Trứng muỗi Ahuatle - Món “kinh dị” của Mexico nhưng đắt đỏ như trứng cá tầm

Đặc sản trứng muỗi Ahuautle.
Đặc sản trứng muỗi Ahuautle.
(PLVN) - Lâu nay, khi nói đến việc dùng trứng côn trùng để làm món ăn, người ta chỉ nghĩ đến trứng kiến. Tuy nhiên, ở Mexico, người dân còn tận dụng một loại trứng côn trùng khác “kinh dị” hơn rất nhiều, đó là trứng muỗi. Ở đất nước này, người địa phương xem trứng muỗi là một đặc sản không thể thiếu trong các bữa ăn truyền thống. Thậm chí, đây còn là món ăn đắt đỏ, không phải ai muốn ăn cũng có sẵn.

Món ăn cổ xưa

Dù được coi là kinh dị ở hầu hết các quốc gia, món ăn này lại có một lịch sử lâu dài ở Mexico. Nó có tên gọi là “Ahuatle” hay còn gọi là trứng muỗi do ruồi nước thuộc họ ruồi Corixidae và Notonectidae đẻ ra. 

Tại Mexico, việc chế biến các món ăn từ côn trùng đã thành truyền thống từ nhiều thế kỷ qua. Các nhà nghiên cứu cho rằng, những món côn trùng này có thể xuất hiện từ nền văn minh Aztec. “Ahuatle” nếu dịch thoáng ra thì nó có nghĩa là “hạt giống niềm vui” trong tiếng Nahuatl, ngôn ngữ cổ của người Aztec. 

Theo truyền thuyết kể rằng, vì tin là những hạt trứng này có thể đem đến sức mạnh, các vị hoàng đế Aztec trong đó có cả hoàng đế nổi tiếng nhất là Montezuma, đã ăn món trứng muối Ahuautle mỗi sáng trong suốt mùa mưa, khi ruồi đẻ nhiều nhất, trứng tươi nhất. Đối với họ, những hạt trứng nhỏ bé này là thực phẩm quý giá được thượng đế ban xuống.

Không chỉ vậy vào thời điểm đó, món trứng muỗi Ahuautle được trân quý đến mức nó chỉ xuất hiện ở nghi lễ hiến sinh bằng mạng người ở thủ đô Tenochtitlán của đế chế Aztec thời xưa, nhằm dâng lên thần Xiuhtecuhtli. Vị thần lửa của người Aztec.

Món ăn vẫn được duy trì khi người Tây Ban Nha mới đặt chân đến Mexico và trở thành đặc sản cho tới tận ngày nay. Các loại côn trùng ở đây được chế biến thành món ăn đặc sắc tại nhiều nhà hàng và cũng là lựa chọn của những gia đình bình dân ở Mexico.

Trứng muỗi Ahuautle có thể chế biến thanhnf nhiều món ăn độc đáo và bổ dưỡng.
Trứng muỗi Ahuautle có thể chế biến thanhnf nhiều món ăn độc đáo và bổ dưỡng.

Với nhiều cách chế biến hấp dẫn khác nhau như: bánh pancake, bánh chiên trứng muỗi… Bánh pancake trứng muỗi thường ăn cùng lá cây xương rồng và dưa zucchini. Đôi khi, trứng muỗi sẽ được trộn cùng với xương rồng nghiền và trứng kiến đen để tạo nên một hỗn hợp đặc sệt, sau đó chiên trên chảo thành từng chiếc bánh tròn nhỏ.

Một vài cách chế biến khác đơn giản hơn cũng được người Mexico thường dùng là rang trứng muỗi trên chảo hoặc sấy khô, rồi kẹp cùng với bánh taco để ăn là cũng đã đủ ngon. Kiểu chế biến đơn giản này giúp làm nổi bật lên hương vị riêng của món trứng muỗi.

Hiện nhà hàng Bar Don Chon, mở cửa từ năm 1924, là một trong những địa chỉ nổi tiếng ở trung tâm thành phố Mexico, còn phục vụ đặc sản trứng muỗi trong menu nhiều món ăn kỳ lạ. Người Mexico có thể chiên, rang, làm pancake trứng muỗi, với những gia vị quen thuộc như lá xương rồng, hoa bí ngô, lá parsley...

Ngoài ra, tại một nhà hàng có tên Ayluardo's, bà Beatriz Ayluardo là chủ nhà hàng, kiêm bếp trưởng vừa dùng muôi múc hỗn hợp trứng muỗi trộn trứng, sữa, vụn bánh mì, hành củ và ngò xắt nhỏ để chiên thành bánh, vừa chia sẻ về món ăn này: “Ngày nay, không có nhiều người gọi món trứng muỗi Ahuautle lắm. Món này đắt hơn hẳn nhiều món khác của chúng tôi, mà cũng không nhiều người biết về nó”. 

