Trung Quốc phát triển cảm biến nhỏ như hạt vừng gắn vào não người

Một cảm biến siêu âm hydrogel tiêm và phân hủy sinh học có kích thước bằng hạt vừng có thể giúp phát hiện áp lực nội sọ và lưu lượng máu trong não. (Ảnh: Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung)
Một cảm biến siêu âm hydrogel tiêm và phân hủy sinh học có kích thước bằng hạt vừng có thể giúp phát hiện áp lực nội sọ và lưu lượng máu trong não. (Ảnh: Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Các nhà khoa học Trung Quốc mới phát triển một loại cảm biến siêu nhỏ, có khả năng phân hủy sinh học, có thể tiêm vào não bệnh nhân để theo dõi áp lực nội sọ và lưu lượng máu.

Theo SCMP, cảm biến gel chỉ có kích thước bằng hạt vừng, hứa hẹn mang lại bước tiến lớn trong việc chăm sóc bệnh nhân bị chấn thương hoặc ung thư não.

Loại cảm biến này không dây gốc hydrogel này có thể đo nhiệt độ, độ pH, áp lực nội sọ và lưu lượng máu với sự trợ giúp của đầu dò siêu âm bên ngoài. Nó có thể lắp nhiều gel cùng lúc để đo các thông số khác nhau.

Các thử nghiệm cho thấy nó có thể thực hiện các phép đo này với độ chính xác vượt trội so với các cảm biến hiện đang được sử dụng.

Giáo sư tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung Zang Jianfeng là tác giả chính của cảm biến siêu âm metagel cho biết, sản phẩm có thể tiêm, sử dụng công nghệ siêu vật liệu âm thanh tiên tiến và có kích thước chỉ 2×2×2 mm, bằng hạt vừng.

Thông qua đầu dò siêu âm bên ngoài, cảm biến này có thể theo dõi không dây những thay đổi trong các thông số sinh lý ở bộ não.

Khi thử nghiệm trên chuột và lợn, cảm biến gel này duy trì sự ổn định trong não tới một tháng và tự tiêu hoàn toàn sau bốn tháng. Thông qua thử nghiệm, họ phát hiện rằng "Metagel vượt trội hơn đầu dò khi theo dõi áp lực nội sọ lâm sàng về khả năng phân giải và độ chính xác về thời gian".

Thiết kế không dây và khả năng phân hủy sinh học của cảm biến này sẽ giúp các bệnh nhân điều trị ung thư hoặc bị chấn thương não tránh được các cuộc phẫu thuật bổ sung để loại bỏ thiết bị. Các cảm biến gel bắt đầu tự tiêu sau năm tuần, tuy nhiên Giáo sư Zang cho biết, chúng có thể được thiết kế để hoạt động lâu hơn nếu cần.

Ngoài ra, nó cũng ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng do đầu dò lâm sàng có dây, vốn được sử dụng để truyền dữ liệu qua các lỗ trên da đầu.

Nhóm nghiên cứu cho biết, các cảm biến gel có thể được thu nhận bằng đầu dò siêu âm bên ngoài cách xa hơn 10 cm, cho phép phát hiện kỹ lưỡng mô não.

So với các cảm biến áp lực nội sọ thương mại hiện có, cảm biến này có thể làm giảm đáng kể cơn đau của bệnh nhân.

Nhóm nghiên cứu hy vọng rằng, nghiên cứu của mình có thể đóng góp cho cuộc sống và sức khỏe của mọi người.

Đọc thêm

Giai đoạn 2040 - 2050, công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đạt quy mô trên 100 tỷ USD/năm

Ảnh minh họa. (Nguồn: istock)
(PLVN) - Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 1018/QĐ-TTg ngày 21/9 ban hành Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050. Trong đó, đặt ra mục tiêu quy mô doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đạt trên 100 tỷ USD/năm cho giai đoạn 2040 - 2050.

Tăng 15 bậc, Việt Nam vào nhóm ‘rất cao’ của Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử 2024

Bảng xếp hạng Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử 2024 của Liên hợp quốc. (Ảnh chụp màn hình)
(PLVN) - Trong bảng xếp hạng Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử (EGDI) năm 2024, Việt Nam có vị trí thứ 71 trong 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc, tăng 15 bậc so với năm 2022. Với kết quả này, Việt Nam lần đầu tiên được xếp vào nhóm EGDI ở mức Rất cao và vươn lên vị trí xếp hạng cao nhất kể từ khi bắt đầu tham gia đánh giá EGDI của Liên hợp quốc vào năm 2003.

In thạch bản - đột phá công nghệ ở Trung Quốc

In thạch bản - đột phá công nghệ ở Trung Quốc
(PLVN) - Trung Quốc vừa đạt được những bước tiến đáng kể trong việc phát triển máy in thạch bản tia cực tím sâu (DUV) nội địa. Đây là một cột mốc quan trọng, cho thấy nỗ lực không ngừng của Trung Quốc trong việc giảm sự phụ thuộc vào công nghệ chip nước ngoài và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp bán dẫn trong nước.

Đã có 100% sóng di động tại Yên Bái

Các nhân viên kỹ thuật VNPT đang nỗ lực khôi phục hệ thống thông tin cho người dân tại Yên Bái.
(PLVN) - Trong mấy ngày này, tại các tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề do Cơn bão số 3 và lũ quét/sạt lở, VNPT đã triển khai đồng bộ các giải pháp khắc phục (xử lý truyền tải, đảm bảo nguồn điện, đảm bảo duy trì cơ sở hạ tầng… Hàng ngàn CBCNV của Tập đoàn VNPT đang làm việc không quản ngày đêm để khắc phục mạng lưới đảm bảo phục vụ người dân và chính quyền.

Dự kiến lùi thời gian tắt sóng di động 2G

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm chủ trì cuộc họp báo. (Ảnh Thảo Anh)
(PLVN) - Cục Viễn thông đang tham mưu với lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông lùi thêm thời gian của quy định tắt sóng 2G Only, để đảm bảo các nhà mạng có thêm khoảng thời gian hỗ trợ người dân cũng như tiếp tục thông tin tới người dân về quy định tắt sóng 2G.

Roaming ngay tại các khu vực có khả năng bị mất liên lạc kéo dài

Các doanh nghiệp viễn thông cần roaming ngay tại các khu vực có khả năng mất liên lạc kéo dài. (Ảnh minh họa: Viettel)
(PLVN) - Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các doanh nghiệp viễn thông triển khai roaming (chuyển vùng) ngay tại các khu vực có nhà mạng có khả năng bị mất liên lạc kéo dài; hướng dẫn người dân cách cài đặt để máy điện thoại có thể tự động chuyển vùng dịch vụ...