Trung Quốc không muốn chiến tranh thương mại với Mỹ

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
(PLVN) - Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 22/11 khẳng định Bắc Kinh muốn đạt được một thỏa thuận thương mại ban đầu với Mỹ và đang nỗ lực để tránh xảy ra một cuộc chiến thương mại với nước này.

Theo Reuters, tuyên bố trên được Chủ tịch Trung Quốc đưa ra trong phát biểu với các đại diện tham dự Diễn đàn Kinh tế Mới do Bloomberg LP đăng cai tổ chức ở Đại lễ đường nhân dân tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc.

“Chúng tôi muốn hợp tác để đạt được một thỏa thuận “giai đoạn 1” trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau”, Chủ tịch Trung Quốc nhấn mạnh, đề cập đến thỏa thuận thương mại với Mỹ. Tuy nhiên, ông Tập cũng cảnh báo rằng Trung Quốc sẵn sàng có hành động đáp trả nếu cần thiết.

“Khi cần thiết, chúng tôi sẽ đáp trả, nhưng chúng tôi vẫn đang tích cực hợp tác để tránh xảy ra một cuộc chiến thương mại. Chúng tôi không khơi mào cuộc chiến này và đó không phải là điều chúng tôi muốn”, ông khẳng định.

Phát biểu của lãnh đạo Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa nước này với Mỹ đã leo thang kể từ tháng 7/2018, khi 2 nước liên tiếp đánh thuế kiểu “ăn miếng trả miếng” với hàng hóa trị giá hàng trăm tỷ USD của nhau.

Các nhà kinh tế cảnh báo rằng một cuộc tranh chấp kéo dài giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới làm tăng rủi ro với nền kinh tế toàn cầu bằng cách phá vỡ chuỗi cung ứng, hạn chế đầu tư và làm giảm niềm tin vào môi trường kinh doanh.

Tại một cuộc họp báo ngày 11/10, Tổng thống Trump và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin nói rằng một thỏa thuận ban đầu có thể mất 5 tuần để hoàn tất. 

Đến đầu tháng này, giới chức Mỹ và Trung Quốc thông báo 2 bên đã nhất trí dỡ bỏ thuế quan đối với hàng hóa của nhau trong giai đoạn 1 thỏa thuận thương mại nếu thỏa thuận này được hoàn tất. Tuy nhiên, đến ngày 12/11 vừa qua, ông Trump dù tuyên bố Mỹ và Trung Quốc đang tiến gần tới một thỏa thuận thương mại nhưng cũng cảnh báo Washington sẽ tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu của Bắc Kinh nếu hai bên không đạt được một thỏa thuận.

Giới chức Trung Quốc cho hay, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Trump có thể ký thỏa thuận vào đầu tháng 12. Theo một chuyên gia, 15/12 là ngày đáng chú ý vì đây là ngành khoản thuế quan của Mỹ với 156 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc sẽ có hiệu lực, nhằm vào những mặt hàng có nhu cầu cao trong dịp này như đồ dùng điện tử và vật liệu trang trí dịp Giáng sinh.

Người phát ngôn Nhà Trắng ngày 20/11 cũng xác nhận cuộc thảo luận đang tiếp tục và 2 bên đã đạt được tiến bộ đã về văn bản của thỏa thuận giai đoạn 1.

Song, Reuters dẫn lời các chuyên gia thương mại và những nguồn tin thân cận với Nhà Trắng cho hay, việc hoàn tất giai đoạn 1 thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung có thể kéo dài sang năm sau.

Thị trường tài chính toàn cầu trong tuần này đã có những biến động do lo ngại rằng các cuộc đàm phán thương mại giữa 2 nước có thể đi theo chiều hướng tiêu cực khi Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ ký ban hành 2 dự luật liên quan đến tình hình ở Hong Kong, Trung Quốc.

Các cuộc thảo luận giữa Mỹ và Trung Quốc cũng được cho là sẽ trở nên phức tạp thêm vì những tranh cãi trong Nhà Trắng về phương pháp để tiếp cận Trung Quốc.

Phát biểu tại Bắc Kinh hôm 20/11, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc – Trưởng đoàn đàm phán của Trung Quốc trong các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ - cũng cho hay ông lạc quan thận trọng về thỏa thuận giai đoạn 1 với Mỹ. 

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.