Trung Quốc: Mặt trái chương trình biến hàng loạt thôn quê thành “đô thị quyến rũ“

(PLVN) - Để thúc đẩy du lịch và cải thiện diện mạo vùng nông thôn, chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn sáng kiến biến các ngôi làng ở những miền quê thành "hàng nghìn thành phố quyến rũ", là nơi đáng sống, xinh đẹp, có tên gọi theo chủ đề gây tò mò như thành phố tôm hùm đất, thành phố Á vận hội, thành phố thi ca, thành phố tiên cảnh hay thành phố hạnh phúc... 
Dự án thành phố hạnh phúc được xây dựng ở thị trấn ven sông Vu Thành, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc
Dự án thành phố hạnh phúc được xây dựng ở thị trấn ven sông Vu Thành, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc

Dấu mốc bộc lộ nhiều rủi ro

Song mới đây, tập đoàn tư nhân JC Group, trụ sở ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, đơn vị đứng sau nhiều dự án thành phố chủ đề này, bất ngờ sụp đổ khi hàng chục lãnh đạo cấp cao của JC Group bị cảnh sát bắt, khiến hàng nghìn nhà đầu tư sốt sắng tìm câu trả lời và đòi lại tiền đầu tư trong vô vọng.

Cú sụp đổ bất ngờ của JC Group đánh dấu một chương trình huy động vốn đầu tư bị phá sản khác ở Trung Quốc và bộc lộ nhiều rủi ro lớn của cuộc vận động phát triển dựa vào vay nợ.

Ước tính, khoảng 3.800 nhà đầu tư cá nhân đang đứng trước nguy cơ mất tiền vì đầu tư cho các quỹ của JC Group. Chưa có báo cáo về tổng thiệt hại nhưng ngưỡng đầu tư tối thiểu cho mỗi nhà đầu tư góp vốn cho JC Group là một triệu nhân dân tệ (148.480 USD).

JC Group, được thành lập bởi doanh nhân Wei Jie vào năm 2008, đóng vai trò như là nhà môi giới giữa các chính quyền địa phương đang hăm hở huy động vốn để phát triển nền kinh tế và những nhà đầu tư giàu có Trung Quốc đang tìm kiếm các hợp đồng lợi nhuận cao.

JC Group đã ký kết các thỏa thuận hợp tác với các chính quyền địa phương ở Trung Quốc để phát triển hơn 50 dự án "thành phố quyến rũ" trên khắp đất nước, trong đó có thành phố hạnh phúc được xây dựng ở thị trấn ven sông Vu Thành, tỉnh Chiết Giang thuộc đồng bằng sông Dương Tử.

Dự án thành phố hạnh phúc, được công bố hồi năm 2017, bao gồm một khu phố mua sắm đồ chơi tình dục, một trung tâm triển lãm tình dục và một "khách sạn tình yêu". Tất cả điểm nhấn này dường như là một thế giới xa rời hoàn toàn với quang cảnh truyền thống của Vu Thành với những vườn nho, vườn dâu tằm và các ao nuôi rùa. Dự án có chi phí đầu tư 10 tỷ nhân dân tệ (1,5 tỷ USD) nhưng vẫn thu hút tiền đầu tư bất chấp bản chất kỳ dị của dự án.

JC Group sử dụng các thỏa thuận với những chính quyền địa phương để thuyết phục nhà đầu tư góp vốn thông qua các kênh ngân hàng "bóng tối", vốn ít bị kiểm soát ở Trung Quốc. Công ty đã bán ít nhất 350 "quỹ tư nhân" cho các nhà đầu tư, huy động nhiều tỷ nhân dân tệ bằng lời hứa hẹn lợi nhuận cao đến 12%/năm.

Một tài liệu từ JC Fortune, một đơn vị quản lý tài sản của JC Group, cho biết tính đến tháng 9/2017, đơn vị này đã huy động được 70 tỷ nhân dân tệ (10,4 tỷ USD) giá trị tài sản.

Tuy nhiên, hoạt động huy động vốn đột ngột dừng lại vào ngày 28/4/2019 khi cảnh sát quận Củng Thự, thành phố Hàng Châu, phát thông báo cho hay đã bắt Wei và các lãnh đạo cấp cao khác của JC Group với cáo buộc "huy động vốn bất hợp pháp", tội danh có khung hình phạt cao nhất là tù chung thân.

Cảnh sát đã yêu cầu các nhà đầu tư của JC Group nộp đơn tố cao trực tuyến nhưng khuyến cáo họ không được tham gia các cuộc biểu tình bất hợp pháp.

Hàng trăm nhà đầu tư đã ký đơn kiến nghị gửi đến Sở Công an thành phố Hàng Châu và chính quyền tỉnh Chiết Giang vào tuần trước, yêu cầu các chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm vì đã hậu thuẫn hoặc ký kết các thỏa thuận hợp tác với JC Group hoặc không giám sát những phương pháp huy động vốn của công ty này.

