Trở về cội nguồn từ những con giống bột

Trở về cội nguồn từ những con giống bột
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - “Tò he xanh đỏ tím vàng/ Mẹ mua mỗi độ chợ làng vào phiên/Chim cò, ngũ quả, cô tiên.../Nhỏ xinh đánh đổi nỗi niềm tuổi thơ”, cứ mỗi câu thơ vang lên là cả một bầu trời tuổi thơ của biết bao thế hệ người Việt hiện ra lung linh đầy sắc màu...

Giữ nghề tò he, giữ nét văn hóa Việt

Tại làng nghề tò he Xuân La ở xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên (Hà Nội), dưới bàn tay của nghệ nhân tài ba Đặng Văn Hậu (sinh năm 1988) đã làm ra hàng ngàn con giống bột cầu kỳ, tinh xảo. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có nhiều thế hệ gắn bó với nghề nặn tò he truyền thống ở Xuân La, bởi vậy anh được tiếp xúc với những con giống bột ngay từ nhỏ. Khi trưởng thành, nhận thấy tò he vừa mang lại niềm vui cho mọi người vừa mang giá trị truyền thống, nét đẹp văn hóa nên anh quyết tâm theo nghề và yêu nghề từ đó.

Trong quá trình theo nghề, anh đã nhận được nhiều giải thưởng cao từ các Hội chợ dành cho các làng nghề. Năm 2014, anh được UBND TP Hà Nội tặng danh hiệu “Nghệ nhân Hà Nội” và trở thành một trong những nghệ nhân trẻ tuổi nhất của Thủ đô khi mới 29 tuổi. “Bí quyết lớn nhất của tôi chính là yêu nghề... Vào giai đoạn khó khăn năm 2008, lúc đấy tôi chỉ mong muốn nghề phát triển và để làm được điều đó bản thân phải tự cố gắng và nỗ lực. Đầu tiên là làm ra những sản phẩm đẹp nhất để bán cho khách hàng, đặc biệt là các em nhỏ. Sau đó là thay đổi nguyên liệu, mẫu mã sản phẩm để phù hợp với thời đại mới” - anh Hậu tâm sự.

Nghệ nhân Đặng Văn Hậu đoạt Giải Đặc biệt của Hội thi sản phẩm làng nghề thành phố Hà Nội năm 2023. Ảnh: hanoimoi.vn

Nghệ nhân Đặng Văn Hậu đoạt Giải Đặc biệt của Hội thi sản phẩm làng nghề thành phố Hà Nội năm 2023. Ảnh: hanoimoi.vn

Dành hơn 20 năm để học hỏi, nghiên cứu và cải tiến các sản phẩm tò he, nghệ nhân Đặng Văn Hậu đã nghĩ ra cách kéo dài “tuổi thọ” của sản phẩm cũng như khắc phục nhược điểm dễ mốc. “Năm 2014, nhận thấy các nghệ nhân lúc đó đều làm theo thời vụ, chủ yếu vào 3 tháng lễ hội nên thu nhập không được ổn định… Thấy được nguy cơ mai một nghề, tôi gấp rút phát triển nguyên liệu bằng cách cho thêm phụ gia vào bột để những con giống trưng bày trang trí lâu hơn và người mua có thể mang đi bất cứ nơi đâu. Đây là điểm then chốt để tôi phát triển được nghề con giống bột như bây giờ”, anh Hậu chia sẻ.

Về mẫu mã, nghệ nhân Đoàn Văn Hậu thường đi theo hai hướng, thứ nhất là gìn giữ hình ảnh của những con giống bột truyền thống, theo anh đó chính là những sản phẩm mang giá trị văn hóa dân gian rất cao. Thứ hai, phát triển những sản phẩm quà tặng thiên hướng về văn hóa dân gian Việt Nam, ví dụ như: bộ Tố nữ, Tứ phủ thánh cậu, Rước đèn Trung thu,… Đây là những sản phẩm rất đặc biệt của anh, được bán với giá trị rất cao và được nhiều người đặt hàng.

Nghệ nhân Đặng Văn Hậu Ảnh: NVCC

Nghệ nhân Đặng Văn Hậu Ảnh: NVCC

Nghệ nhân Đặng Văn Hậu cho biết, vào năm 2017, anh có cơ duyên kết hợp cùng nhà nghiên cứu Trịnh Bách và nghệ nhân Phạm Thị Nguyệt Ánh với ý tưởng khôi phục các con giống bột đã bị thất truyền. Sau khi khôi phục con giống, anh có thêm nhiều kỹ năng, kinh nghiệm, đó chính là bước ngoặt để con đường làm nghề của anh phát triển tốt hơn nữa.

