Trung Quốc cân nhắc phạt Alibaba 1 tỉ USD vì độc quyền

Ảnh: Reuters.
Ảnh: Reuters.
(PLVN) - Cục Quản lý nhà nước về quy chế thị trường (SAMR) Trung Quốc ngày 12/3 thông báo phạt 12 công ty vì lợi dụng vị thế độc quyền và đang cân nhắc án phạt kỷ lục gần 1 tỉ USD đối với Alibaba, Reuters đưa tin.

Theo Reuters, 12 công ty này bao gồm Baidu, Tencent, Didi Chuxing, SoftBank và một công ty được ByteDance hậu thuẫn. SAMR cho biết mỗi công ty sẽ phải nộp phạt 500.000 nhân dân tệ (khoảng 77.000 USD).

Tencent cho biết sẽ tích cực chấn chỉnh hoạt động của công ty và báo cáo kịp thời các trường hợp tương tự thời gian tới cho SAMR. Baidu, ByteDance, Didi và SoftBank vẫn chưa có phản hồi gì về án phạt.

Theo báo Wall Street Journal ngày 11/3, án phạt dự kiến áp với gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba của tỉ phú Jack Ma có thể nặng hơn khoản tiền phạt 975 triệu USD mà nhà sản xuất chip Qualcomm của Mỹ từng trả vào năm 2015. Lúc đó, Qualcomm bị cáo buộc lợi dụng vị thế độc quyền.

Cơ quan chống độc quyền Trung Quốc chưa đưa ra bình luận gì sau thông tin của báo Wall Street Journal.

Những rắc rối pháp lý của Alibaba bắt đầu sau khi nhà sáng lập Jack Ma (Mã Vân) lên tiếng chỉ trích hệ thống quản lý tài chính của Trung Quốc hồi năm 2020. Tháng 11/2020, Trung Quốc đã chặn đợt phát hành cổ phiếu đầu tiên (IPO), trị giá 37 tỉ USD, của Công ty công nghệ tài chính Ant Group. 

Ngay sau đó, giá cổ phiếu của Alibaba, công ty nắm 33% cổ phần tại Ant Group, sụt giảm hơn 8% tại thị trường New York và tài khoản của tỉ phú Jack Ma cũng "bốc hơi" khoảng 3 tỉ USD.

Tháng 12/2020, SAMR thông báo mở điều tra về hành vi độc quyền của Alibaba. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cũng thông báo 4 cơ quan quản lý tài chính của nước này sẽ triệu tập Ant Group để "hướng dẫn" công ty này thực hiện giám sát tài chính và điều chỉnh các dịch vụ của họ.

Các nhà quản lý tài chính hiện cũng đang xem xét liệu Alibaba có nên thoái vốn ở một số ngành nghề không liên quan đến hoạt động kinh doanh bán lẻ trực tuyến chính yếu của công ty hay không. Người phát ngôn của Alibaba từ chối bình luận về thông tin này, theo Hãng tin AFP.

Trước đây Alibaba từng bị chỉ trích với cáo buộc cấm người bán hàng trên nền tảng của mình niêm yết sản phẩm trên các nền tảng thương mại điện tử của đối thủ. Sau khi cân nhắc xong, lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc dự kiến sẽ phê duyệt các biện pháp trừng phạt đối với công ty của tỉ phú Jack Ma.

Trung Quốc đã tăng cường giám sát các gã khổng lồ Internet của nước này trong những tháng qua, do lo ngại những công ty này lợi dụng vị thế độc quyền và có thể vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.