Chuyện nghề Thi hành án Dân sự

Trùng Khánh, Cao Bằng: Hy hữu chuyện cán bộ bị chặn xe đòi lại tiền thi hành án

Cán bộ Chi cục THADS huyện Trùng Khánh thực hiện nhiệm vụ tại địa bàn (Ảnh: Lê Hanh)
Cán bộ Chi cục THADS huyện Trùng Khánh thực hiện nhiệm vụ tại địa bàn (Ảnh: Lê Hanh)
(PLVN) -Theo bản án đã có hiệu lực, người phải thi hành án (chú ruột) phải trả chi phí thẩm định cho cháu ruột số tiền 5 triệu đồng. Tuy nhiên, người phải thi hành án là người dân tộc Nùng, thuộc diện hộ nghèo, không có tài sản nên cương quyết không trả.

Gian nan công tác thi hành án dân sự tại vùng biên giới

Công tác thi hành án dân sự (THADS) tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng - địa phương vùng cao biên giới đối mặt với muôn vàn khó khăn, từ địa hình hiểm trở đến trình độ dân trí còn hạn chế. Trong hành trình đó, những người làm công tác thi hành án dân sự phải vừa kiên trì thuyết phục, vừa linh hoạt xử lý tình huống, để mỗi bản án, quyết định được thực thi trong điều kiện nhạy cảm về chính trị và xã hội.

Trong những năm qua, công tác THADS luôn nhận được sự quan tâm từ Đảng, Nhà nước. Pháp luật về THADS ngày càng hoàn thiện, cơ sở vật chất, chế độ chính sách cho đội ngũ chấp hành viên và công chức cũng được đảm bảo hơn.

Tuy nhiên, tại huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng là một huyện miền núi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống – công tác THADS vẫn còn nhiều gian nan. Mỗi năm, số vụ việc thi hành dao động từ 520–550 vụ, tuy không quá phức tạp nhưng lại chịu ảnh hưởng nặng nề từ điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ dân trí thấp, nhận thức pháp luật hạn chế, và địa hình đi lại hiểm trở.

Trong bối cảnh đó, Chi cục THADS huyện Trùng Khánh phải không ngừng kiên trì vận động, linh hoạt xử lý tình huống, đảm bảo pháp luật được thực thi mà vẫn giữ vững an ninh chính trị địa phương.

Vụ việc hy hữu: "Trả thay cũng không được!"

Một vụ việc điển hình đã xảy ra trong quá trình thi hành án tại một xã giáp biên giới. Theo bản án đã có hiệu lực, người phải thi hành án (chú ruột) phải trả chi phí thẩm định cho cháu ruột số tiền 5 triệu đồng. Tuy nhiên, người phải thi hành án là dân tộc Nùng, thuộc diện hộ nghèo, không có tài sản, ít hiểu biết pháp luật và khả năng giao tiếp tiếng phổ thông hạn chế.

Sau nhiều lần vận động không thành, Chi cục và chính quyền địa phương thuyết phục con trai thứ hai của người phải thi hành án vay mượn và tự nguyện nộp tiền thay cha. Khi cơ quan thi hành án thu tiền và viết biên lai xong, đoàn công tác chuẩn bị rời khỏi địa phương lúc 16h50 thì bất ngờ xảy ra sự cố.

Người phải thi hành án cùng con trai cả xuất hiện, chặn đầu xe của đoàn công tác, yêu cầu trả lại số tiền đã nộp và có lời lẽ xúc phạm người được thi hành án. Trước thái độ căng thẳng này, Chi cục THADS huyện Trùng Khánh đã kiên trì giải thích rằng việc đòi lại tiền là không có cơ sở, số tiền đã được con trai người phải thi hành án tự nguyện nộp, hoàn toàn hợp pháp và đúng quy định. Chấp hành viên cũng khẳng định con trai ông có đủ năng lực hành vi dân sự, nhận thức rõ việc mình làm, và không hề bị ép buộc.

Chi cục THADS huyện Trùng Khánh đề nghị người phải thi hành án chấp hành, không chặn xe, đồng thời mời ông đến cơ quan Thi hành án dân sự làm việc vào ngày hôm sau.

