Trung Quốc: Thịt lợn khan hiếm, thịt chó, thịt thỏ lên ngôi

Hình ảnh về cuộc khủng hoảng thịt lợn ở Trung Quốc
Hình ảnh về cuộc khủng hoảng thịt lợn ở Trung Quốc
(PLVN) - Khi cuộc khủng hoảng thịt lợn ở Trung Quốc chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, người dân nước này đang tìm mọi cách để lấp đầy khoảng trống đối với thịt lợn. Thậm chí, nhiều người khôi phục lại thói quen ăn thịt chó mà nhiều người đang cố gắng từ bỏ vài năm trở lại đây.

Thịt lợn trở thành món ăn xa xỉ 

Cho đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc sẽ đưa thêm vào thị trường gần 10.000 tấn thịt lợn đông lạnh từ các kho dự trữ trung ương để ổn định giá cả và đối phó với khủng hoảng nguồn thịt. Thế nhưng, đối với người dân nghèo ở khu vực nông thôn xa xôi, tiếp cận được với nguồn thịt lợn đông lạnh xả ra từ các kho dự trữ là điều khó khăn.

“Cái khó ló cái khôn”, người dân Trung Quốc, đặc biệt là ở những khu vực nông thôn nghèo, đã nghĩ ra nhiều cách đối phó với tình trạng thiếu thịt lợn, như: nuôi lợn khổng lồ to như gấu Bắc Cực, nặng tới 750kg, gấp 5 lần bình thường hay tìm tới những món ăn khác như là thịt chó, thịt thỏ.

Giống như hầu hết các nhà hàng nhỏ ở vùng nông thôn huyện Vạn An, Cát An, tỉnh Giang Tây, nhà hàng Little Wealth God không có thực đơn. Thực khách trực tiếp vào bếp chọn rau, cá, thịt sống và nói cho đầu bếp họ muốn chế biến theo dạng nào.

Trước đây khi tới cửa hàng này, các thực khách sẽ vào thẳng bếp, chọn món thịt lợn mà họ ưa thích và yêu cầu đầu bếp nấu theo. Thế nhưng, từ khi giá thịt lợn, món thịt phổ biến nhất Trung Quốc, tăng vọt, loại thịt này ngày càng khan hiếm. Thay vào đó, nhiều người dân địa phương đành “quay lại” với những món ăn truyền thống vốn đã biến mất gần đây. “Tại sao không chọn thịt chó nếu muốn dùng một ít thịt?”, người phục vụ của nhà hàng gợi ý. Chưa kể, giá thịt lợn cao ngất trời khiến nhiều thực khách không còn mặn mà.

Khi giá thịt lợn tiếp tục tăng, người tiêu dùng trở nên khó chịu, đặc biệt là những người có thu nhập thấp. Tình trạng này khiến người dân hoài nghi khi chính phủ thuyết phục họ về tương lai kinh tế tươi sáng của đất nước. Tại một siêu thị ở trung tâm huyện Vạn An, giá thịt lợn nạc là 72 tệ (khoảng 235.000 đồng/kg), còn giá sườn lợn là 74 tệ/kg – gấp đôi giá của thời điểm 1 năm trước. 

Thị chó, thịt thỏ thay thế

Giá thịt lợn tăng chóng mặt gây khó khăn thêm cho cuộc sống của người dân ở Vạn An, huyện nằm trong danh sách các địa phương nghèo của Trung Quốc cho đến năm 2018. Thu nhập trung bình của người dân nơi đây khoảng 2.500 tệ mỗi tháng, ít hơn 1/3 hoặc 1/4 so với người dân ở các thành phố lớn của nước này.

Tại các khu chợ vùng ven của Vạn An, hầu hết các quầy hàng thịt lợn đều đã nghỉ bán vì không mấy người dân dám mua. Giờ đây, nhu cầu ăn thịt lợn ở Trung Quốc lớn đến mức chuỗi cung cấp toàn cầu không thể bù đắp, khiến người dân ở những địa phương như Vạn An vẫn phải coi thịt lợn là món ăn xa xỉ trong một thời gian dài nữa. 

Nhận thấy sự thờ ơ của người tiêu dùng với thịt lợn do giá cao, siêu thị có chương trình khuyến mãi thịt thỏ với giá rẻ hơn bình thường, ở mức 43,6 nhân dân tệ (khoảng 140.000 đồng) mỗi kg. Ngoài ra, theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, một số địa phương thuộc tỉnh Giang Tây, người dân đã đưa thịt chó trở lại bàn ăn. Báo chí nước này cũng kêu gọi người dân nên giảm tiêu thụ thịt lợn và tăng lựa chọn những thực phẩm khác thay thế. 

Hiện Chính phủ Trung Quốc áp dụng một số biện pháp khẩn cấp để tăng lượng cung thịt lợn, cố gắng hết sức để giúp nông dân mở rộng chăn nuôi và tăng cường nhập khẩu. Thịt lợn nhập khẩu vào Trung Quốc tăng 43,6% lên 1,32 triệu tấn trong 9 tháng đầu năm nay, theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc. 

Tuy nhiên, chưa có dấu hiệu nào cho thấy cuộc khủng hoảng thịt lợn ở Trung Quốc sẽ sớm kết thúc. Cục Thống kê quốc gia nước này cho biết giá thịt lợn trung bình trên cả nước trong tháng 9 tăng 69% so với cùng kỳ năm ngoái, đẩy chỉ số giá tiêu dùng tăng thêm 3%, chạm mục tiêu lạm phát mà Bắc Kinh đề ra cho năm 2019. Giá thịt lợn dự kiến còn tăng nữa vì số lợn còn lại của nước này đang giảm xuống. Các chuyên gia tin rằng sẽ phải mất nhiều năm để đàn lợn Trung Quốc hồi phục trở lại sau đợt càn quét khủng khiếp của dịch tả lợn lần này.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.