Trong bộn bề khó khăn Thanh Hoá vẫn tăng trưởng ấn tượng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, tỉnh Thanh Hoá vẫn biết cách phát huy nội lực, tranh thủ thời cơ phát triển kinh tế xã hội mạnh mẽ.

Tăng trưởng ấn tượng

Trong 9 tháng đầu năm 2024, Thanh Hóa tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng GRDP, sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản... Trong đó, đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng GRDP đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ và nằm trong tốp 10 cả nước. Trong đó, sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt kết quả khá toàn diện. Toàn tỉnh gieo trồng được 389,8 nghìn ha, đạt 100,5% kế hoạch; lâm nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng bền vững; toàn tỉnh trồng được 9.250 ha rừng tập trung, bằng 92,5% KH, tăng 4,5% so với cùng kỳ; chăn nuôi phát triển ổn định.

Công tác phòng, chống thiên tai, đặc biệt là cơn bão số 3 (bão Yagi) được thực hiện nghiêm túc, thường trực 24/24 giờ, theo phương châm “4 tại chỗ”, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do bão, lũ gây ra.

Sản xuất công nghiệp mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng vẫn tăng trưởng mạnh; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 9 tháng tăng 20,2%. Cũng trong 9 tháng, trên địa bàn tỉnh đã thành lập mới 2 cụm công nghiệp gồm: Cụm công nghiệp Thuần Lộc (Hậu Lộc) và cụm công nghiệp Minh Tiến (Ngọc Lặc); khởi công xây dựng một số dự án công nghiệp và có thêm một số cơ sở công nghiệp mới đi vào hoạt động như: Nhà máy Công nghiệp SAB Việt Nam tại Khu công nghiệp Bỉm Sơn; Nhà máy sản xuất thực phẩm đóng hộp từ thủy sản Lê Gia tại huyện Hoằng Hóa; Nhà máy giày tại xã Thiệu Phú (Thiệu Hóa)....

Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, một trong những đơn vị đóng góp ngân sách lớn của tỉnh Thanh HoáNhà máy lọc dầu Nghi Sơn, một trong những đơn vị đóng góp ngân sách lớn của tỉnh Thanh Hoá

Trong lĩnh vực dịch vụ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 14% so với cùng kỳ; giá trị xuất khẩu tăng 27,3%; tổng lượng khách du lịch vượt 4,7% kế hoạch và tăng 19,6%, tổng thu du lịch tăng 39,2%; doanh thu vận tải tăng 14,3%.

Đặc biệt, thu ngân sách Nhà nước 9 tháng năm 2024 ước đạt 42.695 tỷ đồng, vượt 20% dự toán, tăng 44,7% so với cùng kỳ, đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ và trong nhóm 10 địa phương có số thu cao nhất cả nước. Trong đó, thu nội địa ước đạt 26.194 tỷ đồng, vượt 19% dự toán, tăng 45,7%; thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu ước đạt 16.501 tỷ đồng, vượt 21,8% dự toán, tăng 43,1%.

Hoạt động đối ngoại gắn với xúc tiến đầu tư tiếp tục được chú trọng. Lãnh đạo tỉnh đã tổ chức các đoàn đi xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tại nhiều nước như Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp và Hà Lan; tiếp và làm việc với nhiều tập đoàn, nhà đầu tư lớn để thu hút đầu tư vào tỉnh và tiếp nhận các kiến nghị để giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình đầu tư, sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh, nhất là các dự án lớn như Nhà máy điện khí LNG Nghi Sơn; Nhà máy hóa chất Đức Giang; các Khu công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng, Phú Quý, Đồng Vàng; Trung tâm thương mại Aeon Thanh Hóa... để sớm khởi công, đầu tư hoàn thành, tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Kim ngạch xuất khẩu có nhiều chuyển biến tích cực tại Thanh Hoá

Kim ngạch xuất khẩu có nhiều chuyển biến tích cực tại Thanh Hoá

Cùng với đó, công tác phát triển doanh nghiệp và giải quyết các vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp cũng được quan tâm thực hiện. Trong 9 tháng đã thành lập mới 2.411 doanh nghiệp, bằng 80,4% kế hoạch, tăng 22,5% so với cùng kỳ, đứng đầu các tỉnh Bắc Trung Bộ và đứng thứ 8 cả nước với vốn điều lệ đăng ký đạt 18.417 tỷ đồng, tăng 43,5%.

