chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (Ảnh: T.Ư Hội LHTN Việt Nam)
(PLVN) - Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, vị Chủ tịch đầu tiên của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, không chỉ là nhà lãnh đạo quân sự tài ba mà còn là người đặt nền móng vững chắc cho tổ chức thanh niên lớn mạnh, gửi gắm niềm tin vào thế hệ trẻ - những người chủ tương lai của đất nước.