Trồng lại 2 chân cho người đàn ông bị tai nạn máy ép sợi

Các bác sĩ kiểm tra, thăm khám cho bệnh nhân sau phẫu thuật. Ảnh: BVCC
Các bác sĩ kiểm tra, thăm khám cho bệnh nhân sau phẫu thuật. Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Anh Đ.H.H (38 tuổi, Thái Bình) bất cẩn đứng vào trong khuôn ép của máy ép vải sợi khi đóng cầu giao thử máy, bị khuôn ép cắt đứt rời 2 cẳng chân. Sau khi sơ cứu, bệnh nhân được chuyển thẳng đến Bệnh viện TWQĐ 108.

Thông tin từ Bệnh viện TWQĐ 108, TS. Nguyễn Viết Ngọc – Khoa Chấn thương chi trên và vi phẫu thuật, Viện Chấn thương chỉnh hình trực tiếp khám và thực hiện ca phẫu thuật cho bệnh nhân Đ.H.H.

Cuộc phẫu thuật triển khai 2 kíp mổ liên tục trong khoảng 6 giờ. Sau phẫu thuật bệnh nhân được chuyển về khoa hồi sức cấp cứu để theo dõi và điều trị hồi sức do lượng máu mất nhiều.

Sau 2 ngày nằm hồi sức, bệnh nhân được chuyển về khoa Phẫu thuật chi trên và Vi phẫu thuật tiếp tục điều trị. Ngày thứ 6 sau mổ, toàn trạng bệnh nhân đã phục hồi tốt, lượng máu trở lại bình thường, huyết động ổn định; tại chỗ vết mổ khô, bàn ngón chân 2 bên hồng ấm và hồi lưu tốt. Tiên lượng diễn biến thuận lợi.

Bệnh nhân tiếp tục được điều trị kháng sinh và thuốc chống đông trong khoảng 10 ngày sau mổ, thay băng chăm sóc vết mổ hàng ngày.

Theo TS Nguyễn Viết Ngọc, tình hình đứt rời chi thể do mất an toàn trong lao động rất thường gặp, nhưng rất hiếm gặp trường hợp đứt rời cả 2 cẳng chân. Đây là trường hợp đầu tiên được trồng lại cả 2 cẳng chân trên một người bệnh ở Việt Nam.

Chỉ sau vào viện 1 giờ bệnh nhân được làm những xét nghiệm cơ bản và được đưa lên phòng mổ. Quá trình sắp xếp kíp phẫu thuật diễn ra nhanh chóng, phương pháp phẫu thuật hợp lý nên cả 2 cẳng chân đều được tái tưới máu sớm ở giờ thứ 6 và thứ 7 sau tổn thương (chỉ sau khi thực hiện cuộc phẫu thuật 1-2 giờ).

Cũng theo TS Ngọc, đối với phần chi thể đứt rời lớn và đứt rời nhiều chi thể cùng lúc trên một người bệnh thì việc trồng lại chi thể cần được tính toán rất kỹ, vì nếu không cẩn thận sẽ nguy hiểm cho tính mạng người bệnh do hội chứng tái tưới máu kèm theo các độc tố phân hủy từ phần tổ chức chi thể đứt rời.

Ca phẫu thuật đã được thực hiện thành công như dự định, tình trạng cấp máu cho phần chi nối lại rất tốt và ổn định, bệnh nhân đã cử động gấp được các ngón chân, tiên lượng sẽ phục hồi chức năng tốt.

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.