Trung Quốc siết chặt lại việc đeo khẩu trang

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Cơ quan y tế Trung Quốc vừa ban hành hướng dẫn mới, nâng cao hơn yêu cầu đeo khẩu trang đối với công chúng - kể cả ở các khu vực ngoài trời.

Hướng dẫn mới này được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc đang phải vật lộn với sự bùng phát tồi tệ nhất của COVID-19 trong hơn một năm qua. Hiện, biến thể Delta đã xuất hiện tại hơn một nửa số tỉnh của Trung Quốc, khiến các nhà chức trách phải cảnh giác cao độ với việc đóng cửa nghiêm ngặt, kiểm tra hàng loạt và hạn chế đi lại đối với hàng chục triệu cư dân.

Ngày 13/8, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã ban hành hướng dẫn sửa đổi, yêu cầu công chúng đeo khẩu trang không chỉ ở các địa điểm trong nhà và phương tiện giao thông công cộng mà còn ở các khu vực đông đúc ngoài trời.

“Người dân đã chủ quan hơn trong việc phòng chống COVID-19 khi đại dịch kéo dài. Một số người cho rằng họ không phải đeo khẩu trang sau khi tiêm chủng, dẫn đến sơ hở trong phòng chống dịch và bảo vệ cá nhân”, Ủy ban Y tế Quốc gia cho biết.

Vũ Hán đang hành động quyết liệt để ngăn chặn sự bùng phát của biến thể Delta.

Vũ Hán đang hành động quyết liệt để ngăn chặn sự bùng phát của biến thể Delta.

Việc Trung Quốc thắt chặt các yêu cầu về khẩu trang diễn ra khi các nước khác cũng tiến hành sửa đổi hướng dẫn về khẩu trang. Chẳng hạn như, các nhà chức trách ở Mỹ hiện khuyến cáo những người đã tiêm phòng đầy đủ nên đeo khẩu trang trong nhà nếu ở những khu vực có khả năng lây truyền COVID-19 “đáng kể” và “cao”.

Hướng dẫn cập nhật của Trung Quốc nêu rõ rằng công chúng hiện nay nên đeo khẩu trang ở các trung tâm mua sắm, siêu thị, rạp chiếu phim, phòng triển lãm và sân bay cũng như tất cả các phương tiện giao thông công cộng và thang máy.

Ngoài ra, cũng cần phải đeo khẩu trang ở các khu vực ngoài trời đông đúc, như quảng trường công cộng và công viên .

Hướng dẫn mới cũng thắt chặt các yêu cầu về khẩu trang đối với các nhóm chuyên môn chính được coi là có nguy cơ nhiễm virus cao hơn, bao gồm những người làm việc với nhân viên và hàng hóa ở nước ngoài, nhân viên y tế, nhân viên dọn dẹp, nhân viên bảo vệ và lái xe làm việc tại cảng, sân bay, hải quan và bệnh viện.

Trong hướng dẫn riêng ban hành hôm nay, Ủy ban Y tế Quốc gia còn đưa các phòng chơi mạt chược, phòng tập thể dục, cửa hàng trà sữa và các cơ sở dạy thêm vào danh sách mở rộng các “địa điểm chính” để phòng chống và kiểm soát dịch bệnh.

Theo các nhà chức trách, các tiệm chơi mạt chược, nơi phổ biến với những người lớn tuổi, đóng vai trò chính trong việc lây lan COVID ở phía đông thành phố Dương Châu, một điểm nóng của đợt bùng phát dịch bệnh lần này, với 25 trường hợp mới được ghi nhận trong ngày.

Trước đợt bùng phát dịch bệnh hiện tại, cuộc sống ở Trung Quốc phần lớn đã trở lại bình thường, trừ các ổ dịch nhỏ, biệt lập. Nước này cũng liên tục tổ chức nhiều lễ hội âm nhạc, gây xôn xao thế giới.

Đợt bùng phát hiện tại bắt đầu vào tháng 7 ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc, nơi 9 nhân viên dọn vệ sinh sân bay bị phát hiện nhiễm bệnh trong một cuộc kiểm tra định kỳ, trước khi lây lan cho các đồng nghiệp khác.

Cũng trong ngày hôm nay, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc ghi nhận 47 ca nhiễm cộng đồng trong cả nước.

Ủy ban Y tế Quốc gia thông báo, tính đến nay, 770 triệu người ở Trung Quốc đã được tiêm chủng đầy đủ, chiếm 55% trong tổng số 1,4 tỷ dân của nước này.

Tin cùng chuyên mục

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua

Chấn động thế giới những vụ tai nạn cuối tuần qua

(PLVN) - Thế giới vừa trải qua một cuối tuần nhiều biến động với loạt tai nạn thảm khốc xảy ra ở nhiều nơi: Xe khách lao xuống vực ở Brazil, máy bay Nga bốc cháy khi hạ cánh ở Thổ Nhĩ Kỳ, lũ quét kinh hoàng ở Indonesia và cháy lớn thiêu rụi khu ổ chuột ở Philippines...

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.