“Lạc quan mù quáng”

"JC Group là công ty rất nổi bật ở Hàng Châu, thậm chí cả ở tỉnh Chiết Giang. Công ty có trụ sở riêng ở Hàng Châu và tập trung vào các dự án đối tác công tư (PPP) suốt nhiều năm. Công ty đã trả các khoản tiền thuế lớn cho chính quyền địa phương", Jay Li, một nhà đầu tư từ Quảng Châu, người đã rót tiền vào một quỹ đầu tư "thành phố quyến rũ" của JC Group, bức xúc nói.

Li được một người bạn thân, vốn là cựu lãnh đạo ngân hàng, thuyết phục đầu tư vào các "thành phố quyến rũ". Người bạn sau đó trở thành giám đốc kinh doanh ở JC Group. Cả hai đã đến xem địa điểm xây dựng dự án thành phố tôm hùm đất ở tỉnh Giang Tô và nhận thấy cơ hội kinh doanh béo bở khi chứng kiến ngành công nghiệp nuôi tôm đang phát triển bùng nổ tại đây. Vụ bắt Wei cho thấy họ đã lạc quan mù quáng.

Tập đoàn tư nhân JC Group có trụ sở ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.
Tập đoàn tư nhân JC Group có trụ sở ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc.

"Vì sao bỗng dưng JC Group bị cáo buộc huy động vốn bất hợp pháp. Nếu JC Group có các sai phạm từ lâu về huy động vốn bất hợp pháp và lừa đảo, thì tất cả các chính quyền địa phương đã ký kết thỏa thuận hợp tác với công ty này nợ chúng tôi một lời giải thích?", Li nhấn mạnh.

Liu Lijia, doanh nhân thành đạt ở Hàng Châu, cũng đầu tư một triệu nhân dân tệ vào một quỹ của JC Group để xây dựng thành phố Á vận hội, lấy theo tên của kỳ Á vận hội diễn ra ở Chiết Giang vào năm 2022. Nguy cơ mất trắng tiền đầu tư vào dự án kể trên đã khiến ông suy sụp.

"Trước khi ký kết hợp đồng góp vốn với JC Group, tôi thậm chí đã đến địa điểm của dự án để kiểm tra cùng với một số nhà đầu tư tiềm năng khác. Chúng tôi kiểm tra kỹ tất cả các tài liệu đối tác công tư (PPP) bao gồm một nghị quyết của hội đồng nhân dân thành phố Hồ Châu, tỉnh Chiết Giang, ca ngợi sự hợp tác giữa JC Group và chính quyền địa phương", ông cho hay.

Tuy nhiên, từ khi Wei bị bắt, các cuộc gọi đến trụ sở chính quyền Hồ Châu không có ai bắt máy.

Cả Jay Li lẫn Liu Lijia đã trải quan nhiều đêm mất ngủ. Họ lo ngại nếu Wei bị kết án về tội huy động vốn bất hợp pháp, các tài sản của JC Group có thể bị thanh lý với giá rẻ mạt, lúc đó, họ khó có khả năng thu hồi đầy đủ tiền đầu tư.

Cơn sốt không bền vững

Sáng kiến xây dựng hàng nghìn "thành phố quyến rũ" phù hợp với ước vọng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về việc hiện đại hóa và đô thị hóa phần lớn lãnh thổ vào năm 2050. Từ thời điểm đề xuất vào năm 2016, sáng kiến nhận được phản hồi nồng nhiệt từ các làng và thị trấn khắp Trung Quốc. Các chính quyền địa phương nhanh chóng đề xuất một chủ đề cho dự án "thành phố quyến rũ" của họ.

Cùng lúc, chính quyền trung ương ở Bắc Kinh đẩy mạnh khuyến khích các dự án PPP, nơi các công ty tư nhân đấu thầu và tiếp quản những dự án công để thúc đẩy đầu tư hạ tầng bằng nguồn vốn tư nhân, từ đó, giúp giảm áp lực cho các chính quyền địa phương vốn đã gánh những khoản nợ lớn.

Song mô hình PPP sớm trở thành công cụ để che giấu các khoản nợ địa phương. Hồi tháng 3/2019, Bộ Tài chính Trung Quốc ra chỉ thị siết chặt quy định liên quan đến các dự án PPP ở những chính quyền địa phương nhằm ngăn ngừa các chính quyền này tích lũy nợ thông qua các dự án PPP. Ngoài ra, chỉ thị còn yêu cầu các chính quyền địa phương không được cam kết 10% ngân sách cho những dự án PPP.

Thái độ của Bắc Kinh đối với sáng kiến "thành phố quyến rũ" cũng thay đổi vì sáng kiến này rõ ràng đã đi chệch hướng với mục tiêu ban đầu chuyển đổi một số khu vực của Trung Quốc thành miền quê xinh đẹp.

Chẳng hạn, chính quyền huyện Toại Xương, thành phố Lệ Thủy, tỉnh Chiết Giang, đã ký thỏa thuận hợp tác với JC Group để triển khai dự án xây dựng thành phố doanh nhân thương mại điện tử nông thôn. Tuy nhiên, một nhân viên Phòng Thương mại huyện Toại Xương cho biết dự án trên giờ đây bị tạm dừng.

