“Trời xanh của mỗi người”

“Trời xanh của mỗi người”
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Nhắc đến Xuân Quỳnh độc giả thường nhớ đến một nữ thi sĩ với những bài thơ tình nồng nàn, tha thiết, thì với “Trời xanh của mỗi người”, bạn đọc sẽ được tiếp cận gia tài văn học trọn vẹn của Xuân Quỳnh với mảng đề tài viết cho thiếu nhi mà thi sĩ đã gửi gắm tình yêu, nhiệt huyết sáng tạo.

Với Xuân Quỳnh, viết cho thiếu nhi đầu tiên là viết cho con, viết vì con, viết về con. Những sáng tác đó trở thành món quà chung cho trẻ. “Trời xanh của mỗi người” gồm 3 phần: Phần truyện với 16 truyện ngắn, Phần thơ với 20 bài thơ và Phần phụ lục rất đặc biệt với những sáng tác của bé Mí - Lưu Quỳnh Thơ và những bài viết về em, tặng em của những người thân yêu.

Xuân Quỳnh rất hợp với câu “Văn là người”. Trước hết ở Xuân Quỳnh trong cả đời sống lẫn văn chương đó là tình yêu, là sự cống hiến trọn vẹn cho tình yêu và người yêu. Vũ trụ của Xuân Quỳnh xoay quanh những người bà yêu. Lúc là người tình, khi trở thành người vợ, người mẹ, tình yêu đó trong bà vẫn dạt dào dâng hiến. Xuân Quỳnh được nhiều người biết đến với những bài thơ tình, nhưng viết cho thiếu nhi là mảng đề tài lớn trong sự nghiệp của bà. Xuân Quỳnh viết rất nhiều cho các em và bà viết thử nghiệm trên tất cả các thể loại cổ tích, đồng thoại, đồng dao, thơ, truyện. Viết cho thiếu nhi Xuân Quỳnh được đặt mình vào đứa trẻ để có thể nhìn ra những ngộ nghĩnh, chất thơ, nét đẹp của những điều đơn giản thường ngày.

Xuân Quỳnh dựa vào kho cổ tích dân gian, dựa vào thế giới đồng dao để học cách trò chuyện với các em. Vốn dân gian qua Xuân Quỳnh không chỉ giàu có hơn trong ngôn ngữ, uyển chuyển hơn trong cách kể, mà còn là nơi bà gửi gắm những bài học thương yêu. Xuân Quỳnh giống như bà mẹ nhân hậu, không bao giờ bắt lỗi, bà tin ở bản năng hướng thiện của trẻ em. Vậy nên “Cá chuối con” của Xuân Quỳnh không ích kỉ, vô tâm trước sự hi sinh của người mẹ. Những cô cậu học trò “hiểu chuyện” trong: Thầy giáo dạy vẽ, Người làm đồ chơi, Đứa trẻ nhút nhát, Con sao của Hoàn…

Nhân vật trong truyện ngắn Xuân Quỳnh đều là những người rất gần gũi: ông nội, ông ngoại, người bà, người cô, thầy giáo, bà bán bỏng, chú hề… bối cảnh cũng nhỏ gọn trong tầm mức quan sát của các em. Với truyện, Xuân Quỳnh thể hiện khả năng quan sát tỉ mỉ, tinh tế, đọc từ vẻ bề ngoài những sâu sắc bên trong, gạn lọc để thấy được tầng sâu lắng, chìm khuất. Qua mỗi truyện, Xuân Quỳnh gửi gắm hạt giống yêu thương vào tâm hồn non nớt của các em, hướng các em sống sâu sắc hơn và có trách nhiệm với những người xung quanh.

Nhà thơ, Tiến sĩ Giáo dục học Nguyễn Thụy Anh có nhận xét rằng: “Chất thi sĩ trong con người nữ sĩ Xuân Quỳnh tồn tại mạnh mẽ bên cạnh bản năng người mẹ làm nên chất thơ bay bổng, tài hoa, thấm đẫm yêu thương mà không nôm na đơn giản, không thật thà minh họa cuộc sống”. 20 bài thơ đặc sắc được chọn lọc trong “Trời xanh của mỗi người” là 20 tiếng cười khúc khích, tràn ngập hạnh phúc của mẹ con bà. Vũ trụ thơ của mẹ và con chứa đầy sự tò mò, niềm vui, tình yêu của Xuân Quỳnh dành cho con và tình yêu của con dành cho mẹ Quỳnh. Có rất nhiều bài được độc giả nhiều thế hệ thuộc nằm lòng như: Chuyện cổ tích về loài người, Bầu trời trong quả trứng, Tiếng gà trưa…

Xuân Quỳnh đã sống tận hiến trong cả cuộc đời và sáng tạo nghệ thuật. Nhà nghiên cứu văn học Lưu Khánh Thơ có chia sẻ: tên khai sinh bé Mí là Lưu Quỳnh Thơ do ông nội Mí (nhà viết kịch Lưu Quang Thuận) đặt với nghĩa: Bài thơ của Quỳnh. Sau nhiều thăng trầm của cuộc sống Xuân Quỳnh có lẽ đã được hưởng niềm hạnh phúc viên mãn nhất khi là mẹ của bé Mí – cậu bé tài hoa. Bé Mí đã cùng bố mẹ đi một chặng đường ngắn nhưng trọn vẹn trong tình yêu thương, xót xa của những người ở lại.

