Trung Quốc thông qua nghị quyết luật an ninh Hong Kong

Kỳ họp quốc hội thứ 13 của Trung Quốc tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh. Ảnh: Xinhua.
Kỳ họp quốc hội thứ 13 của Trung Quốc tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh. Ảnh: Xinhua.
(PLVN) - Quốc hội Trung Quốc gồm gần 2.900 đại biểu đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết xây dựng luật an ninh Hong Kong trong phiên họp chiều nay – 28/5.

Nghị quyết được Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPC), tức quốc hội Trung Quốc, thông qua với 2.878 phiếu thuận, một phiếu chống và 6 phiếu trắng trong phiên bế mạc kỳ họp thường niên ở Bắc Kinh hôm nay. Nghị quyết có tên gọi chính thức là "Nghị quyết NPC về Thiết lập, Cải thiện hệ thống pháp luật và Cơ chế thực thi cho Đặc khu hành chính Hong Kong để bảo đảm an ninh".

Ủy ban Thường vụ NPC hiện được ủy quyền soạn thảo điều luật chi tiết. Dự luật có thể được ban hành trong vài tuần tới mà không cần thông qua Hội đồng lập pháp của Hong Kong. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường sẽ tổ chức họp báo hôm nay để trả lời các câu hỏi của các phóng viên từ khắp nơi trên thế giới.

Luật an ninh mới sẽ cấm các hành vi và hoạt động ly khai, lật đổ, khủng bố và can thiệp nước ngoài ở đặc khu. Luật cũng có thể cho phép các cơ quan an ninh và tình báo Trung Quốc thiết lập cơ sở trong thành phố.

Trước khi cuộc bỏ phiếu diễn ra, cảnh sát chống bạo động đã được triển khai trên khắp Hong Kong để ngăn chặn bất kỳ cuộc biểu tình tiềm năng nào.

Nghị quyết về dự luật an ninh Hong Kong được đệ trình lên quốc hội Trung Quốc hôm 22/5. Bắc Kinh khẳng định dự luật trên thực tế củng cố nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ", phục vụ lợi ích và hỗ trợ Hong Kong phát triển. Trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam bác bỏ những chỉ trích cho rằng dự luật sẽ gây hậu quả tiêu cực đối với nền kinh tế của thành phố và trấn an người dân rằng dự luật không vi phạm quyền và tự do của họ, mà chỉ nhằm vào nhóm thiểu số cực đoan.

Trước đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 27/5 tuyên bố Hong Kong không còn được hưởng mức độ tự chủ cao với Trung Quốc đại lục và không còn đủ điều kiện được đối xử theo cách luật Mỹ đã áp dụng cho Hong Kong trước tháng 7/1997. Nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật, Canada, Australia, Anh và EU đã bày tỏ thái độ về dự luật này.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...

Ưu điểm 'xe tăng tốt nhất thế giới' của Nga

Một mẫu xe tăng hiện đại hoá từ nguyên mẫu T-72 của Nga.
(PLVN) - Dù có thiết kế rất đơn giản nhưng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Nga là xe tăng tốt nhất thế giới, hãng tin Sputnik dẫn lời nhà báo Brandon Weichert trên ấn phẩm The National Interest (TNI) của Mỹ khẳng định.

Vì sao UNESCO khuyến nghị bảo tồn di sản nghe nhìn?

Hoạt động kiểm kê phim tại Kho lưu trữ UNESCO. (Ảnh: UNESCO)
(PLVN) - Di sản nghe nhìn là những tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số cùng với các nguy cơ tự nhiên và nhân tạo đang đe dọa sự tồn tại của các tài liệu này. Nhận thức được điều đó, UNESCO đã không ngừng thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn di sản nghe nhìn, nhằm đảm bảo tính bền vững và khả năng tiếp cận cho các thế hệ tương lai.