Trung bình 10 cô dâu Việt ở Hàn Quốc có 3 người ly hôn

Một đám cưới tập thể của gia đình đa văn hóa tại Hàn Quốc.
Một đám cưới tập thể của gia đình đa văn hóa tại Hàn Quốc.
(PLVN) - Trung bình mỗi năm có 18.000 công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, trong đó 72% là nữ và chủ yếu kết hôn với người Trung Quốc, Mỹ và Hàn Quốc. Nhưng không phải cuộc hôn nhân nào cũng hạnh phúc và tỷ lệ các cô dâu Việt trở về quê hương không hề nhỏ. 

Tuy nhiên, ngay chính tại quê nhà, vì nhiều lý do, những cô dâu Việt (với tên gọi chung là phụ nữ di cư hồi hương) cũng gặp rất nhiều khó khăn. Để những ngày trở về của phụ nữ di cư hồi hương không còn buồn sẽ cần rất nhiều “cánh tay” chìa ra, trong đó có cả “cánh tay pháp lý”.

Người vui, kẻ buồn

Từ đầu năm 2019, tại Trung tâm Việt - Hàn chung tay chăm sóc ở quận Cái Răng, TP Cần Thơ, cứ khoảng 17 giờ 30 các ngày chẵn trong tuần, lại diễn ra lớp học nghề pha chế đồ uống cho các chị phụ nữ hồi hương. Sau phần học lý thuyết, giáo viên trực tiếp hướng dẫn các chị thực hành pha chế và trình bày thức uống một cách chuyên nghiệp. 

Chị Nguyễn Thị Mộng Thu, đang học lớp pha chế có cuộc sống hôn nhân với người chồng Hàn Quốc không hạnh phúc. Năm 2016, chị Thu trở về quê nhà ở huyện Thới Lai, TP Cần Thơ sau hơn 10 năm sống ở Hàn Quốc. Chị Thu chưa từng học qua nghề gì, chủ yếu kiếm sống bằng những công việc lao động phổ thông, thu nhập bấp bênh.

Đang trong lúc chưa định hướng được tương lai, chị được giới thiệu đến tham gia sinh hoạt tại Trung tâm Việt - Hàn chung tay chăm sóc. Chị Thu nói: “Sau khi hoàn thành lớp nghề, tôi sẽ cố gắng mở cửa tiệm kinh doanh nước giải khát để có thu nhập tốt hơn”. Dự định của chị Mộng Thu cũng là mục tiêu của nhiều học viên khác. Vì thế, các chị đến lớp rất đều, rất nỗ lực trong học tập.

Nhưng không phải tất cả các cô dâu Việt khi hồi hương đều may mắn được hỗ trợ như vậy. Thế nên, mới có nhận định rằng, mặc dù quê nhà luôn là nơi giang tay che chở đón các cô dâu Việt trở về sau những tổn thương nơi xứ người, nhưng khi hồi hương họ và những đứa con mang hai dòng máu của họ cũng phải đối mặt với không ít khó khăn. 

Theo số liệu của Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng, đến tháng 11/2018, có 8.782 trường hợp kết hôn với người nước ngoài, trong đó lấy chồng Trung Quốc, Ðài Loan (Trung Quốc) chiếm 68%. Riêng năm 2018, có 391 trường hợp kết hôn với người nước ngoài, trong đó có 23 trường hợp kết hôn với người Hàn Quốc.

Tổng số trẻ em là con của công dân Việt Nam với người Trung Quốc, Ðài Loan (Trung Quốc) qua khảo sát từ năm 2015 đến năm 2019 là 226 em, trong đó không ít trẻ chưa đủ điều kiện đăng ký khai sinh hoặc đang được rà soát, xác minh. 

Theo Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Sóc Trăng, những đứa trẻ không có giấy khai sinh nhưng vẫn rất cần được đến trường đi học. Hiện nay, tuy rằng ngành Giáo dục chủ trương vẫn cho các em vào học theo độ tuổi, nhưng không có giấy khai sinh, đồng nghĩa các trẻ không phải là công dân Việt Nam và khó học tại các trường công lập. Những vướng mắc nêu trên nếu không sớm được tháo gỡ, sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quyền lợi và tương lai của trẻ em mang hai dòng máu này.