Trong tuyển tập kỉ niệm 80 năm ngày sinh Xuân Quỳnh, “Trời xanh của mỗi người” dành một phần trang trọng để tưởng nhớ về em Mí của mẹ Quỳnh. Trong đó, bạn đọc sẽ được đọc những bài thơ và truyện ngắn do Lưu Quỳnh Thơ viết. Ngoài thơ mẹ Quỳnh, còn có thơ bố Vũ (Lưu Quang Vũ) viết cho em, nhà văn Tô Hoài kể kỉ niệm của ông với chú bé Mí thích chơi tem. Những người thân trong gia đình cô Lưu Khánh Thơ, anh Lưu Tuấn Anh… viết về Mí.

“Trời xanh của mỗi người” do NXB Kim Đồng in ấn và phát hành là dấu mốc dịp kỉ niệm 80 năm ngày sinh thi sĩ Xuân Quỳnh. Với việc tinh tuyển các sáng tác của Xuân Quỳnh cho thiếu nhi, cuốn sách góp phần hoàn thiện chân dung văn học Xuân Quỳnh, nhắc nhớ những cống hiến của bà với văn học thiếu nhi.

“Trời xanh của mỗi người” ghi dấu ấn nghệ thuật với hơn 40 bức tranh màu tuyệt đẹp của họa sĩ Vũ Xuân Hoàn. Mỗi bức tranh là một đối thoại của họa sĩ với tác giả, những ý tưởng của Xuân Quỳnh trong truyện, trong thơ tiếp tục được người họa sĩ sáng tạo bằng hình sắc. Mỗi trang sách “Trời xanh của mỗi người” được chăm chút tỉ mỉ với phần viết tay tên sách, tên truyện, tên bài thơ, mỗi chỗ ngừng, nghỉ cho mắt và cảm xúc đều được đội ngũ thiết kế cân nhắc phù hợp.

Cuốn sách “Trời xanh của mỗi người” là sự trân trọng đối với Xuân Quỳnh nói riêng và đối với những người yêu Xuân Quỳnh và yêu vẻ đẹp văn học nước nhà nói chung.

Với “Trời xanh của mỗi người”, độc giả đã được ngắm nhìn trời xanh của riêng Xuân Quỳnh và các con của bà. Trời xanh của riêng nhà thơ giờ được gửi đến cho mọi người.

Tin cùng chuyên mục

Một tác phẩm hội họa trong triển lãm “Đường lên Điện Biên” (ảnh Bảo Châu).

70 tác phẩm hội họa “Đường lên Điện Biên”

(PLVN) - Triển lãm “Đường lên Điện Biên” giới thiệu 70 tác phẩm hội họa, đồ hoạ, điêu khắc, ký hoạ, áp phích, sáng tác trong giai đoạn 1949 -2009 của 34 tác giả, được lựa chọn trong bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Đọc thêm

Gặp lại người thầy

Gặp lại người thầy
(PLVN) - Chợ sớm tấp nập, cảnh bán hàng rổn rảng. Tiếng mời mọc, mặc cả, cười đùa làm cái tinh sương trở nên ấm áp. Mấy bác bán rau vừa hạ xong xe hàng, ngồi hút thuốc lào sòng sọc.

Về một cuộc chia ly diễm lệ

Trong những giây phút ngắn ngủi, Marina đã vươn người lên và nắm chặt lấy tay của Ulay. (Ảnh: TL)
(PLVN) - Hành trình 2500km để chia ly giữa Vạn lý trường thành, và cuộc hội ngộ đầy nước mắt sau 22 năm, câu chuyện tình của 2 người nghệ sĩ nổi tiếng thế giới đã khiến hàng triệu trái tim rung cảm.

Nhớ về Litang

Nhớ về Litang
(PLVN) - Nhân dịp em Huyền gửi cho chiếc video tôi quay chọc em trong chuyến đi năm ngoái, ngồi nhớ về Litang.

Người dưng

Người dưng
(PLVN) - Chúng tôi sinh đôi nhưng dường như giữa hai đứa có sự khác biệt rất lớn về tính cách. Nếu tôi là một người có phần nóng tính và kiệm lời thì em tôi lại là người thân thiện và lương thiện.

Tạm biệt tháng 3...

Tạm biệt tháng 3...

