Trung Quốc: Công nghệ nhận diện khuôn mặt thi nhau đua nở

Công nghệ nhận diện khuôn mặt đang nở rộ tại Trung Quốc
Công nghệ nhận diện khuôn mặt đang nở rộ tại Trung Quốc
(PLO) -Theo giới chuyên môn, các công nghệ nhận diện khuôn mặt ở Trung Quốc cũng tiến bộ như ở các nước phát triển, nhưng Bắc Kinh tiến xa hơn khi ứng dụng chúng trong thương mại. Một số ngân hàng ở Trung Quốc đã tích hợp công nghệ nhận dạng khuôn mặt vào mạng lưới ATM. 

Theo đó, các cây ATM ở 3 chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC) tại thành phố Tế Nam, thủ phủ tỉnh Sơn Đông, đã ứng dụng công nghệ mới này thay thế thẻ ngân hàng. Khách hàng chỉ cần ấn nút kích hoạt hệ thống nhận dạng khuôn mặt, quét hình ảnh khuôn mặt thông qua camera, nhập số điện thoại di động hoặc số thẻ căn cước (ID), nhập số tiền cần giao dịch và mật khẩu.

Các chuyên gia kỹ thuật của ABC khẳng định, công nghệ này có thể loại trừ nguy cơ sao chép trái phép thông tin thẻ cũng như khả năng ATM “nuốt” thẻ, và có độ an toàn cao. Ngoài ABC, Ngân hàng China Merchants Bank và Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc cũng đã tích hợp công nghệ này vào mạng lưới ATM.

Từ tháng 4-2017, Đại học Sư phạm Bắc Kinh triển khai máy quét khuôn mặt đầu tiên và mở rộng phạm vi ứng dụng tại tất cả các phòng ở ký túc xá. Và quét khuôn mặt là một trong những thủ tục bắt buộc đối với tất cả các các sinh viên năm thứ nhất mới nhập trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh. Một số trường đại học sử dụng công nghệ này để phát hiện thí sinh thi hộ. Ant Financial, công ty trực thuộc Alibaba đã hợp tác với KFC tại thành phố Hàng Châu để ra mắt dịch vụ "cười để thanh toán".

Dịch vụ này cho phép khách hàng chọn “quét hình ảnh khuôn mặt” như một phương thức thanh toán sau khi đặt hàng. Và cửa hàng KFC ở thành phố Hàng Châu trở thành nơi đầu tiên trên thế giới thanh toán bằng cách nhận dạng khuôn mặt. Trong một số trường hợp, quá trình chứng thực sẽ yêu cầu người sử dụng xác nhận bằng video trực tiếp. Khi đó máy tính có thể phân tích những chuyển động khuôn mặt và đối chiếu với ảnh chứng minh nhân dân để xác thực danh tính.

Giới truyền thông cho rằng, cơn sốt thanh toán không tiền mặt đang phát triển như vũ bão tại Trung Quốc bởi tại hầu hết các thành phố lớn ở Trung Quốc, khi mua sắm trong siêu thị, ăn nhà hàng, thậm chí mua hàng ở xe bán rong ngoài phố, người tiêu dùng chỉ cần quét mã QR từ điện thoại.

Và 2 tên tuổi chiếm tới 90% thị trường thanh toán điện tử không tiền mặt của Trung Quốc hiện nay là Tencent và Alibaba. Theo số liệu thống kê mới nhất, thị trường thanh toán trực tuyến của Trung Quốc đã đạt con số 5,5 nghìn tỷ USD trong năm 2016, bằng gần 50 lần thị trường ở Mỹ. 

Trung Quốc sử dụng cây ATM nhận dạng khuôn mặt
 Trung Quốc sử dụng cây ATM nhận dạng khuôn mặt

Theo kết quả điều tra của công ty tư vấn IHS Markit, Trung Quốc đang tích hợp công nghệ nhận diện khuôn mặt vào mạng lưới camera giám sát với con số 176 triệu chiếc (Mỹ chỉ có 50 triệu camera), để truy bắt tội phạm và khủng bố.

Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ nhận dạng khuôn mặt đã thúc đẩy sự sáng tạo theo nhiều cách khác nhau. Công viên Thiên đàn ở Bắc Kinh đã sử dụng công nghệ nhận dạng khuôn mặt tại hệ thống nhà vệ sinh công cộng để ngăn chặn hành vi đánh cắp giấy vệ sinh. Còn ở thành phố Tế Nam, cảnh sát giao thông đã triển khai máy quét khuôn mặt tại các giao lộ để bắt và nêu tên những người đi bộ không chấp hành luật giao thông.../. 

Giới truyền thông cho biết, các nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Tự động hóa thuộc Viện Khoa học Trung Quốc (IACAS) vừa phát triển một công nghệ mới có thể nhận dạng con người thông qua cử chỉ. Được biết, công nghệ nhận dạng con người thông qua cử chỉ có nhiều điểm mạnh so với các công nghệ sinh trắc phổ biến hiện nay.

Trong khi công nghệ nhận dạng võng mạc chỉ có thể hoạt động hiệu quả khi khoảng cách thông thường tới mục tiêu không quá 30m, còn công nghệ nhận dạng khuôn mặt cần một khoảng cách nhỏ hơn (từ 5m trở xuống), nhưng công nghệ mới của IACAS có thể nhận dạng chính xác danh tính của đối tượng thông qua dáng đi trong khoảng cách tối đa 50m với tốc độ 200mm/giây bất kể là từ phía trước hay phía sau. Ngoài ra, công nghệ này không cần tới sự chủ động hợp tác của đối tượng. Và nó có thể được ứng dụng rộng rãi trong hệ thống an ninh, giao thông công cộng và trung tâm thương mại./. 

Đọc thêm

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?
(PLVN) - Tổng thống đắc cử Donald Trump mới đây đã tuyên bố sẽ mở rộng lãnh thổ và sự kiểm soát của quốc gia này, trong đó bao gồm việc sẽ giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama. Tầm ảnh hưởng của Kênh đào Panama lớn tới đâu và lý do của Mỹ khi bày tỏ mong muốn “đòi lại” con kênh đào này là gì?

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.