50% phụ nữ hồi hương không về quê nhà

Theo thống kê của Bộ Công an, trung bình mỗi năm có 18.000 công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, trong đó 72% là nữ và chủ yếu kết hôn với người Trung Quốc, Mỹ và Hàn Quốc. Năm 2018, phụ nữ Việt Nam có số lượng đông đảo nhất, chiếm 38% trong tổng số 16.608 cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài được thống kê ở Hàn Quốc.

Theo bà Đặng Thúy Hạnh – chuyên gia của Tổ chức Di cư quốc tế (IOM), kết quả khảo sát 301 hộ gia đình với 279 phụ nữ di cư hồi hương tại Cần Thơ và Hậu Giang cho thấy, 50% phụ nữ di cư hồi hương định cư tại nơi không phải cộng đồng gốc do hạn chế về cơ hội việc làm, định kiến và kỳ thị xã hội; 43% phụ nữ di cư hồi hương thất nghiệp và sống tại các khu vực có cơ hội việc làm và ngành nghề hạn chế; 77% phụ nữ di cư hồi hương có mức thu nhập thấp, dưới 4 triệu đồng; 77% phụ nữ di cư hồi hương báo cáo gặp khó khăn trong việc trang trải kinh phí ăn ở và học tập cho con mình

Với tỷ lệ ly hôn trung bình là 30%, các cô dâu Việt thuộc nhóm có tỷ lệ quốc tịch cao thứ hai khi cứ 10 cô dâu Việt lấy chồng Hàn Quốc thì có 3 người ly hôn, gây ảnh hưởng đến hạnh phúc của khoảng hơn 400 trẻ em sinh ra từ các cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài mỗi năm.

Tan vỡ hôn nhân, khi trở về quê nhà, phần lớn những cô dâu Việt đó lại phải đối mặt với khó khăn trong quá trình tái hòa nhập, bao gồm thiếu cơ hội việc làm, các lựa chọn sinh kế cũng gặp phải những định kiến và kỳ thị xã hội. 

Một vấn đề quan trọng nữa ảnh hưởng đến quá trình tái hòa nhập mà phụ nữ di cư hồi hương thường gặp phải là sự hạn chế trong việc hỗ trợ pháp lý để hợp pháp hóa ly hôn và tư cách pháp lý cho những người con được sinh ra ở nước ngoài của họ.

Cụ thể, cứ 3 phụ nữ di cư hồi hương thì có 2 người chưa hoàn thành các thủ tục ly hôn chính thức tại hai nước do thiếu thông tin, chi phí cao và các thủ tục, quy trình phức tạp tại hai nước; 46% con của phụ nữ di cư hồi hương chưa được cấp giấy khai sinh hoặc tình trạng quốc tịch vẫn chưa xác định; 70% con của phụ nữ di cư hồi hương không đăng ký lưu trú và không biết tình trạng cư trú theo pháp lý ra sao… 

“Việc không có các tài liệu pháp lý ngăn cản con cái họ tiếp cận các dịch vụ giáo dục, y tế, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tâm lý của chính bản thân phụ nữ hồi hương cũng như con của họ. Qua đó cũng có thể thấy sự vắng mặt của văn phòng một điểm đến để phụ nữ di cư hồi hương tìm kiếm sự hỗ trợ và tư vấn trước, trong và đặc biệt là sau khi kết hôn”, bà Đặng Thúy Hạnh phân tích. 

Ông Cho Han Deog, Giám đốc Quốc gia của KOICA Việt Nam:

“Hôn nhân di cư không phải lúc nào cũng mang lại kết quả tốt đẹp; đặc biệt là phụ nữ khi họ gặp phải rào cản ngôn ngữ, văn hóa, tập quán ở nước mới. Khi họ trở về quê hương sẽ gặp phải không ít khó khăn và cả con em họ sẽ chịu nhiều thiệt thòi. Họ rất cần có sự hỗ trợ từ phía người thân, gia đình, cộng đồng cũng như các cơ quan quản lý”. 

Bà Nguyễn Thị Thu Lan, Phó Chủ tịch Hội LHPN Cần Thơ: 

“Thực tế, không ít phụ nữ trên địa bàn kết hôn với người nước ngoài, đặc biệt là người Trung Quốc, Hàn Quốc. Vì nhiều mâu thuẫn trong hôn nhân, chị em đơn phương đưa con về nước vì sợ mất con. Họ đối mặt với tình trạng không việc làm, định kiến của cộng đồng và khó khăn trong việc hợp pháp hóa việc ly hôn… Họ rất cần hỗ trợ tư pháp, học nghề, vốn vay đề làm ăn”.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.