Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa dông trước khi bão số 3 đổ bộ

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
Ảnh minh họa: Ngọc Nga
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hiện tại cơn bão số 3 đang cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 400km, với tốc độ di chuyển 12km/h. Dự kiến, khoảng đêm 6/9 bão số 3 sẽ đi vào Vịnh Bắc Bộ. Trước khi bão số 3 ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ vẫn có mưa dông

Về cơn bão số 3, Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia cho biết, lúc 16h ngày 5/9, vị trí tâm siêu bão ở vào khoảng 19,3 độ Vĩ Bắc; 114,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 400km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm siêu bão mạnh cấp 16 (184-201km/h), giật trên cấp 17, di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 12km/h.

Dự báo trong 24-72 giờ tới, bão số 3 di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, với tốc độ 15-20km/h. Đến 16h ngày 6/9, vị trí tâm bão ở trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách Quảng Ninh khoảng 450km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 16, giật trên cấp 17.

Đến 16h ngày 7/9, bão số 3 suy yếu dần. Lúc này vị trí tâm bão ở trên đất liền ven bờ từ Quảng Ninh đến Nam Định. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11, giật cấp 14.

Đến 16h ngày 8/9 bão số 3 suy yếu dần thành vùng áp thấp. Lúc này, vị trí tâm bão ở trên khu vực Tây Bắc của Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp mạnh dưới cấp 6.

Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia dự báo, do tác động của bão khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 11-14, vùng gần tâm siêu bão đi qua cấp 15-16, giật trên cấp 17; biển động dữ dội.

Từ khoảng trưa ngày 6/9, vùng biển phía Đông của vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ) có gió mạnh dần lên cấp 6-7. Từ tối và đêm 6/9, khu vực vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô) gió mạnh dần lên cấp 8-9, sau tăng lên cấp 10-12, vùng gần tâm bão đi qua cấp 13-14, giật cấp 17; biển động dữ dội.

Bão số 3 đang cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 400km. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia

Bão số 3 đang cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) 400km. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia

Để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai lưu ý người dân không nên chủ quan, tuân thủ theo các khuyến cáo sau:

1. Theo dõi dự báo, cảnh báo, cập nhật diễn biến của bão để chủ động phòng, tránh.

2. Chủ động dự trữ thực phẩm, nước uống, thuốc men, vật dụng cần thiết đủ dùng trong ít nhất 7 ngày.

3. Kê cao tài sản, cất giữ giấy tờ quan trọng ở nơi an toàn, di chuyển phương tiện cơ giới đến nơi có địa hình cao.

4. Xác định vị trí trú ẩn an toàn nhất cho tất cả thành viên trong gia đình; chủ động sơ tán khi cần thiết hoặc theo yêu cầu của chính quyền địa phương.

5. Gia cố, chằng chống nhà cửa; cắt tỉa cành cây; tháo dỡ biển quảng cáo, áp phích có nguy cơ mất an toàn; đảm bảo an toàn công trình đang thi công.

6. Gia cố chuồng trại gia súc, gia cầm; tranh thủ thu hoạch sớm các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản.

7. Đảm bảo an toàn tàu thuyền nơi neo đậu, bảo vệ lồng, bè thủy sản; tuyệt đối không ở lại trên tàu thuyền đã neo đậu, chòi canh, lồng bè, khu nuôi trồng thủy sản khi bão đổ bộ, nhất là người dân trên các đảo.

8. Lưu các số điện thoại cứu hộ, cứu nạn để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

9. Chấp hành sự chỉ đạo của chính quyền địa phương.

Trên đất liền, từ đêm 6/9 và gần sáng ngày 7/9, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão cấp 10-12, giật cấp 14; khu vực sâu trong đất liền phía Đông Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-8, giật cấp 9-11 (thời điểm gió mạnh nhất trong khoảng từ trưa đến tối ngày 7/9).

Khu vực Bắc Biển Đông có sóng biển cao 7,0-9,0m, vùng gần tâm siêu bão 10,0-12,0m. Biển động dữ dội.

Từ trưa ngày 6/9, khu vực vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô) sóng cao 2,0-4,0m, sau tăng lên 3,0-5,0m, vùng gần tâm bão đi qua 6,0-8,0m.

Từ đêm 6/9 và gần sáng ngày 7/9, vùng biển ven bờ từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá sóng cao 2,0-3,0m, sau tăng lên 2,0-4,0m, vùng gần tâm bão 3,0-5,0m.

Khu vực ven biển từ Thanh Hoá đến Quảng Ninh cần đề phòng nước dâng do bão cao từ 0,5 (Thanh Hoá) - 1,8m (Quảng Ninh) vào chiều và đêm ngày 07/9 và hiện tượng nước rút do bão từ 0,5 (Thanh Hoá) - 1,0m (Quảng Ninh) vào sáng ngày 7/9.

Các khu vực neo đậu tàu thuyền, khu nuôi trồng thuỷ sản, các tuyến đê, kè biển trong vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và nước dâng/rút do bão.

Các khu vực trũng, thấp ở ven biển, cửa sông đề phòng nguy cơ ngập do nước dâng và sóng lớn.

Về tình hình mưa lớn, từ đêm 6/9 đến sáng 9/9, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hoá trong đó có Thủ đô Hà Nội có khả năng xuất hiện một đợt mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông với tổng lượng mưa phổ biến từ 100-350mm, có nơi trên 500mm (mưa lớn nhất ở phía Đông Bắc Bộ tập trung trong ngày và đêm 7/9; phía Tây Bắc Bộ từ tối ngày 7/9 đến đêm 8/9). Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão rộng, cần đề phòng nguy cơ xảy ra dông, lốc và gió giật mạnh cả trước và trong khi bão đổ bộ.

