Ngày ấy mang theo lòng nhiệt huyết và tinh thần yêu nước của tuổi trẻ, bà ra đi theo tiếng gọi của lý tưởng - làm cách mạng. Vì sự nghiệt ngã của chiến tranh, bà phải rời bỏ quê hương (năm 1966). Đã 45 năm, ai cũng tưởng bà đã hi sinh, ảnh bà đã được hương khói trên bàn thờ, tên tuổi bà đã được khắc vào bia tưởng niệm, Tổ quốc đã ghi công bà... Hôm nay, mang theo tình yêu và nỗi day dứt vì thương nhớ quê nhà, bà đã tìm về - tìm về sau 45 năm làm Liệt sĩ, về để tìm lại anh em và đồng đội năm xưa.
“Người về từ lòng đất”
Dưới cái nắng chói chang của ngày hè tháng 8, chúng tôi tìm đến nhà ông Nguyễn Văn Vận (thôn 5, xã Tam Vinh, huyện Phú Ninh, Quảng Nam), để tìm gặp “Liệt sĩ” Nguyễn Thị Ngọc, người vừa trở về sau hơn 45 năm lưu lạc.
Người phụ nữ rắn rỏi và có dáng dấp của một bà mẹ miền Tây này cách đây mấy ngày còn là một “Liệt sĩ”.
Bà Nguyễn Thị Ngọc sinh năm 1948, tại xã Kỳ Quý, huyện Tam Kỳ cũ nay là thôn 5, xã Tam Vinh, huyện Phú Ninh, Quảng Nam.
Năm 1964, khi mới hơn 15 tuổi, bà đã trốn ba mẹ để tham gia lực lượng du kích xã Kỳ Quý.
Năm 1966, tại căn cứ Ao Lầy, xã Tam Vinh, trong một trận đánh oanh liệt bà bị trúng pháo kích của địch và bị thương nặng.
Bà được điều động về Trung đội 2, Đại đội 4, thuộc đơn vị cơ động khu V làm cán bộ Y tế nhưng do tính bảo mật của thời chiến nên mọi người cứ tưởng bà đã hi sinh trong trận pháo kích.
“Lần ấy, tôi bị thương nặng lắm, một mảnh ngay chỗ này và còn một mảnh chỗ này nữa”, đưa bàn tay đã nhăn nheo vì thời gian, bà Ngọc chỉ tay vào ngực và vết thương sau cổ.
Trận đánh ấy đã lấy mất của bà một lá phổi và làm ảnh hưởng đến thần kinh bà đến tận bây giờ.
Trong thời gian công tác và chữa bệnh, bà đã quen và kết duyên cùng ông Bùi Văn Bé Hùng, cũng là một thương binh, quê Cai Lậy, Tiền Giang.
Sau giải phóng, bà theo chồng về công tác tại Sở Y tế Tiền Giang, rồi Bệnh viện Cái Bè.
Hai người có với nhau 5 mặt con, cuộc sống tuy vất vả nhưng êm đềm và hạnh phúc.
Đến năm 1982, do bị hành hạ bởi các vết thương cũ nên bà phải xin nghỉ việc sớm.
Ông Hùng, chồng bà tâm sự: “Nhiều lúc thấy bả ngồi thẩn thờ, mắt cứ nhìn về xa xăm, bả không nói ra nhưng tui biết bả đang nhớ nhà, nhớ quê hương, cha mẹ. Thương bả lắm nhưng nhà cũng khó khăn, chỉ làm ruộng, công việc bận rộn quanh năm nên hôm nay mới về đây được”.
Ngần ấy năm xa quê hương không làm vơi đi nỗi nhớ trong bà nhưng cuộc sống khó khăn, các vết thương thời chiến cứ hành hạ bà, bà lúc mê lúc tỉnh.
Lần lữa mãi mà đã 45 năm rồi, hôm nay bà mới có cơ hội về thăm quê.
Ngày ấy, bà đi tóc hãy còn xanh lắm, cha mẹ còn la rầy “mi đi rồi bọn chúng lại đến tra khảo nhà mình!”. Vậy mà thấm thoắt đã mấy mươi năm, ngày về cha mẹ không còn nữa, thằng em ẳm ngữa của bà năm xưa nay tóc đã lốm đốm sợi bạc.
Phủi bụi trên tấm bằng Liệt sỹ ghi tên mình, bà bảo âu đó cũng là do sự nghiệt ngã của chiến tranh...
“Hôm nay về lại, tôi mừng vì quê hương đã đổi mới, nhưng tủi thân lắm, cha mẹ không còn nữa, em trai thì lại bệnh tật thế này - (ông Vận bị gù lưng)”, bà Ngọc nghẹn lòng nói.
Sau giải phóng, nghe tin chị đã hi sinh, rồi Nhà nước trao bằng Tổ quốc ghi công, công nhận chị là Liệt sĩ, ông Vận đem di ảnh của chị thờ cúng cho đến bây giờ.
Cái sáng hôm có người đến bảo: chị Ngọc ông về rồi ông Vận ơi! Ông nghi ngờ lắm, nhưng vẫn hi vọng vì, biết đâu...!