Tuy nhiên, bất chấp các lời giải thích, vận động liên tục từ chấp hành viên và chính quyền địa phương, người phải thi hành án vẫn cố tình chặn xe, không cho đoàn công tác ra về. Quá trình giằng co kéo dài gần 2 giờ đồng hồ, từ 16h50 đến khoảng 18h30, trong khi người con trai cả dùng điện thoại quay video sự việc nhằm gây áp lực.

Đối diện với một người đã cao tuổi, có hành vi cố tình không hợp tác, lại là người dân tộc thiểu số ở vùng biên giới, việc xử lý tình huống đòi hỏi sự bình tĩnh, mềm dẻo nhưng cũng phải kiên quyết.

Phối hợp chặt chẽ, xử lý kịp thời, bảo vệ người thi hành công vụ

Nhận thấy tình hình có thể phức tạp thêm, lãnh đạo đơn vị đã kịp thời hội ý với đoàn công tác, thống nhất gọi điện báo cáo Trưởng Công an xã đề nghị hỗ trợ, đồng thời thông tin sự việc lên lãnh đạo Cục THADS tỉnh Cao Bằng để có chỉ đạo kịp thời.

Ngay sau đó, lực lượng Công an xã gồm Trưởng Công an xã và 3 cán bộ công an đã nhanh chóng có mặt. Các cán bộ công an tiếp tục phối hợp giải thích cho người phải thi hành án hiểu rằng việc thu tiền là đúng quy định pháp luật, không có cơ sở đòi lại tiền. Tuy nhiên, bất chấp sự vận động, thuyết phục, người phải thi hành án vẫn kiên quyết chặn đầu xe và tiếp tục đòi tiền.

Trước tình thế không có chuyển biến, lãnh đạo Chi cục đã đề nghị lực lượng Công an xã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với người phải thi hành án để làm cơ sở giải quyết vụ việc. Trong quá trình lập biên bản, đại diện Chi cục Thi hành án dân sự huyện Trùng Khánh đã trình bày toàn bộ diễn biến sự việc, cung cấp thông tin cần thiết cho lực lượng Công an.

Đến 20h00, việc lập biên bản hoàn tất và được thông qua trước sự chứng kiến của tất cả các thành phần liên quan. Sau khi được yêu cầu không tiếp tục cản trở phương tiện và đoàn công tác, người phải thi hành án mới chịu rút lui.

Kết thúc sự việc, trao đổi với Công an xã, lãnh đạo Chi cục được biết: nguyên nhân chính là do nhận thức hạn chế của người dân, do không chấp nhận nội dung bản án tuyên. Khi đã được giải thích rõ ràng, người phải thi hành án không còn thắc mắc gì và không có khiếu nại đối với cơ quan THADS. Cơ quan Công an xã cũng xác định do vụ việc chưa gây hậu quả nghiêm trọng nên không áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người vi phạm.

Cán bộ Chi cục THADS huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) trong một buổi làm việc với người dân trên địa bàn (Ảnh: Lê Hanh)Cán bộ Chi cục THADS huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) trong một buổi làm việc với người dân trên địa bàn (Ảnh: Lê Hanh)

Bài học rút ra từ thực tiễn thi hành án nơi vùng biên

Sự việc nêu trên cho thấy rõ những khó khăn đặc thù trong công tác THADS tại vùng cao biên giới. Đặc biệt, việc thi hành án không chỉ đòi hỏi cán bộ phải nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, mà còn cần có bản lĩnh vững vàng, kỹ năng vận động, thuyết phục khéo léo và khả năng xử lý tình huống nhạy bén.

Chia sẻ sau vụ việc, cán bộ Chi cục THADS huyện Trùng Khánh đã công tác trong ngành thi hành án nhiều năm, từng nhiều lần chứng kiến các vụ việc căng thẳng, chửi bới, xô xát giữa các bên đương sự, nhưng tình huống người dân chặn xe đòi lại tiền thi hành án như lần đó là lần đầu tiên.

