Trong giai đoạn dịch Covid-19: Sẽ chấp nhận C/O sử dụng chữ ký và con dấu điện tử

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư quy định về việc nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu (C/O) áp dụng trong giai đoạn dịch Covid-19 để phù hợp với thực tiễn quản lý và thương mại.

Dự thảo Thông tư đưa ra một số quy định quan trọng như: Thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa; hình thức chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và thời hạn áp dụng. Theo đó, về thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, dự kiến quy định: Người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan để áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt.

Trường hợp chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan để áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt, người khai hải quan khai bổ sung và nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn hiệu lực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Người khai hải quan khai theo mức thuế suất thuế NK ưu đãi tối huệ quốc (MFN) hoặc thông thường. Khi khai, nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ trong thời hạn theo quy định, người khai hải quan khai bổ sung theo mức thuế suất ưu đãi đặc biệt tương ứng, được hoàn trả số tiền thuế chênh lệch đã nộp.

Về hình thức chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa dự thảo đưa ra các quy định cụ thể. Đối với hàng hóa nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa để áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt, cơ quan Hải quan chấp nhận C/O sử dụng chữ ký và con dấu điện tử với điều kiện cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu có thông báo về việc cấp C/O sử dụng chữ ký và con dấu điện tử và cung cấp trang điện tử tra cứu C/O hoặc hình thức tra cứu khác về C/O.

Cơ quan Hải quan kiểm tra tính hợp lệ của C/O trên trang điện tử của cơ quan cấp để áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt theo quy định và in một bản C/O trên hệ thống do cơ quan cấp C/O cung cấp để lưu hồ sơ.

Bên cạnh đó, cơ quan Hải quan cũng chấp nhận bản chụp/bản scan C/O với điều kiện cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu thông báo về việc sử dụng bản chụp/bản scan của bản chính C/O và cung cấp bản chụp/bản scan C/O hoặc hình thức kiểm tra khác cho cơ quan để xác định tính hợp lệ của C/O.

Người khai hải quan nộp bản chụp/bản scan C/O cho cơ quan Hải quan. Cơ quan Hải quan căn cứ bản chụp/bản scan hoặc hình thức kiểm tra khác do cơ quan cung cấp kiểm tra tính hợp lệ C/O để áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt.

Về chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải nộp cho cơ quan Hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 4 thông tư 38/2018/TT-BTC, dự kiến Thông tư quy định: Người khai hải quan nộp bản chính C/O cho cơ quan Hải quan.

Trường hợp người khai hải quan chưa có bản chính C/O tại thời điểm làm thủ tục hải quan, người khai hải quan nộp bản chụp/bản scan C/O. Cơ quan Hải quan căn cứ bản chụp/bản scan, hồ sơ hải quan, thực tế hàng hóa, hành trình lô hàng và những thông tin khác có liên quan để kiểm tra xác định xuất xứ hàng hóa theo quy định.

Về thời hạn áp dụng, dự kiến áp dụng từ thời điểm xảy ra dịch Covid-19: Từ ngày 23/1/2020 cho đến khi Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố hết dịch Covid-19.

Đọc thêm

Tái định vị doanh nghiệp: Thời cơ để doanh nghiệp bứt tốc!

Tái định vị doanh nghiệp: Thời cơ để doanh nghiệp bứt tốc!
(PLVN) - Khẳng định tái định vị doanh nghiệp không phải là lựa chọn mà trở thành yêu cầu bắt buộc, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công nhấn mạnh, đây là thời cơ để DN tạo ra đột phá, nền tảng để “bứt tốc” trong tương lai.

Ngành Hải quan thúc đẩy công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên

Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn thực hiện ký trực tuyến bản Thỏa thuận.
(PLVN) -  Tổng cục Hải quan mới đây đã ký Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về Chương trình doanh nghiệp ưu tiên (AEO) với Hải quan các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Đây là thỏa thuận đầu tiên mà Việt Nam ký kết và triển khai thực tế.

PVEP và hành trình biến thách thức thành cơ hội

Tiến sĩ Trần Quốc Việt - Chủ tịch Hội đồng Thành viên PVEP.
(PLVN) - Hồi đầu tháng 2/2023, Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) đã cán mốc sản lượng 1 tỷ thùng dầu. Đây không chỉ là dấu mốc vẻ vang của PVEP mà còn là niềm tự hào của ngành Dầu khí, của ý chí Việt Nam. Ít ai biết rằng, trong hành trình tìm “vàng đen” đầy vinh quang của mình, PVEP từng đứng trước những thử thách muôn vàn khó khăn.

Đội nắng chạy đua tiến độ trên công trường Đèo Prenn

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng nghe nhà thầu thi công báo cáo tiến độ dự án mở rộng đèo Prenn.
(PLVN) - Dưới nắng gắt trên công trường dự án nâng cấp, mở rộng đèo Prenn, ông Võ Ngọc Hiệp -  Phó Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng nhắn nhủ nhà thầu thi công là Tập đoàn Đèo Cả cố gắng tận những ngày nắng ráo để đẩy nhanh tiến độ bởi mùa mưa đang đến gần.

'Nâu' sang 'xanh'

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam được tổ chức hôm qua (19/3), diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng từ “nâu” sang “xanh”, phát triển dựa vào kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, đồng thời, xác định kinh tế xanh, chuyển đổi xanh là động lực tăng trưởng quan trọng trong dài hạn, dựa vào khoa học và công nghệ để phát triển đất nước.

Vụ tài khoản khách hàng bị “bốc hơi” 46,9 tỷ đồng: Giám đốc Sacombank Khánh Hòa bị cách chức

Thông báo của Sacombank và Văn bản trả lời của bà Dương.
(PLVN) - Liên quan việc bà Hồ Thị Thùy Dương (ngụ phường Cam Phú, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa) phản ánh việc 46,9 tỷ đồng của bà trong tài khoản 0500420042321 thuộc Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa, Phòng giao dịch Cam Ranh “bốc hơi”, Hội sở Sacombank đã quyết định cách chức với ông Phạm Tấn Minh, Giám đốc Chi nhánh Sacombank Khánh Hòa.