Trời nồm ẩm, bác sĩ cảnh báo biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân thủy đậu. Ảnh: BVCC
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân thủy đậu. Ảnh: BVCC
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) tiếp nhận khám và điều trị cho nhiều bệnh nhân bị thủy đậu. Đây là một trong những căn bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể tiến triển nặng dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn da, viêm phổi, viêm màng não, viêm cầu thận, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn huyết…

Từ đầu tháng 3 đến nay, Khoa Bệnh Nhiệt Đới, Bệnh viện Bãi Cháy đã tiếp nhận điều trị cho hàng chục bệnh nhân mắc bệnh thủy đậu, trong đó có người trưởng thành. Đa số bệnh nhân đều có các triệu chứng sốt, nổi mụn nước rải rác toàn thân, đau đầu, mệt mỏi, chưa ghi nhận trường hợp biến chứng nặng.

Đơn cử, chị B.T.T, trú tại TP Hạ Long, Quảng Ninh có biểu hiện sốt, nổi mụn nước rải rác toàn thân, tự dùng thuốc tại nhà không đỡ đã đến khám tại Bệnh viện Bãi Cháy. Qua thăm khám, bệnh nhân được các bác sĩ chẩn đoán mắc thủy đậu và được cách ly điều trị.

Bác sĩ Trần Quốc Tuấn – Phó Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bãi Cháy cho biết: Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella zoster gây nên có đặc tính lây lan rất nhanh, dễ bùng phát thành dịch trong cộng đồng qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc gần. Tỷ lệ lây nhiễm lên tới 90% đối với những người chưa có miễn dịch.

Thông thường những người nhiễm thủy đậu một lần trong đời sẽ có miễn dịch nhưng vẫn ghi nhận trường hợp bệnh nhân nhiễm bệnh lần 2. Thủy đậu thường xảy ra chủ yếu ở trẻ em, lứa tuổi học sinh, tuy nhiên thời gian gần đây, số lượng người lớn nhiễm thủy đậu cũng gia tăng.

Đa số bệnh nhân đều có các triệu chứng sốt, nổi mụn nước rải rác toàn thân, đau đầu, mệt mỏi, chưa ghi nhận trường hợp biến chứng nặng.

Đa số bệnh nhân đều có các triệu chứng sốt, nổi mụn nước rải rác toàn thân, đau đầu, mệt mỏi, chưa ghi nhận trường hợp biến chứng nặng.

"Bệnh thủy đậu thường diễn biến lành tính, thời gian ủ bệnh từ 10-21 ngày, thông thường 14 – 17 ngày. Bệnh bắt đầu tiến vào giai đoạn khởi phát với những biểu hiện như sốt, đau đầu, đau cơ, phát ban, xuất hiện nốt thủy đậu mưng mủ, loét, lâu lành, khi lặn đi cũng rất dễ để lại sẹo, khó phục hồi... Tuy nhiên có tỷ lệ nhỏ biến chứng nặng như nhiễm khuẩn da, viêm phổi, viêm màng não, viêm não, viêm cơ tim, viêm cầu thận cấp, nhiễm khuẩn huyết…, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh, người có suy giảm miễn dịch là những đối tượng có nguy cơ nhiễm thủy đậu tiến triển nặng", bác sĩ Tuấn thông tin thêm.

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây cao và dễ bùng phát thành dịch trong cộng đồng. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nặng.

Bệnh hiện nay chưa có thuốc đặc trị, tùy tình trạng nhiễm bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định điều trị thuốc tại nhà hoặc nhập viện điều trị. Tiêm chủng vaccine ngừa thủy đậu là biện pháp phòng tránh hiệu quả, đặc biệt đối với đối tượng trẻ em. Bên cạnh đó, bác sĩ khuyến cáo người dân khi nhiễm thủy đậu cần phải giữ khoảng cách, đeo khẩu trang, vệ sinh thân thể, chân tay, vật dụng xung quanh, tránh tiếp xúc để tránh lây lan ra cộng đồng.

    Đọc thêm

    Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

    Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
    (PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

    Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

    Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
    (PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.

    Các bác sĩ xuyên đêm phẫu thuật lấy tạng từ bệnh nhân chết não, giúp “tái sinh” 4 cuộc đời

    Các bác sĩ xuyên đêm phẫu thuật lấy tạng từ bệnh nhân chết não, giúp “tái sinh” 4 cuộc đời
    (PLVN) - Rạng sáng 24/10/2024, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã tiến hành ca phẫu thuật lấy tạng của người hiến sau khi chết não và ghép 2 thận cho 2 người bệnh suy thận tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ. Các tạng còn lại gồm tim và gan được chuyển đến ghép cho 2 người bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

    1 ca tử vong do cúm A/H1, Bộ Y tế khuyến cáo

    Một trường hợp nhiễm vi rút cúm A nguy kịch từng điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, TP HCM) - Ảnh: XUÂN MAI
    (PLVN) - Bệnh cúm A/H1 thường diễn biến nhẹ, nhưng cũng có thể biến chứng nặng dẫn đến tử vong. Thời điểm giao mùa hiện nay là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh cúm này phát triển.

    Cải thiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật

    Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long. (Ảnh: Tùng Đinh)
    (PLVN) - Cục Thú y, Viện Thú y và Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế (ILRI) phối hợp đồng tổ chức Hội thảo "Từ nghiên cứu đến chính sách: Cải thiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật tại Việt Nam" trong 2 ngày 17 - 18/10/2024 tại Quảng Ninh.

    ‘Gỡ khó’ cho chị em phụ nữ khi bước vào tuổi trung niên

    Các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học "Liệu pháp Nội tiết Mãn kinh".
    (PLVN) - Theo ông Đinh Anh Tuấn, Vụ Trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em (Bộ Y tế), suy giảm nội tiết dẫn đến tiền mãn kinh và mãn kinh là quá trình sinh lý trong cuộc đời bất cứ người phụ nữ nào. Thế nhưng mọi người không nên có ý thức “cam chịu”, bỏ qua và không quan tâm đến vấn đề đó...

    Bệnh ho gà ở Hải Dương có xu hướng gia tăng

    Cán bộ Trạm Y tế phường Hoàng Tân, TP Chí Linh tiêm vắc xin có chứa thành phần phòng bệnh ho gà cho trẻ nhỏ (ảnh sở Y tế tỉnh Hải Dương)
    (PLVN) - Theo thông tin từ sở Y tế tỉnh Hải Dương, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh này vừa ghi nhận thêm 3 trẻ mắc ho gà. Như vậy, từ đầu năm đến nay, Hải Dương đã có 41 trường hợp mắc ho gà, trong khi cùng kỳ năm ngoái không có ca nào.