Từ thực tế đó, việc nâng cao hiệu quả thi hành án tại vùng biên giới cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật tới từng thôn, bản; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và cơ quan công an; kịp thời báo cáo cấp trên khi có tình huống phát sinh. Đặc biệt, cần áp dụng nghiêm túc Quy định số 183-QĐ/TW của Bộ Chính trị về bảo vệ người thi hành công vụ để đảm bảo an toàn cho cán bộ thi hành án.

Câu chuyện THADS nơi vùng cao không chỉ phản ánh những gian nan thầm lặng mà còn cho thấy tầm quan trọng của việc đưa pháp luật đến gần hơn với người dân vùng biên, góp phần xây dựng một khu vực biên giới hòa bình, ổn định và phát triển bền vững.

Lê Hanh

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh quán triệt chuyên sâu về các Nghị quyết tại Hội nghị.

Quán triệt chuyên sâu về các Nghị quyết về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật

(PLVN) - Ngày 19/6, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị quán triệt chuyên sâu về Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 197/2025/QH15 ngày 17/5/2025 của Quốc hội, Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 17/5/2025 của Chính phủ. Dự Hội nghị có TS. Nguyễn Hải Ninh - Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng uỷ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Uỷ viên Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật.

Đọc thêm

Bám sát Nghị quyết số 197, đảm bảo tính khả thi của các cơ chế, chính sách đặc biệt

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tú phát biểu tại cuộc họp.
(PLVN) - Đây là tinh thần được Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tú nêu rõ khi chủ trì cuộc họp Tổ soạn thảo dự thảo Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 197/2025/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá trong xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật (Nghị quyết số 197), sáng 18/6.

Người “gác cổng” các vấn đề pháp lý cho hệ thống chính trị tỉnh Tuyên Quang Kỳ 2: Bứt phá chuyển đổi số trong tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật

Giám đốc Sở Tư pháp Tuyên Quang Nguyễn Thị Thược trao giải thưởng Cuộc thi trực tuyến ''Tìm hiểu pháp luật về xử lý vi phạm hành chính'' (Ảnh: Sở Tư pháp Tuyên Quang )
(PLVN) - Với 22 dân tộc cùng sinh sống, Tuyên Quang còn nhiều khó khăn, cơ cấu kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp với quy mô nhỏ, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao. Để mang luật tới những bản làng xa xôi, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) được Sở Tư pháp Tuyên Quang quan tâm có trọng tâm, trọng điểm, cách thức tuyên truyền PBGDPL có những cách làm hay, sáng tạo, việc áp dụng khoa học công nghệ (KHCN) và chuyển đổi số (CĐS) là điểm nhấn quan trọng.

Người “gác cổng” các vấn đề pháp lý cho hệ thống chính trị tỉnh Tuyên Quang

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Hoàng Việt Phương trao tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho tập thể Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang. (Ảnh: Sở Tư pháp Tuyên Quang)
(PLVN) -  Bám sát các nhiệm vụ chính trị của ngành, của tỉnh, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số, tích cực, chủ động khắc phục khó khăn, những năm qua, Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang đã nỗ lực đổi mới, sáng tạo trong công tác tham mưu, chỉ đạo, điều hành, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL), dẫn đầu về chỉ số cải cách hành chính (CCHC)…

Cần bảo đảm đơn vị pháp chế chủ trì xây dựng pháp luật

Đại biểu Quốc hội Đồng Ngọc Ba. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Đại biểu Quốc hội Đồng Ngọc Ba đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ quan tâm trong tổ chức, giao việc, bố trí công chức theo hướng bảo đảm đơn vị pháp chế chủ trì xây dựng pháp luật. Điều này còn rất cần thiết nhằm giúp hạn chế, ngăn ngừa lợi ích cục bộ trong đề xuất chính chính sách và soạn thảo luật.

Tản mạn với nghề thi hành án dân sự - Nhìn từ một vụ việc cưỡng chế!

Một buổi tiến hành cưỡng chế ở Quảng Ngãi ( Hình minh họa)
(PLVN) -  Đến với nghề thi hành án dân sự một cách rất tình cờ, qua gần 20 năm gắn bó với ngành, từ ngạch công chức chuyên viên pháp lý ban đầu đến ngạch thẩm tra viên, thẩm tra viên chính và bây giờ là Chấp hành viên trung cấp, bản thân tôi đã vượt qua không biết bao nhiêu gian truân, vất vả. Nhưng trên hết đó là tình yêu với công việc mình lựa chọn.

