Trung Quốc thừa nhận thất lạc ngư lôi huấn luyện trên Biển Đông

Ngư lôi huấn luyện Yu-6 được nạp lên tàu ngầm Trung Quốc hồi năm 2017. Ảnh: Sina.
Ngư lôi huấn luyện Yu-6 được nạp lên tàu ngầm Trung Quốc hồi năm 2017. Ảnh: Sina.
Quả ngư lôi bị dòng hải lưu cuốn trôi sau một đợt huấn luyện của hải quân Trung Quốc ở phía đông đảo Hải Nam hồi đầu tháng 12.

"Chúng tôi được biết thông tin ngư dân Việt Nam vớt được một quả ngư lôi tại tỉnh Phú Yên. Hải quân Trung Quốc bị thất lạc một quả ngư lôi trong đợt huấn luyện ở phía đông đảo Hải Nam hồi đầu tháng 12, nhiều khả năng do ảnh hưởng từ các dòng hải lưu ngoài khơi", Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm nay ra thông cáo cho biết.

Hải quân Trung Quốc xác nhận quả ngư lôi bị thất lạc chỉ là phiên bản huấn luyện và "được phóng mà không có mục tiêu cụ thể".

Trước đó, ông Bùi Văn Thành, Chủ tịch UBND huyện Tuy An, Phú Yên, cho biết ngư dân tìm thấy "vật thể lạ" mắc vào lưới khi đánh cá trên vùng biển An Hải, cách bờ khoảng 4 hải lý vào chiều 18/12. Vật thể hình trụ dài 6,8 m có màu đen và cam, đường kính gần 54 cm.

Ngư lôi huấn luyện được chế tạo với đầy đủ tính năng và hệ thống cảm biến, dẫn đường như ngư lôi chiến đấu, chỉ khác ở chỗ chúng không có đầu nổ và phần mũi thường được sơn màu cam để phân biệt.

Theo quy trình huấn luyện thông thường của các nước, sau khi phóng khỏi tàu và di chuyển hết tầm, ngư lôi huấn luyện sẽ nổi lên mặt biển để các tàu tham gia huấn luyện thu hồi.

Phần đầu vật thể có màu cam. Ảnh: Khắc Nho.

"Vật thể lạ" được ngư dân Phú Yên tìm thấy hôm 18/12. Ảnh:Khắc Nho.

Tàu thu hồi sau đó được triển khai để tìm kiếm quả ngư lôi huấn luyện và kéo nó bằng dây cáp ở cuối đuôi tàu. Nếu ngư lôi bị thất lạc hoặc bị chìm, hoạt động huấn luyện sẽ bị ngừng lại, các tàu bắt đầu tìm kiếm từ vị trí phóng lôi và kéo dài theo đường đi của ngư lôi huấn luyện.

Việc tìm kiếm được mở rộng ra khu vực có bán kính gấp 2,4 lần tầm phóng của ngư lôi và dừng lại nếu không phát hiện ngư lôi sau hai lần tìm kiếm toàn bộ khu vực.

Ngư lôi huấn luyện sau khi phóng có thể bị dòng hải lưu cuốn đến khu vực khác cách xa nơi huấn luyện. Tháng 4/2017, lực lượng bảo vệ bờ biển Litva phát hiện một ngư lôi huấn luyện do Nga sản xuất trên bờ biển thuộc mũi đất Curonian, cách biên giới Nga khoảng một km.

Đọc thêm

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?
(PLVN) - Tổng thống đắc cử Donald Trump mới đây đã tuyên bố sẽ mở rộng lãnh thổ và sự kiểm soát của quốc gia này, trong đó bao gồm việc sẽ giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama. Tầm ảnh hưởng của Kênh đào Panama lớn tới đâu và lý do của Mỹ khi bày tỏ mong muốn “đòi lại” con kênh đào này là gì?

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.