Phát huy nội lực, đoàn kết thống nhất cao trong chỉ đạo điều hành

Trong những năm trở lại đây, Thanh Hóa được xem là “điểm dừng chân” lý tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài. Qua đó giúp địa phương vươn lên Top đầu của cả nước trong việc thu hút FDI.

Trong năm 2023, tỉnh đã cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 19 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 223,81 triệu USD, gấp 2,1 lần về số dự án và 2,86 lần số vốn đầu tư so với cùng kỳ năm 2022. Chấp thuận điều chỉnh vốn cho 08 dự án FDI với số vốn tăng thêm là 63,64 triệu USD; nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, vốn góp 11,35 triệu USD, gấp 21 lần so với cùng kỳ.

Cũng trong năm 2023, tỉnh Thanh Hóa có 157 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký 14,616 tỷ USD. Trong đó có 75 dự án trong Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp, 82 dự án ngoài Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Các dự án FDI trên địa bàn tỉnh được triển khai thực hiện cơ bản bảo đảm tiến độ quy định tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và cam kết của nhà đầu tư.

Năm 2024, Thanh Hóa kỳ vọng thu hút được trên 20 dự án FDI mới, với vốn đầu tư đăng ký khoảng 3,5 tỷ USD; trong đó có một số dự án quy mô lớn, như: Nhà máy điện khí LNG Nghi Sơn (vốn đầu tư đăng ký khoảng 2,5 tỷ USD), dự án Khu công nghiệp phía Tây thành phố Thanh Hóa của Tập đoàn Sumitomo (400 triệu USD); Dự án Trung tâm thương mại Aeon mall (170 triệu USD), 2 dự án Khu công nghiệp của Tập đoàn WHA (110 triệu USD)… Giá trị giải ngân vốn của các dự án FDI đạt khoảng 460 triệu USD.

Để hiện thực hóa mục tiêu nêu trên, Thanh Hóa luôn cải thiện môi trường đầu tư. Chú trọng đến lĩnh vực kinh tế đối ngoại, vận động, xúc tiến đầu tư. UBND tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường làm việc với các bộ, ngành Trung ương, Đại sứ quán của các nước tại Việt Nam như: Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đan Mạch…, các tổ chức xúc tiến đầu tư, thương mại, tài chính trong và ngoài nước như Koica, JETRO, WB, ADB, JICA và các tổ chức tài chính lớn khác để cung cấp thông tin về tiềm năng, cơ chế, chính sách, danh mục dự án ưu tiên đầu tư của tỉnh.

Bên cạnh đó, Thanh Hóa sẽ nỗ lực tập trung nguồn lực giải phóng mặt bằng, đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật, tạo nhiều quỹ đất “sạch” cho nhà đầu tư. Hạn chế tối thiểu các khâu giải quyết thủ tục hành chính, để tiến độ thi công được triển khai nhanh nhất có thể.

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Đỗ Minh Tuấn nhấn mạnh: Trước những khó khăn, thử thách rất lớn, song kinh tế - xã hội của tỉnh trong 9 tháng năm 2024 vẫn đạt nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực, trong đó nhiều lĩnh vực đạt tốp đầu của cả nước. Điều này khẳng định sự nỗ lực lớn của các cấp ủy, chính quyền trong chỉ đạo, điều hành; sự đoàn kết, nỗ lực rất lớn của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

Ông Đỗ Minh Tuấn – Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá triển khai công tác những tháng cuối năm tới các sở, ngànhÔng Đỗ Minh Tuấn – Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá triển khai công tác những tháng cuối năm tới các sở, ngành

Những nhiệm vụ trọng tâm đề ra trong 3 tháng cuối năm 2024 như: Các cấp, các ngành, các địa phương thường xuyên theo dõi tình hình trong tỉnh, trong nước và quốc tế, có phản ứng kịp thời, phù hợp, hiệu quả đối với các vấn đề phát sinh. Đồng thời khẩn trương rà soát, đánh giá, xác định rõ các nội dung, công việc còn lại của 3 tháng cuối năm 2024 để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá yêu cầu các ban ngành tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa đến năm 2040; các chương trình, cơ chế, chính sách cụ thể hóa Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5/8/2020 của Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2020-2025; các cơ chế, chính sách đặc thù theo Nghị quyết số 37/2021/QH15 ngày 13/11/2021 của Quốc hội; kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh;