Xây dựng và lan tỏa văn hóa tuân thủ pháp luật trong toàn xã hội

Toàn cảnh Hội thảo.
(PLVN) -Ngày 17/6, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Ngọc đã chủ trì Hội thảo xây dựng văn hóa tuân thủ pháp luật theo yêu cầu của Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Đảng bộ Sở Tư pháp Khánh Hòa bước vào nhiệm kỳ mới với khí thế đổi mới và hội nhập

Toàn thể đại biểu trang nghiêm thực hiện nghi thức chào cờ, mở đầu Đại hội.
(PLVN) -  Ngày 17/6, Đảng bộ Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa long trọng tổ chức Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030. Đây là sự kiện chính trị quan trọng, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của ngành Tư pháp tỉnh trong bối cảnh cả nước đang đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, chuyển đổi số toàn diện và hội nhập quốc tế sâu rộng.

Đảng bộ Tổng cục Thi hành án dân sự: Lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành thắng lợi cơ bản các chỉ tiêu, nhiệm vụ

Thứ trưởng Mai Lương Khôi trao Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác THADS. (Ảnh: Cẩm Tú)
(PLVN) - Hôm nay (18/6), Đảng bộ Tổng cục Thi hành án dân sự (THADS) tổ chức Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030 nhằm đánh giá kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong nhiệm kỳ đã qua, đề ra phương hướng, mục tiêu, giải pháp cho nhiệm kỳ mới. Đại hội cũng sẽ tiến hành bầu Ban Chấp hành khóa mới để gánh vác những trọng trách, lãnh đạo công tác THADS trong giai đoạn mới.

Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh: "Các Nghị định phân quyền, phân cấp, phân định thẩm quyền chỉ có hiệu lực pháp luật đến ngày 01/03/2027"

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành đồng thời 28 Nghị định về phân quyền, phân cấp; phân định thẩm quyền giữa Chính phủ và chính quyền địa phương 2 cấp sau một quá trình rà soát khối lượng nhiệm vụ, quyền hạn khổng lồ của các bộ, ngành và chính quyền các cấp. Do thời gian gấp và yêu cầu phân cấp, phân quyền triệt để nên có ý kiến còn băn khoăn có thể có nhiệm vụ, quyền hạn chưa rõ ràng, chưa thật sự hợp lý về thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện. Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng các nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền, để hiểu rõ hơn về nội dung này.

Vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2: Thông tin về việc tổ chức thi hành bản án liên quan đến 43.108 người

Bà Trương Mỹ Lan tại toà.
(PLVN) - Cục Thi hành án dân sự (THADS) TP. Hồ Chí Minh thông tin chính thức đến người được thi hành án việc tổ chức thi hành Bản án phúc thẩm số 259/2025/HS-PT ngày 21/4/2025 của Tòa án nhân dân Cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh, liên quan đến 43.108 người trong vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm giai đoạn 2.

Chi bộ Vụ Pháp luật quốc tế: Phát huy tốt hơn nữa tinh thần trách nhiệm của từng đảng viên

Ông Nguyễn Khánh Ngọc tặng hoa chúc mừng Chi ủy Vụ Pháp luật quốc tế nhiệm kỳ 2025 – 2027.
(PLVN) -Ngày 17/6, Chi bộ Vụ Pháp luật quốc tế tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025 – 2027. Tham dự Đại Hội có Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh; đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc, Chủ tịch Hội luật gia Việt Nam, nguyên Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp…

Tiếp tục đột phá thể chế, đổi mới tư duy làm chính sách

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Đây là ý kiến được đại biểu Quốc hội đưa ra tại phiên họp sáng 17/6, thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2025; việc chuyển tiếp áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù đã được Quốc hội cho phép thực hiện tại một số địa phương sau khi thực hiện sắp xếp bộ máy, mở rộng địa giới hành chính theo chủ trương của Đảng, Nhà nước và một số nội dung khác.