Ông nhớ như in: “Bữa sáng ngày 6, thấy chị và anh vô nhà, tôi còn không tin, nhưng nhìn kỹ chị và nhìn lại di ảnh, thêm linh tính mách bảo, tôi biết là chị đã về” chỉ nói tới đây, nước mắt ông Vận lại trào ra.
Trong kí ức mỏng manh của mình, bà Ngọc vẫn nhớ mình ở thôn 4, xã Kỳ Quý, huyện Tam Kỳ, tỉnh Quảng Đà (nay là Quảng Nam và Đà Nẵng).
Từ tiền dành dụm, rồi con cháu mỗi đứa một ít, cuối cùng bà và chồng quyết định đi tìm lại quê hương của mình.
Bà Ngọc hồ hởi: “Tui với ổng đi nhờ xe quân sự của thằng cháu, nó đi công tác Đà Nẵng, tới Tam Kỳ tui hỏi nhờ xe ôm, rồi về tới đây!”.
Vì sợ không tìm lại được quê hương nên ông bà mang theo cả mùng mền, chăn chiếu, có lỡ qua đêm ngoài đường thì cũng còn có cái mà đắp.
Mấy ngày nay, bà bận rộn lắm, bà con, hàng xóm nghe tin bà về ai cũng tới chúc mừng, có người bà nhớ, có người bà quên, nào là ông Nguyễn Ý Chí (Nguyên cán bộ Công an Khu V) - người đã cất công nhiều năm đi tìm mộ cho bà.
Ông Chí rưng rưng nước mắt cho biết: “Hơn 40 năm rồi, tui tưởng chị chết mất xác rồi chớ. Hôm nay trở về không ngờ lại khỏe mạnh thế này”.
Ông Đặng Phú (87 tuổi), người cùng nằm trong đội du kích xã Kỳ Quý với bà năm xưa cũng chống gậy tới thăm.
Nỗi niềm “Liệt sĩ”
Dù bị thương tích khá nặng trong chiến tranh nhưng bà Ngọc hiện vẫn chưa được chính quyền xã Thiện Trung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang công nhận là Thương binh vì giấy tờ đã bị thất lạc.
Ông Hùng tâm sự: “Tôi bây giờ thì Nhà nước lo rồi (ông Hùng hiện là Thương binh bậc ¾), còn lo cho bả thôi. Do hồ sơ bị thất lạc nên bả không được công nhận là Thương binh mà chỉ được xét nhận hưởng trợ cấp 1 lần của Chính phủ”.
Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Hưng Hoàng, Phó Trưởng Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Phú Ninh cho biết: “Sau khi nghe có tin “Liệt sỹ” Nguyễn Thị Ngọc còn sống và đã trở về địa phương, chúng tôi có xuống tận nơi xác minh và đúng là bà Ngọc còn sống”.
Ông Hoàng cho biết thêm, trước mắt địa phương sẽ làm thủ tục thu hồi Giấy báo tử và bằng Tổ quốc ghi công của bà Ngọc và chờ ý kiến chỉ đạo của Sở để có hướng giải quyết chế độ cho bà.
Năm 2001, bà Nguyễn Thị Ngọc được công nhận Liệt sỹ, theo hồ sơ số 53/GBT-UB, công nhận Giấy báo tử và Đề nghị công nhận Liệt sỹ, do thị xã Tam Kỳ (nay là TP.Tam Kỳ) ghi rõ đồng chí Ngọc hi sinh ngày 5 tháng 11 năm 1966, nguyên nhân “...đồng chí Nguyễn Thị Ngọc đi bám địch, bị lộ, địch bắn pháo, đồng chí đã hi sinh”, có cả người làm chứng và con dấu của chính quyền địa phương lúc bấy giờ.
“Những người có thẩm quyền trong việc làm chứng và cấp giấy xác nhận sai sự thật cho bà Ngọc, sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật”, ông Hoàng phát biểu về việc chính quyền địa phương đã xác minh nhầm việc bà Ngọc hi sinh.
Ông Hoàng nói: “Chính quyền sẽ có quyết định thu hồi số tiền mà gia đình bà Ngọc đã hưởng của Nhà nước theo chế độ Liệt sỹ từ năm 2001 đến nay, cụ thể là 3.840.000 đồng”.
Năm 2001, sau khi bà Ngọc được công nhận Liệt sỹ, cha bà là ông Nguyễn Có đã hưởng tiền chế độ này nhưng chỉ được vài tháng thì ông qua đời nên chế độ bị cắt từ đấy.
“Ông Có chết rồi, thật lòng giờ chính quyền cũng không biết phải bắt ai trả lại số tiền này đây?”, ông Hoàng hỏi bâng quơ.
Mấy hôm nay, khi nghe tin gia đình sẽ phải trả lại số tiền đã hưởng của Nhà nước, vợ chồng ông Vận vô cùng lo lắng, đứng ngồi không yên.
