Trung Quốc với tham vọng trở thành siêu cường công nghệ hàng đầu thế giới

Ảnh minh họa từ internet.
Ảnh minh họa từ internet.
(PLO) - Trong 50 năm qua, Trung Quốc đã trải qua hàng loạt những thay đổi khiến kinh tế phát triển một cách chóng mặt. Có thể nói, giờ đây, quốc gia này được xem là một trong số siêu cường kinh tế phát triển nhất trên thế giới. Bước tiếp theo mà Trung Quốc theo đuổi đó là trở thành một siêu cường công nghệ hàng đầu thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý đô thị và môi trường. 

Công nghệ đang đóng một vai trò quan trọng trong nỗ lực hiện đại hóa Trung Quốc. Điều này đang được Trung Quốc thể hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau. 

Hiện nay, công nghệ xanh là hướng đi mới đầy hứa hẹn mang ảnh hưởng đến toàn cầu và Trung Quốc từng tuyên bố rằng quốc gia này đang đứng đầu thế giới về công nghệ năng lượng mặt trời. Ngành công nghiệp trong nước rất phi thường và sáng tạo với những bước tiến táo bạo. Điển hình là hệ mạng lưới điện toàn cầu được đề xuất, ước tính chi phí lên đến 50.000 tỷ USD, kết nối cơ sở hạ tầng năng lượng mặt trời và gió trên toàn thế giới. Thậm chí, theo Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc, Trung Quốc đã đầu tư vào tái tạo năng lượng khoảng 78,3 tỷ USD trong năm 2017, vượt xa đầu tư của Mỹ 46,4 tỷ USD trong cùng năm. 

Được biết, Viện Nghiên cứu toàn cầu McKinsey (MGI) mới đây đưa ra một báo cáo cho thấy, ba trụ cột chính nâng đỡ sự phát triển hết sức nhanh chóng của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ số là: một thị trường khổng lồ và trẻ trung, cho phép thương mại hóa nhanh chóng các mô hình kinh doanh số; một hệ sinh thái số phong phú đang mở rộng vượt trên tầm một số “người khổng lồ”; Chính phủ tạo điều kiện và không gian để các doanh nghiệp số thử nghiệm, đồng thời vừa là nhà đầu tư vừa là người tiêu dùng các công nghệ số. Bản báo cáo của MGI dự báo công nghệ số có thể thay đổi và tạo ra khoảng từ 10% đến 45% doanh thu công nghiệp của Trung Quốc vào năm 2030.

Chỉ mới cách đây vài năm thôi, Trung Quốc vẫn còn là một nơi đầy rẫy những bản sao chép và ăn cắp công nghệ, và sự phát triển của nền kinh tế đã phải dựa vào lực lượng nhân công giá rẻ cùng với công nghệ nước ngoài, nhưng giờ đây mọi sự đã khác. Những sự thành công của các công ty công nghệ nói trên lại thúc đẩy một vòng sáng tạo mới. Hai tập đoàn công nghệ lớn nhất Trung Quốc là Alibaba và Tencent đang dẫn đầu thế giới về thương mại điện tử, thanh toán di động, truyền thông xã hội và trò chơi điện tử. Họ và những công ty lớn khác tại Trung Quốc đang đầu tư mạnh mẽ vào các công ty khởi nghiệp, và điều này biến Trung Quốc thành một thị trường đầu tư tư bản khổng lồ.

Giữa các năm 2014-2016 Trung Quốc đã lôi kéo được 77 tỷ USD tiền đầu tư, so với chỉ 12 tỷ USD của cả hai năm trước đó. Trung Quốc bây giờ là thị trường đầu tư lớn nhất thế giới về công nghệ số bao gồm thực tế ảo, xe tự lái, in 3D, thiết bị bay và trí thông minh nhân tạo (AI). Richard Ji, đồng sáng lập viên của All-Stars Investment nói, “Chỉ có Trung Quốc và Mỹ là hai siêu thế lực thực sự về công nghệ. Không một nền kinh tế nào có thể bằng hai cường quốc này.”

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.