Chủ động kiểm tra, nắm chắc tình hình biến động về giá nguyên, nhiên vật liệu, vật tư đầu vào và hoạt động của doanh nghiệp công nghiệp để tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, không để gián đoạn sản xuất; khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp phát huy tối đa công suất, gia tăng sản lượng để bù đắp thiếu hụt cho các sản phẩm công nghiệp có sản lượng giảm. Tập trung rà soát, tháo gỡ khó khăn, sớm đưa vào vận hành các dự án công nghiệp quy mô lớn trong những tháng cuối năm 2024, góp phần gia tăng năng lực sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, hấp dẫn; tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, triển khai hiệu quả Đề án 06. Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động thu hút đầu tư; thường xuyên theo dõi, đôn đốc, hỗ trợ giải quyết các khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp, các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp…Trước diễn biến phức tạp của tình hình thời tiết, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn lưu ý các ngành, địa phương phải chủ động, linh hoạt các giải pháp ứng phó kịp thời tình hình mưa lũ nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của người dân.

Liên quan đến nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá đề nghị các ngành, địa phương thực hiện nghiêm và hiệu quả 5 quyết tâm, 5 đảm bảo trong tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2024 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 08/8/2024; đồng thời tiếp tục phát huy hiệu quả hoạt động của 5 tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Đọc thêm

Bạc Liêu: Phát triển kinh tế số, cơ hội - thách thức cho doanh nghiệp

Bạc Liêu: Phát triển kinh tế số, cơ hội - thách thức cho doanh nghiệp
(PLVN) - Chiều 23/10, tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội thảo chủ đề: "Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động". Đây là một trong chuỗi các hoạt động trong tháng 10 nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 trên địa bàn tỉnh.

Phó Chủ tịch UBND TP HCM 'thúc' triển khai Dự án nâng cấp quốc lộ 50

Phó Chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan yêu cầu đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng trước ngày 31/12/2024 để thi công thực hiện Dự án nâng cấp quốc lộ 50 (Ảnh: hochiminhcity.gov.vn).
(PLVN) - Phó Chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan yêu cầu các đơn vị phải đẩy nhanh tiến độ dự án, trường hợp có khó khăn, vướng mắc thì báo ngay cho Chánh Văn phòng UBND TP phụ trách đô thị để báo cáo Thường trực UBND TP có phương hướng xử lý, đảm bảo đến ngày 31/12/2024 phải có mặt bằng để thi công...

Bí thư Huyện ủy Ea Kar: 'Nghề' bí thư đâu chuyện giấy tờ…'

Bí thư Huyện uỷ Ea Kar Y Nhuân Byă tại Liên hoan cồng chiêng huyện Ea Kar.
(PLVN) - Trên vùng đất Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk đang diễn ra “cuộc” khơi dòng, hợp sức trí tuệ của đội ngũ cán bộ cả hệ thống chính trị để cụ thể hoá chủ trương, nghị quyết bằng thực tiễn cuộc sống. Tinh thần “Đổi mới, khát vọng, phát triển” được khởi xướng, cầm nhịp từ Bí thư Huyện ủy Ea Kar Y Nhuân Byă...

Hơn100 vận động viên tham gia Hội thao người khuyết tật TP Đà Lạt 2024

Hơn100 vận động viên tham gia Hội thao người khuyết tật TP Đà Lạt 2024
(PLVN) - Hội thao người khuyết tật TP Đà Lạt năm 2024 thu hút hơn 100 vận động viên tham gia, đây là hoạt động hưởng ứng đợt phát động thi đua cao điểm lập thành tích chào mừng Festival hoa Đà Lạt lần thứ X năm 2024, tiến tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Đà Lạt; đồng thời tạo sân chơi lành mạnh, giúp người khuyết tật hòa nhập cộng đồng.

Quảng Nam muốn đầu tư 12 tỷ đồng 'cứu' phật viện Đồng Dương

Quảng Nam muốn đầu tư 12 tỷ đồng 'cứu' phật viện Đồng Dương
(PLVN) - Trước thực trạng di tích quốc gia đặc biệt Phật viện Đồng Dương (xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình, Quảng Nam) đang xuống cấp trầm trọng, có nguy cơ ngã đổ sau nghìn năm tồn tại, chính quyền tỉnh Quảng Nam muốn đầu tư 12 tỷ đồng để “cứu” lấy phật viện lớn nhất Đông Nam Á này.