Trung Quốc cáo buộc Mỹ khơi mào cuộc chiến thương mại lớn nhất trong lịch sử kinh tế

Mỹ khơi mào chiến tranh thương mại với Trung Quốc.
Mỹ khơi mào chiến tranh thương mại với Trung Quốc.
(PLO) - Trung Quốc vừa qua đã cáo buộc Mỹ đã châm ngòi “cuộc chiến thương mại lớn nhất trong lịch sử kinh tế”, khi gói thuế trừng phạt của Washington lên tới 34 tỷ USD đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc bắt đầu có hiệu lực từ ngày 6/7. 

Ngày 6/7, 34 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc chính thức bị áp mức thuế 25% khi nhập khẩu vào Mỹ. Mức thuế này nhắm mục tiêu vào 34 tỷ USD sản phẩm của Trung Quốc như máy móc công nghiệp, các thiết bị y tế và phụ tùng ô tô.

Động thái trên báo hiệu một khởi đầu cho cuộc chiến thương mại thật sự giữa hai nền kinh tế lớn nhất trên thế giới và chính quyền của ông Donald Trump đã “nã phát súng” đầu tiên trong cuộc xung đột thương mại này.

Ông Scott Kennedy, Giám đốc Dự án Kinh doanh Trung Quốc và Kinh tế chính trị tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế phân tích rằng: “Động thái đe dọa hành động đơn phương mà không có đồng minh hay không giảm bất hòa thương mại của chính quyền Tổng thống Trump đã khiến Trung Quốc càng quyết đứng vững. Chính quyền ông Trump tin rằng ít nhất chuyện khởi động chiến tranh thương mại là vì lợi ích nước nhà, và nền kinh tế Mỹ đủ khỏe để chịu một nếp nhăn trong lĩnh vực thương mại. Vị thế chính trị trong nước của Tổng thống Mỹ đang mạnh hơn bao giờ hết trong dàn lãnh đạo đảng Cộng hòa, và việc gay gắt với Trung Quốc trong vấn đề thương mại có thể giúp Mỹ khôi phục lại uy tín trong các vấn đề khác”.

Phía Trung Quốc đã ngay lập tức có động thái đáp trả. Theo tờ China Daily, Ủy ban hải quan và thuế của nước này vừa thông báo sẽ đánh thuế bổ sung đối với danh mục gồm 545 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, trị giá 34 tỷ USD. Thuế mới bắt đầu có hiệu lực từ ngày 6/7, bao gồm các sản phẩm nông nghiệp, xe cộ và thủy sản.

Theo CNN dẫn tuyên bố của Bộ Thương mại Trung Quốc ngay sau khi thuế quan từ Mỹ có hiệu lực, “Trung Quốc đang buộc phải tấn công lại để bảo vệ lợi ích quốc gia cốt lõi và lợi ích của người dân. Không chỉ vậy, điều này thực sự phá hoại nghiêm trọng tới chuỗi công nghiệp toàn cầu… Cản trở sự hồi phục kinh tế toàn cầu,  châm ngòi cho sự bất ổn của thị trường thế giới và sẽ tác động tới các công ty đa quốc gia “chẳng có tội tình gì”, và cả các công ty, người tiêu dùng nói chung”. 

Trước ngày 6/7, tranh chấp thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đã làm rung chuyển thị trường toàn cầu, khiến nhiều doanh nghiệp phải cảnh báo về thiệt hại có thể có đối với lợi nhuận của họ và giá cả cao hơn dành cho người tiêu dùng. Câu hỏi lớn lúc này là sự giận dữ giữa hai bên Washington và Bắc Kinh có thể đi xa đến mức nào. “Thuế quan từ Mỹ sẽ làm tổn thương rất nhiều doanh nghiệp ngoại xuất khẩu hàng hóa từ Trung Quốc sang Mỹ”, phát ngôn viên Bộ Thương mại Trung Quốc Gao Feng đưa ra cảnh báo. 