Lan tỏa nét đẹp dân gian Việt Nam

Không chỉ là một người thợ giỏi, với tài năng và niềm đam mê, người nghệ nhân trẻ còn đưa nghề nặn con giống bằng bột đến với đông đảo khách hàng trên mọi miền. Du khách trong và ngoài nước đến Hà Nội đều rất thích mua sản phẩm của anh để làm quà mang về địa phương. Đây cũng là món quà mang đặc trưng cho nét đẹp văn hóa dân gian Việt Nam để làm quà tặng cho bạn bè hoặc người thân ở nước ngoài.

Tác phẩm Bộ rước đèn Trung thu được trao giải Đặc biệt tại Hội thi sản phẩm làng nghề thành phố Hà Nội năm 2023. Ảnh: LNV/nguoihanoi.vn

Tác phẩm Bộ rước đèn Trung thu được trao giải Đặc biệt tại Hội thi sản phẩm làng nghề thành phố Hà Nội năm 2023. Ảnh: LNV/nguoihanoi.vn

Với mong muốn tiếp nối truyền thống, gìn giữ hồn cốt của làng nghề cũng như truyền lửa cho các thế hệ mai sau, từ nhiều năm trước, anh Hậu đã quyết định mở lớp dạy nặn tò he miễn phí cho các em nhỏ tại nhà. Đến nay, lớp học đã đào tạo được nhiều bạn trẻ có tay nghề cao. “Công tác đào tạo nghề cho thế hệ trẻ là một cách giúp tôi bảo tồn và phát triển nghề con giống bột trong tương lai. Tôi nhận thấy các nghề truyền thống của Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thế hệ yêu nghề và bám trụ nghề lâu. Nhất là khi thế hệ trẻ bây giờ thích công nghệ thông tin nhiều hơn, còn về ngành nghề truyền thống không nhiều người theo đuổi”, anh Hậu trăn trở.

Sản phẩm tò he tái hiện nét đẹp phụ nữ truyền thống Việt Nam. Ảnh: NVCC

Sản phẩm tò he tái hiện nét đẹp phụ nữ truyền thống Việt Nam. Ảnh: NVCC

Sau gần 20 năm gắn bó với nghề, nghệ nhân trẻ Đặng Văn Hậu đã có nhiều đóng góp quan trọng trong gìn giữ, giới thiệu, quảng bá và phát triển nghề truyền thống của quê hương nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung. Giữa thị trường đầy những món đồ chơi hiện đại, nhưng tò he hay con giống bột vẫn giữ cho mình nét riêng vốn có, là “món ăn tinh thần” rất gần gũi với người dân Việt Nam.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Hà Nội và di sản kiến trúc thời bao cấp thương nhớ

Khu tập thể ở đường Trần Quý Cáp, Hà Nội. (Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Di sản kiến trúc thời bao cấp cần được bảo tồn và phát huy giá trị như thế nào? Liệu chúng có khả năng đóng góp cho định hướng phát triển công nghiệp văn hóa của Hà Nội hay không? Là câu hỏi trăn trở của giới kiến trúc sư, các nhà văn hóa thương nhớ về một thời kỳ gian khó của đất nước...

Có một Hà Nội phố

Chợ Hàng Bè khu vực ngã ba Hàng Bè - Gia Ngư năm 1992. (Ảnh: Henk Stakelbeek)
(PLVN) - Hà Nội phố với mái ngói lô nhô, những căn nhà ống 36 phố phường luôn là một phần tâm hồn của cư dân không chỉ Hà Nội. Chẳng thế, câu cửa miệng của người Hà Nội khi rảnh là hẹn nhau “lên phố”, là khu phố cổ bên hồ Hoàn Kiếm...

Hơn 300 nghệ sĩ hội tụ, sẵn sàng cho đêm khai mạc Lễ hội Đền Hùng 2025

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet
(PLVN) - Tối 29/3 (tức mùng 1/3 Âm lịch) sẽ diễn ra khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ - 2025 với chủ đề "Âm vang nguồn cội" tại Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đây là sự kiện mở màn, đồng thời là điểm nhấn quan trọng trong chuỗi các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch được tổ chức trong nhiều ngày trước Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.

Sắp diễn ra Lễ Tri ân Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Cà Mau

Sắp diễn ra Lễ Tri ân Quốc Tổ Lạc Long Quân tại Cà Mau
(PLVN) - Lễ Tri ân Quốc Tổ Lạc Long Quân sẽ diễn ra từ ngày 1 - 3/4 (nhằm mùng 4/3 – 6/3 âm lịch năm 2025), tại Đền thờ Lạc Long Quân, Khu Du lịch Mũi Cà Mau (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau). Đây là sự kiện quy mô cấp tỉnh.