Sau đó, bà vừa tiếp tục pha chế món nước chấm từ tỏi, một loại sốt tomatillo và ớt cay serrano chillies để ăn với bánh, vừa kể tiếp: “Khi kế thừa công việc kinh doanh này của gia đình, chúng tôi muốn vinh danh công thức mà mẹ chồng tôi đã dạy, đồng thời muốn quảng bá cho văn hoá ẩm thực mà chúng tôi được thừa hưởng. Nhưng mà không dễ dàng gì”. 

 

Theo bà Ayluardo, một hũ nhỏ trứng muỗi Ahuautle có giá từ 400 peso Mexico, tức là khoảng 50USD. Vì giá trị cao như vậy, trứng muỗi Ahuautle còn được những chủ nhà hàng địa phương như Ayluardo gọi là “trứng cá tầm caviar của Mexico”. Nhưng không giống như trứng cá tầm hoang tìm được ở Biển Đen và Biển Caspian, giá của trứng muỗi Ahuautle cao như vậy không phải vì sự nổi tiếng, mà là vì món này cực kỳ khó thu hoạch.

Từ tháng 3 tới tháng 5 hàng năm, người địa phương lại thu hoạch trứng của các loài côn trùng đẻ lên thân cây mọc trong nước, chủ yếu từ đầm Atlangatepea và hồ Texcoco tại Mexico. Những người thu hoạch trứng muỗi Ahuautle sử dụng cùng công nghệ chăn nuôi côn trùng mà người Aztec ứng dụng hàng trăm năm trước. Theo đó, các nhà nông đặt những chiếc lưới sậy đan thủ công ngay dưới mặt nước và dùng dây buộc chặt chúng vào những chiếc gậy. Họ dùng bằng cỏ khô hoặc vải tuyn rải dưới nước làm bẫy để côn trùng đẻ trứng trực tiếp lên thay vì trên cây, nhờ đó thu gom dễ dàng hơn. 

Họ để lưới nổi trong khoảng ba tuần, đó là thời gian loài ruồi Axayácatl sẽ đến đẻ hàng ngàn trứng bên trên những bó sậy dệt kỹ. Để lấy trứng khỏi hồ, người thu hoạch đơn giản chỉ cần kéo lướt từ mặt nước lên và để phơi nắng cho khô. Khi nước bốc hơi hết, những vốc trứng như hạt cát sẽ còn đọng lại.

Cũng tương tự như quá trình thu hoạch các loại côn trùng ăn được khác như cào cào, kiến và sâu bột, thu hoạch trứng muỗi Ahuautle cần ít nước, đất và năng lượng hơn rất nhiều so với chăn nuôi gia súc. Nhưng những loại trứng nhỏ li ti này lại có giá trị cao hơn rất nhiều.

Bị đe dọa biến mất

Hiện nay, vì số người thu hoạch và người buôn món này ngày càng giảm, trứng muỗi Ahuautle ngày càng trở nên khan hiếm và thường người ta phải đặt hàng trước nhiều tuần. Tình trạng thiếu nước của thành phố Mexico City cũng có nghĩa là số lượng ruồi Axayácatl trong vùng ngày càng giảm dần, và có thể sẽ biến mất.

“Trong 20 năm vừa qua, chúng tôi có nguồn cung cấp trứng Ahuautle ổn định nhờ vào một người có tên là Don Manuel Flores, một trong những người bán trứng muỗi Ahuautle cuối cùng ở Mexico City”, Ayluardo cho biết khi bà bày biện món bánh kẹp lên đĩa.

Cận cảnh những quả trứng muỗi khổng lồ Ahuautle ở Mexico.
Cận cảnh những quả trứng muỗi khổng lồ Ahuautle ở Mexico. 

“Ông ấy gần 80 tuổi rồi và gần như đã mù, nhưng ông vẫn đi lại ở vùng Iztapalapa, chống gậy và rao vang ‘ai trứng Ahuautle đây!” mỗi cuối tuần. Cũng như chúng tôi, ông đầy nhiệt huyết và không muốn món trứng cổ xưa này biến mất”. 

Ông Don Manuel cũng không có đứa con hay cháu nào có hứng thú với việc tiếp nối công việc của ông. Sự vắng mặt của ông dường như đè nặng trong không khí nhà hàng của bà Ayluardo. “Chúng tôi có thể tìm thấy trứng ở những khu chợ tại San Juan hay La Merced trong mùa mưa.

Nhưng để tìm được nguồn hàng sẽ ngày càng khó khăn và đắt đỏ hơn. Phần buồn nhất là chúng tôi có thể sẽ không bao giờ còn được nghe tiếng rao 'ahuautle' trên những con đường ở Iztalpalapa nữa và thật đáng lo khi những loại nguyên liệu dần bị lãng quên trong tương lai”. 

Trứng muỗi Ahuautle không phải là món ăn côn trùng duy nhất có nguy cơ biến mất. Theo nhà nghiên cứu và là chuyên gia về côn trùng học tên là Julieta Ramos Elorduy B, tác giả của cuốn sách “Bạn ăn được côn trùng không?” chia sẻ, dù Mexico có nền văn hóa ẩm thực côn trùng lớn nhất thế giới nhưng quốc gia này đang dần mất khẩu vị với các loài côn trùng.

