Trung Quốc: 200 triệu học sinh học trực tuyến

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Gần 200 triệu trẻ em trên khắp Trung Quốc đã bắt đầu học kỳ thứ hai trong tuần qua, theo cách “đặc biệt” hơn so với trước đây. Đó là học trực tuyến tại nhà. 

Theo tờ Washington Post, thay vì đứng trước cột cờ và hát quốc ca vào sáng thứ hai hàng tuần, tất cả học sinh cùng nhau theo dõi buổi chào cờ trước màn hình máy tính tại nhà. Sau đó, khi chào cờ là những tiết học như tiếng Trung, tiếng Anh, Toán, Khoa học, thậm chí thể dục cũng được dạy online. 

Hiện nay, Chính quyền Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp để ngăn chặn dịch Covid-19 đang lan rộng khắp cả nước. Hơn một nửa 1,4 tỷ người bị yêu cầu hạn chế ra khỏi nhà. Tụ tập đông người tại nơi công cộng cũng bị cấm hoàn toàn. Cũng chính vì vậy, biện pháp hiện nay mà Trung Quốc đang áp dụng, đó là hướng toàn bộ sức mạnh công nghệ để đảm bảo rằng học sinh có thể học từ xa. 

Bộ Giáo dục Trung Quốc hôm 17/2 đã giới thiệu “lớp học đám mây internet toàn quốc” được hỗ trợ bởi hơn 7.000 máy chủ và có thể đáp ứng cho 50 triệu học sinh cùng học một thời điểm. Các bài học bao trùm 12 môn học khác nhau. Trong khi đó, Kênh truyền hình giáo dục Trung Quốc cũng đang phát trực tuyến các chương trình học qua vệ tinh tới các khu vực hẻo lánh có kết nối mạng chậm.

Có rất nhiều người ủng hộ việc học online. Đơn cử như cô Annie Yao, mẹ của một học sinh lớp 5 tại Bắc Kinh chia sẻ, cô không bị phiền toái bởi lũ trẻ và chúng có thể tự xoay xở với bài tập mà không cần sự trợ giúp của mẹ.

“Con trai tôi rất vui khi được quay trở lại học tập, dù là học trực tuyến tại nhà. Giáo viên đưa ra một quyển sách, yêu cầu học sinh đọc rồi sau đó viết bản báo cáo, vẽ tranh hoặc bất cứ điều gì mà chúng thấy mình giỏi nhất”. Dù vậy, con trai cô Annie nói rằng cậu bé thích được đến trường hơn vì sẽ được chơi với bạn bè giờ nghỉ giải lao. 

Tuy nhiên, học online cũng đang gặp phải nhiều vấn đề khó khăn, từ việc thiếu hụt giáo viên, học sinh xao nhãng khi học online tại nhà, phụ huynh thiếu kiên nhẫn khi nhà có 2 đứa trẻ nhưng có một máy tính, cộng thêm việc thiếu am hiểu về công nghệ…

Cụ thể là trường hợp của cô Cao Jing, bà mẹ đã có hai con ở thành phố Trịnh Châu cho biết: “Tôi không biết mình phải sống ra sao nữa”. Cô không chỉ nấu ăn và giặt quần áo cho con gái 11 tuổi và con trai 7 tuổi, mà còn phải chép bài kiểm tra bằng tay cho con và cố gắng làm quen với công nghệ của các lớp học trực tuyến. Các con của cô Cao đã quen chơi và không thích thú với việc học qua mạng. Cô hy vọng chúng sẽ trở lại học ở trường sớm trước khi cô “phát ốm”.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.