Giỗ Tổ Hùng Vương sẽ trở thành 'lễ hội kiểu mẫu'

Rước kiệu truyền thống - nghi lễ quan trọng mỗi dịp Giỗ Tổ Hùng Vương. (Ảnh: Vũ Tuân)
(PLVN) - Năm 2025, tỉnh Phú Thọ đặt mục tiêu tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ thành “lễ hội kiểu mẫu” tạo điều kiện cho đồng bào, du khách về dâng hương bái Tổ và trải nghiệm các hoạt động văn hóa, du lịch, thể thao đặc sắc.

Độc đáo mảnh đất hai vua mang đậm 'hồn' Bắc Bộ

Mông Phụ đón khách bằng một chiếc cổng cổ ẩn mình dưới cổ thụ xòe tán rộng, kế bên là rặng duối lâu năm tuổi.
(PLVN) - Trải qua bao thăng trầm của thời gian, sự biến thiên của lịch sử, làng cổ Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) vẫn giữ được nguyên vẹn nét đẹp văn hóa đặc trưng về lối sống của người dân Đồng bằng Bắc Bộ xưa với cây đa, bến nước, sân đình, nhà cổ, chùa miếu linh thiêng cùng kiến trúc nhà cổ niên đại hàng trăm năm...

Chi Lăng - nơi lưu giữ những chiến công chói lọi

Ải Chi Lăng. (Ảnh: DLLS)
(PLVN) - Chi Lăng (Lạng Sơn) là vùng đất giàu truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, gắn liền với những chiến công hiển hách của cha ông ta trong suốt lịch sử dựng nước, giữ nước. Với quy mô đồ sộ, địa thế hiểm trở, Ải Chi Lăng được coi là bức tường thành bảo vệ Thăng Long trước những cuộc thảo phạt của quân xâm lược phương Bắc. Các trận chiến ở Ải Chi Lăng thể hiện tài thao lược, trí tuệ của cha ông ta trong công cuộc bảo vệ đất nước.

Khai hội Đền Bà Triệu năm 2025

Toàn cảnh lễ khai hội Đền Bà Triệu năm 2025.
(PLVN) - Sáng 21/3, tức ngày 22/2 năm Ất Tỵ, tại Khu di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Đền Bà Triệu (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc), UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2025; kỷ niệm 1.777 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh.

Bắc Ninh khai quật khẩn cấp hai thuyền cổ mới phát hiện

Các thuyền được phát hiện vẫn giữ được hình dáng khá nguyên vẹn.
(PLVN) -  Sở Văn hóa,Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh đang phối hợp Viện Khảo cổ học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam thực hiện khai quật khẩn cấp hai thuyền cổ mới được người dân phát hiện tại khu phố Công Hà, phường Hà Mãn, thị xã Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Đây là một phát hiện rất có giá trị về lịch sử và văn hóa đối với vùng đất cổ Luy Lâu.

Người “neo giữ” biểu tượng bản sắc văn hóa dân tộc Dao

Ông Phùng Ngọc Hòa, người “giữ lửa” nghề làm nỏ truyền thống ở Bắc Kạn. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong căn nhà nhỏ giữa núi rừng, ông Phùng Ngọc Hòa (thôn Khuổi Đeng 2, xã Tân Sơn, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) đã có gần 50 năm gắn bó với nghề làm nỏ. Ông là người duy nhất của vùng còn lưu giữ cách chế tác nỏ thủ công. Những chiếc nỏ từ lâu đã trở thành niềm tự hào của ông và là biểu tượng của bản sắc văn hóa dân tộc Dao nơi đây. Trải qua thời gian thăng trầm, nghề truyền thống này đang đứng trước nguy cơ mai một, bị quên lãng khiến ông trăn trở mỗi ngày.

TP Huế: Bảo tồn, phát huy giá trị phố cổ Gia Hội

Một góc phố cổ Gia Hội. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Phố cổ Gia Hội (phường Gia Hội, quận Phú Xuân, TP Huế) từng là khu vực sầm uất bậc nhất của Kinh đô Huế đầu thế kỷ 19. Trải qua thời gian, nguồn di sản vô giá của khu phố cổ này đang mai một từng ngày. Trước thực trạng này, việc bảo tồn và phát huy giá trị khu phố cổ đang được chính quyền và người dân quan tâm.