Trong cuốn sách của mình, Elorduy B cảnh báo rằng, điều này có thể đe dọa đến nền văn hóa ẩm thực đã tồn tại ở nơi này hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn năm. Không chỉ thế, mà sự khước từ văn hóa ẩm thực côn trùng còn làm tăng áp lực lên nền nông nghiệp chăn thả gia súc vốn lệ thuộc nặng nề và đất và nước. Điều này, đi cùng với tình trạng dân số thế giới có thể tăng đến 9,7 tỷ người vào năm 2050 có thể không bền vững mãi mãi.

Tin cùng chuyên mục

Đảo Hans là một đảo đá nhỏ không có cư dân sinh sống.

Hồi kết của “Cuộc chiến tranh yên bình nhất thế giới”

(PLVN) - Cuộc tranh chấp giữa Canada và Đan Mạch về chủ quyền đối với đảo Hans ở vùng Bắc Cực được đặt cho biệt danh là “Cuộc chiến tranh yên bình nhất trên thế giới” vì ở nơi đây chưa từng xảy ra xô xát hay giao tranh vũ trang giữa hai bên.

Đọc thêm

Châu lục không còn dễ thu phục

Các nhà lãnh đạo tham dự Thượng đỉnh châu Mỹ lần 9 tại Los Angeles (Mỹ).
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Joe Biden không phải chẳng đạt được kết quả gì nhưng cũng không thể toại nguyện về kết cục của Hội nghị cấp cao của các nước châu Mỹ lần thứ 9 vừa qua.

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria
(PLVN) - Đối với các bộ lạc thổ dân ở Nigeria, việc rạch thân để tạo ra các vết sẹo là một nghi thức khá phổ biến và có từ rất lâu đời. Tùy từng bộ lạc, việc rạch thân sẽ diễn ra theo nhiều cách khác nhau, cùng với quan niệm về giá trị của những vết sẹo cũng khác nhau.

Bên lề sân cỏ (Kỳ 1): Lịch sử hình thành và chinh phục cả thế giới của bóng đá

 Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận (927-976 sau CN) chơi xúc cúc cùng các cận thần.
(PLVN) - Bóng đá được cho rằng đã xuất hiện từ thời đại Chiến Quốc và phiên bản cổ xưa nhất với đầy đủ các kỹ thuật là môn xúc cúc (các tên gọi khác: tháp cúc, đạp cúc, túc cúc) của Trung Quốc. Tuy vậy, phải tới thế kỷ 18, bóng đá mới trở nên phổ biến và phát triển rầm rộ, đặc biệt là ở các nước châu Âu.

Ô nhiễm môi trường - “sát thủ” nguy hiểm hơn cả bệnh tật, chiến tranh

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet mới đây cho biết, ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước và đất là nguyên nhân gây ra cái chết của 9 triệu người mỗi năm, nhiều hơn số người tử vong do các bệnh nguy hiểm như AIDS, ho gà, sốt rét; hay khủng bố và chiến tranh.

Ranh giới nào cho luật?

Mỹ, EU, NATO và đồng minh cho rằng Nga đã bất chấp luật pháp quốc tế khi phát động chiến sự ở Ukraine.
(PLVN) - Chiến sự từ hơn 100 ngày nay ở Ukraine không những chỉ làm chấn động thế giới về chính trị an ninh mà còn đặt luật pháp quốc tế trước nhiều câu hỏi mà không biết đến khi nào mới có được câu trả lời.

EU cấm vận Nga xuất khẩu dầu lửa

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Sau gần 1 tháng dàn xếp bất đồng quan điểm trong nội bộ, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thông qua chủ trương ngừng nhập khẩu dầu lửa của Nga.

Luẩn quẩn và bế tắc

22 nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng ngày 24/5/2022 tại trường tiểu học Robb (bang Texas, Mỹ).
(PLVN) - Ở nước Mỹ, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn xảy ra liên tiếp 2 vụ xả súng khiến cho nhiều người bị thiệt mạng và gợi lại cả chuỗi dài những vụ việc tương tự đã từng xảy ra trong quá khứ.

Kỳ dị chó cún được bầu làm Thị trưởng ở nước Mỹ

Một tân “Thị trưởng chó cún” ở thị trấn Rabbit Hash.
(PLVN) - Rabbit Hash là một thị trấn nhỏ tại bang Kentucky (Mỹ). Đã từ lâu, đảm nhiệm danh nghĩa Thị trưởng của thị trấn đã không còn thuộc về con người. Tổng cộng 5 “Thị trưởng chó cún” đã giữ chức vụ này với nhân vật đắc cử gần nhất là chú chó tên là Wilbur.

Danh họa Picasso và quá khứ “bị hắt hủi” ở Pháp

Chân dung Picasso.
(PLVN) - Ít người biết rằng, danh họa nổi tiếng thế giới Picasso lúc sinh thời, trong suốt gần nửa thế kỷ, ông bị coi là kẻ ăn nhờ ở đậu, là “phần tử nước ngoài nguy hiểm” và bị từ chối cho nhập quốc tịch Pháp.