Khu vực phía Tây Bắc Bộ, Nghệ An và Hà Tĩnh ngày 7/9 có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 30-70mm, cục bộ có nơi trên 150mm.

Ngoài ra, đêm 5/9 và ngày 6/9, ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, cục bộ có nơi trên 80mm (mưa tập trung vào thời gian chiều và tối); khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, cục bộ có nơi trên 50mm (thời gian mưa tập trung vào chiều tối và tối).

Dự báo thời tiết đêm 5 ngày 6/9:

Hà Nội

Có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, có nơi có nắng nóng. Gió Bắc đến Tây Bắc cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nhiệt độ thấp nhất: 27-29 độ C.

Nhiệt độ cao nhất: 34-36 độ C.

Phía Tây Bắc Bộ

Có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, có nơi có nắng nóng. Gió nhẹ. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nhiệt độ thấp nhất: 24-27 độ C, có nơi dưới 23 độ C.

Nhiệt độ cao nhất: 33-36 độ C, có nơi trên 36 độ C.

Phía Đông Bắc Bộ

Có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng gián đoạn, có nơi có nắng nóng. Gió Bắc đến Tây Bắc cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nhiệt độ thấp nhất: 26-29 độ C, vùng núi có nơi dưới 25 độ C.

Nhiệt độ cao nhất: 33-36 độ C.

Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế

Có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, có nơi có nắng nóng. Phía Bắc gió Bắc đến Tây Bắc, phía Nam gió Tây đến Tây Nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nhiệt độ thấp nhất: 26-29 độ C.

Nhiệt độ cao nhất: 33-36 độ C.

Đà Nẵng - Bình Thuận

Có mây, đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng, có nơi có nắng nóng; riêng tối nay và chiều tối mai có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to. Gió Tây đến Tây Nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nhiệt độ thấp nhất: 25-28 độ C, có nơi dưới 25 độ C.

Nhiệt độ cao nhất: 32-35 độ C, có nơi trên 35 độ C.

Tây Nguyên

Nhiều mây, có mưa rào và dông vài nơi, riêng chiều và đêm có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Gió Tây Nam cấp 2-3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nhiệt độ thấp nhất: 20-23 độ C.

Nhiệt độ cao nhất: 26-29 độ C, có nơi trên 29 độ C.

Nam Bộ

Nhiều mây, có mưa rào và dông vài nơi; riêng chiều và tối có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to. Gió Tây Nam cấp 3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Nhiệt độ thấp nhất: 23-26 độ C.

Nhiệt độ cao nhất: 29-32 độ C.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Phóng sinh động vật hoang dã – thiện hay ác?

Tình trạng người dân mua bán rùa và các loài động vật hoang dã khác để phóng sinh vào khu vực ao, hồ, hay sông tại các đền, chùa vẫn diễn ra phổ biến. Ảnh ENV
(PLVN) - Là chủ đề của phim ngắn truyền thông thứ 58 vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên Việt Nam (ENV) ra mắt. Phim đề cập đến một vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm hiện nay là thực trạng mua rùa (phần lớn có nguồn gốc từ tự nhiên) để phóng sinh.

Cháy thư viện 1 trường tiểu học trong đêm

Hiện trường vụ cháy
(PLVN) - Vụ cháy phòng thiết bị, thư viện của một trường tiểu học ở Cà Mau trong đêm 16/9 gây hư hỏng gần như hoàn toàn phần mái, thiết bị học tập, sách vở, học liệu bên trong.

Biển Đông sắp đón cơn bão thứ 4

Áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Chiều 16/9, ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo Thời tiết, Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia đã có những chia sẻ về áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông.

Bảo tồn các loài bị đe dọa tại Hà Nội

Bảo tồn các loài bị đe dọa tại Hà Nội
(PLVN) - Chiều ngày 16/09/2024, Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên và Phát triển (CCD) chính thức khởi động dự án “Bảo tồn các loài bị đe dọa tại thành phố Hà Nội”, tập trung vào các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả thực thi công tác bảo vệ rừng và bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn thành phố.

Chung tay dọn tàn dư bão, khôi phục cảnh quan phố phường Hà Nội

Những ngày sau bão, ngổn ngang cây bật gốc trên vỉa hè nhiều tuyến phố Hà Nội.
(PLVN) -  Hưởng ứng Lễ phát động toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả bão số 3 do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội và quận Ba Đình phối hợp tổ chức, các lực lượng chức năng, người dân và sinh viên Thủ đô tích cực chung tay dọn dẹp những tàn dư mưa bão, khôi phục cảnh quan các tuyến phố...

Thời tiết đáng chú ý những tháng cuối năm 2024

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, không khí lạnh có khả năng hoạt động mạnh trong tháng 11-12/2024, trong đó hiện tượng rét đậm ở Bắc Bộ có khả năng xuất hiện từ nửa cuối tháng 12. Mùa mưa ở Tây Nguyên và Nam Bộ có thể kết thúc muộn hơn.

Chuyện về những tán cây lâu đời tại Hà Nội

Cây đại thụ bị bật gốc tại khu vực vườn hoa Lý Thái Tổ khiến nhiều người tiếc nuối. (Ảnh: Linh Chi)
(PLVN) - Trước những tổn thất nặng nề từ cơn bão, những gốc cây đẹp và cao tuổi nhất của Hà Nội đã bị quật ngã. Những hàng cây từng là biểu tượng của sự sống và vẻ đẹp của thành phố giờ đây chỉ còn sống lại trong ký ức của những người từng sinh ra, lớn lên và gắn bó với Thủ đô.