Simon Zhao, giám đốc Trung tâm Quốc tế về Nghiên cứu Trung Quốc ở Đại học Hong Kong, nhận định cơn sốt xây dựng "thành phố quyến rũ" là không bền vững và nhiều dự án không hợp lý về mặt kinh tế.

"Các chính quyền địa phương sử dụng danh xưng của dự án để thể hiện sự trung thành với sáng kiến đô thị hóa mới của Chủ tịch Tập. Hầu hết các dự án như vậy không đem lại lợi nhuận và không có những biện pháp bảo vệ pháp lý cho nhà đầu tư tư nhân", ông nói.

Tại một cuộc họp hồi đầu tháng 4, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) cho hay chính phủ sẽ hỗ trợ sự phát triển có trật tự của các "thành phố quyến rũ" nhưng sẽ dần loại bỏ những dự án lạm dụng khái niệm này. Đối với những nhà đầu tư đã trót rót tiền vào các dự án "thành phố quyến rũ", quyết định này không có nhiều ý nghĩa và quá chậm trễ.

Tại cuộc đối thoại, có 35 ý kiến, kiến nghị liên quan nông nghiệp, nông thôn được đưa ra. (Ảnh: Minh Anh)

Hà Nội: Sẽ có phương án khai thác hiệu quả vùng đất bãi 29.000ha

(PLVN) - UBND TP Hà Nội vừa tổ chức cuộc đối thoại giữa Chủ tịch UBND TP với nông dân Thủ đô năm 2024 với chủ đề "Phát huy tiềm năng, lợi thế của Thủ đô, hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững". Liên quan đến các câu hỏi của nông dân với từng lĩnh vực, đại diện lãnh đạo Sở NN&PTNT, Sở TN&MT, Sở Công Thương… đã giải đáp cụ thể.
Phiên làm việc thông qua Nghị quyết. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)

Chính thức thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận

(PLVN) - Chiều 30/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất với 415/460 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 86,64% tổng số đại biểu Quốc hội.
Phối cảnh nhà hát bên Hồ Tây, Hà Nội.

Chuẩn bị xây nhà hát Opera tại bán đảo Quảng An

(PLVNN) - Bán đảo Quảng An sẽ phát triển trục cây xanh, khu vui chơi giải trí, công viên văn hóa tâm linh, công viên nghệ thuật chuyên đề, cùng một nhà hát hiện đại quy mô lớn hiện đại tiêu biểu cho Thủ đô.

Ảnh minh hoạ.

Động thái quan trọng liên quan thị trường bất động sản

(PLVN) -  Quốc hội mới ra Nghị quyết về tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (BĐS) và phát triển nhà ở xã hội; trong đó có nội dung giao Chính phủ sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các luật về thuế, có quy định về mức thuế cao hơn với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang... Vấn đề gây ý kiến trái chiều nhiều năm qua, cuối cùng đã có hướng quyết định.
Quang cảnh phiên làm việc ngày 21/11. (Ảnh: Nghĩa Đức)

Cân nhắc quy mô dự án nhà ở thương mại được phép thí điểm

(PLVN) - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Tâm cho rằng, tiêu chí lựa chọn dự án nhà ở thương mại thực hiện thí điểm đã được quy định tại khoản 3 Điều 3 dự thảo Nghị quyết, nhưng việc không giới hạn điều kiện (diện tích, quy mô dự án…) là quá rộng.
Ảnh minh họa.

Bộ Công an đề xuất giải pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong xác định giá đất

(PLVN) - Theo Bộ Công an, việc thẩm định giá đất theo phương pháp thặng dư phụ thuộc nhiều các ước tính chủ quan của thẩm định viên về giá và công ty thẩm định giá… có nguy cơ thất thoát cho ngân sách. Do đó, Bộ Công an đề xuất giải pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực trong việc xác định giá đất.
Ảnh minh hoạ.

Giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng

(PLVN) -  “Tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát”, là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024.
Bên trong một căn hộ tại một dự án NƠXH ở Hải Phòng. (Ảnh: Hải Anh)

Sở Xây dựng Hải Phòng: Phản hồi thông tin mua nhà ở xã hội phải trả tiền “chênh”

(PLVN) - Mới đây, gửi thắc mắc đến Giải đáp chính sách Online - Cổng thông tin điện tử Chính phủ (chinhsachonline.chinhphu.vn), một người dân cho rằng, hiện nay, một số người dân đủ điều kiện mua nhà ở xã hội (NƠXH) tại TP Hải Phòng không thể mua được với giá trị như thông báo công khai mà đều phải mua qua các đại lý bất động sản do chủ đầu tư chỉ định và phải trả thêm số tiền "chênh" 100 - 300 triệu đồng tùy vị trí.
Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

Đà Nẵng: Người dân bị thu hồi đất được đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp

(PLVN) - Chiều 1/11, Sở TN&MT TP Đà Nẵng phối hợp với Đoàn Luật sư thành phố tổ chức Tọa đàm chuyên đề “Công tác giải tỏa đền bù – Nhìn từ góc độ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất” nhằm tìm quy chế phối hợp chặt chẽ giữa hai đơn vị để nâng cao chất lượng đền bù giải tỏa thời gian tới.