Giờ thì tao thoải mái khóc rồi, mày cũng hết đau đớn rồi. Tạm biệt nhé tháng 3... Tạm biệt một người bạn thân, tạm biệt Hà Sơn Bình - một nhà báo với nụ cười hiền tỏa nắng...

Dưới bóng xanh có đôi mắt đẹp

Điệu múa uyển chuyển trong trang phục của phụ nữ dân tộc Mường. (Ảnh: Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam)
(PLVN) - Ngẩn ngơ dưới cây tếch đầu bản, Lương như người bị bắt mất hồn. Chân anh chạm vào những vụn li ti trắng như sữa của hoa tếch. Hương đào núi đã phảng phất trong gió. Hoa đào không biết lòng Lương đang bồn chồn đợi chờ. Anh giật mình khi nghe tiếng bà Tơi gọi.

"Ngày hôm nay tôi mất đi một người bạn..."

"Ngày hôm nay tôi mất đi một người bạn..."
(PLVN) - Bình không còn ở lại căn phòng đó nữa, không còn ở lại với vợ con, bạn bè, đồng nghiệp và những dự định dang dở nữa. Cây vạn niên thanh vẫn tốt tươi, nhưng một chiếc lá xanh tên là Hà Sơn Bình vừa rơi xuống…

Hạnh phúc là đi trên mặt đất

Thế hệ ngày nay luôn miệt mài tìm câu trả lời cho câu hỏi về hạnh phúc. (Nguồn ảnh: Youtube)
(PLVN) - Hạnh phúc là gì? Hàng triệu con người trên trái đất này, ngày đêm vẫn luôn đặt ra cho mình, cho nhau câu hỏi ấy. Nhưng làm gì có một khái niệm cụ thể, bất biến, chính xác cho hạnh phúc bây giờ? Mỗi một người mưu cầu khác nhau và giá trị của hạnh phúc đối với họ cũng khác nhau. Ở mỗi một thời đại, tiêu chuẩn sống thay đổi, giá trị hạnh phúc cũng đổi thay theo.

Điều anh không nói

Điều anh không nói
(PLVN) - Cô đốt một điếu thuốc rồi rít một hơi thật sâu, tiếng rít làm cho màn đêm yên tĩnh bỗng như bị xé toạc bởi thanh âm nặng nề của khói thuốc.

Nghe radio với ba

Nghe radio với ba
(PLVN) - Bữa Tết rồi tôi chở ba tôi đi chơi. Ba nói mở Ngọc Tân nghe hát đi. Tôi mở lại cho ba bài “Hà Nội và tôi” của Lê Vinh. Ông nghe say sưa và kết luận: “Ca sĩ chả có ai hát hay hơn Ngọc Tân”.

Gió về ngang căn bếp

Gió về ngang căn bếp
(PLVN) - Liên và Dũng là đôi bạn từ nhỏ, họ yêu nhau bình lặng, về chung một nhà, không ồn ào, biến cố, không trắc trở cấm ngăn.

Khai mạc Triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng”

Khuôn viên nơi tổ chức triển lãm.
(PLVN) - Ngày 15/3, tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ Thuật tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng” nhân dịp kỷ niệm 71 năm ngày Truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (15/3/1953 - 15/3/2024).

'Sống' - liên kết sợi dây cội nguồn

Cuốn sách khắc họa hình ảnh của hai người phụ nữ của hai thế hệ. (Ảnh: NXB Kim Đồng)
(PLVN) - “Sống” là câu chuyện về một người mẹ kể cho con gái về những kí ức li kì xuyên suốt khoảng thời gian bà sống và làm việc trong chiến khu. Với hai tuyến thời gian quá khứ - hiện tại cùng các nhân vật đan cài, cuốn sách khắc họa hình ảnh của hai người phụ nữ của hai thế hệ.

Người đến sau

Tranh minh họa.
(PLVN) - Gió đêm rít từng cơn, dẫu nghe dịu nhẹ nhưng cũng đủ làm lạnh lẽo những hình nhân đang khẽ đắm chìm trong cô tịch.

“Mẹ yêu con”

”Trên lưng mẹ” - bức ảnh của tác giả Lê Bích chụp năm 2005. (Nguồn ảnh: BTC)
(PLVN) - Tình mẫu tử luôn là nguồn cảm hứng bất tận, được nhiều nghệ sĩ thể hiện đa dạng qua nhiều hình thức. Trong đó, nhiếp ảnh cũng là một ngôn ngữ đặc biệt.

Dưỡng thần

Dưỡng thần
(PLVN) - Không gian ấy bình lặng mà tươi thắm, hoa đua nhau nở. Hoa vẫy mời chim chóc về ríu rít. Hoa gọi nhành nắng xuân. Tất cả do bàn tay ông Đức làm ra. Khi ông đang chăm sóc chậu mai chiếu thủy thì tiêng ông Hiệp vọng vào. Cổng chỉ khép. Ông Hiệp khoái trí cười với sắc hoa đón chào.