Tổng thống Trump một lần nữa lại tuyên bố rằng, chính quyền của ông sẽ trả đũa Bắc Kinh với nhiều đợt thuế quan lớn hơn và ngày càng nặng hơn nữa. Cụ thể Mỹ đang có kế hoạch áp thuế quan 25% lên 16 tỷ USD hàng nhập khẩu khác nữa từ Trung Quốc vào cuối mùa hè này. Con số này còn cao hơn cả con số trong lời đe dọa trước đó mà ông Trump đưa ra, vốn là 450 tỷ USD giá trị hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Nó cũng lớn ngang ngửa mức 505 tỷ USD giá trị hàng hóa mà Mỹ nhập khẩu từ Đại lục trong năm 2017. Tuy nhiên, Trung Quốc không dễ dàng để yên mà cam kết trả đũa bằng cách áp thuế lên hàng hóa Mỹ. Giới kinh tế cho hay nếu chuyện “ăn miếng trả miếng” chỉ dừng lại ở đó, tác động tổng thể lên cả hai nền kinh tế sẽ là tối thiểu, dù một số ngành công nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng.

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đến giữa lúc chính quyền Tổng thống Trump cũng đang bất đồng với các đồng minh Mỹ, chẳng hạn như Canada và Liên minh Châu Âu (EU). Thuế nhập khẩu thép và nhôm của Mỹ kéo theo các biện pháp trả đũa từ các nước. Chưa hết, ông Trump còn đe dọa áp thuế quan mới lên ô tô. Lúc này, giới phân tích cho rằng thật khó để thấy Bắc Kinh hay Washington lùi bước trong tranh chấp.

Được biết, ông Trump và các cố vấn kinh tế của mình tranh luận rằng việc áp thuế là cần thiết nhằm gây áp lực với Trung Quốc trong việc từ bỏ những hành vi không công bằng trong thương mại như đánh cắp sở hữu trí tuệ, buộc các công ty Mỹ phải giao các công nghệ có giá trị. Phía Trung Quốc phủ nhận mọi cáo buộc của Mỹ về những sai trái, khẳng định sẽ đấu tranh đến cùng. 

Đọc thêm

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này, thế giới hướng tới hai ngày lễ quan quan trọng của Liên Hợp Quốc: Ngày Di dân Quốc tế (18/12) tôn vinh những đóng góp của người di cư và Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại (20/12) ) kêu gọi sự thống nhất và chia sẻ để xóa đói giảm nghèo.

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới trải qua một tuần đầy biến động với hàng loạt vụ việc thương tâm: Nữ sinh Nhật Bản bị đâm chết tại nhà hàng, nhà sáng lập Mango tử nạn, xả súng kinh hoàng tại Pháp, cháy bệnh viện ở Ấn Độ…

Hành trình “dọn rác” mạng xã hội: Kinh nghiệm từ các quốc gia

Các đạo luật mới ra đời nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu các hành vi tiêu cực của người dùng trên mạng xã hội. (Nguồn: safegate.vn)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên kỹ thuật số, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối mà còn trở thành trung tâm phát tán thông tin. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn, không gian này cũng trở thành “bãi rác” khổng lồ với những nội dung độc hại, tin giả và lời nói căm thù. Việc kiểm soát và “dọn rác” mạng xã hội đã trở thành thách thức không nhỏ đối với nhiều quốc gia trên thế giới.

Pháp có Thủ tướng mới

Tân Thủ tướng Pháp Francois Bayrou. Ảnh: REUTERS/TTXVN
(PLVN) - Ông Francois Bayrou, nhà lãnh đạo Phong trào Dân chủ (MoDem), là thủ tướng thứ ba được bổ nhiệm trong chính quyền của Tổng thống Emmanuel Macron.

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024

Bangkok trở thành thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024
(PLVN) - Thủ đô Bangkok của Thái Lan đã được Euromonitor International vinh danh là thành phố du lịch hàng đầu thế giới năm 2024, nhờ vào kỷ lục đón 32,4 triệu lượt khách quốc tế. Con số này vượt xa thành phố đứng thứ hai là Istanbul, nơi đón 23 triệu lượt khách nước ngoài.