Bà Nguyễn Thị Nhung, vợ ông Vận tâm sự: “Nhà chỉ có 3 sào ruộng, ổng thì bệnh tật liên miên đâu làm chi ra tiền, thật gia đình tui không biết tìm đâu ra tiền trả lại cho Nhà nước” - Nhà ông Vận nằm trong diện hộ nghèo của xã.
Sau gần 45 năm lưu lạc và hơn 10 năm làm Liệt sĩ, hôm nay bà Nguyễn Thị Ngọc đã trở về quê hương, đoàn tụ cùng gia đình, tâm nguyện bao nhiêu năm nơi xứ người của bà đã được hoàn thành.
Nhưng mong muốn được làm lại hồ sơ và xác nhận thời gian cống hiến để làm chế độ thương binh của bà vẫn còn phải chờ đợi và nỗi niềm vợ chồng ông Vận khi phải trả lại số tiền đã hưởng của Nhà nước…
Khi tận tay lau chùi di ảnh của mình trên bàn thờ, bà Ngọc đúc kết: “Tôi là người may mắn vì còn sống để trở về, lỗi không do ai cả đó là do sự nghiệt ngã của chiến tranh!”.
Xuân Hiếu – Ly Lan
Bà Ngọc bên di ảnh và Bằng Tổ quốc ghi công của mình. |
Dưới cái nắng chói chang của ngày hè tháng 8, chúng tôi tìm đến nhà ông Nguyễn Văn Vận (thôn 5, xã Tam Vinh, huyện Phú Ninh, Quảng Nam), để tìm gặp “Liệt sĩ” Nguyễn Thị Ngọc, người vừa trở về sau hơn 45 năm lưu lạc.
Người phụ nữ rắn rỏi và có dáng dấp của một bà mẹ miền Tây này cách đây mấy ngày còn là một “Liệt sĩ”.
Bà Nguyễn Thị Ngọc sinh năm 1948, tại xã Kỳ Quý, huyện Tam Kỳ cũ nay là thôn 5, xã Tam Vinh, huyện Phú Ninh, Quảng Nam.
Năm 1964, khi mới hơn 15 tuổi, bà đã trốn ba mẹ để tham gia lực lượng du kích xã Kỳ Quý.
Năm 1966, tại căn cứ Ao Lầy, xã Tam Vinh, trong một trận đánh oanh liệt bà bị trúng pháo kích của địch và bị thương nặng.
Bà được điều động về Trung đội 2, Đại đội 4, thuộc đơn vị cơ động khu V làm cán bộ Y tế nhưng do tính bảo mật của thời chiến nên mọi người cứ tưởng bà đã hi sinh trong trận pháo kích.
“Lần ấy, tôi bị thương nặng lắm, một mảnh ngay chỗ này và còn một mảnh chỗ này nữa”, đưa bàn tay đã nhăn nheo vì thời gian, bà Ngọc chỉ tay vào ngực và vết thương sau cổ.
Trận đánh ấy đã lấy mất của bà một lá phổi và làm ảnh hưởng đến thần kinh bà đến tận bây giờ.
Trong thời gian công tác và chữa bệnh, bà đã quen và kết duyên cùng ông Bùi Văn Bé Hùng, cũng là một thương binh, quê Cai Lậy, Tiền Giang.
Sau giải phóng, bà theo chồng về công tác tại Sở Y tế Tiền Giang, rồi Bệnh viện Cái Bè.
Hai người có với nhau 5 mặt con, cuộc sống tuy vất vả nhưng êm đềm và hạnh phúc.
Đến năm 1982, do bị hành hạ bởi các vết thương cũ nên bà phải xin nghỉ việc sớm.
Ông Hùng, chồng bà tâm sự: “Nhiều lúc thấy bả ngồi thẩn thờ, mắt cứ nhìn về xa xăm, bả không nói ra nhưng tui biết bả đang nhớ nhà, nhớ quê hương, cha mẹ. Thương bả lắm nhưng nhà cũng khó khăn, chỉ làm ruộng, công việc bận rộn quanh năm nên hôm nay mới về đây được”.
Ngần ấy năm xa quê hương không làm vơi đi nỗi nhớ trong bà nhưng cuộc sống khó khăn, các vết thương thời chiến cứ hành hạ bà, bà lúc mê lúc tỉnh.
Lần lữa mãi mà đã 45 năm rồi, hôm nay bà mới có cơ hội về thăm quê.
Ngày ấy, bà đi tóc hãy còn xanh lắm, cha mẹ còn la rầy “mi đi rồi bọn chúng lại đến tra khảo nhà mình!”. Vậy mà thấm thoắt đã mấy mươi năm, ngày về cha mẹ không còn nữa, thằng em ẳm ngữa của bà năm xưa nay tóc đã lốm đốm sợi bạc.
Phủi bụi trên tấm bằng Liệt sỹ ghi tên mình, bà bảo âu đó cũng là do sự nghiệt ngã của chiến tranh...
“Hôm nay về lại, tôi mừng vì quê hương đã đổi mới, nhưng tủi thân lắm, cha mẹ không còn nữa, em trai thì lại bệnh tật thế này - (ông Vận bị gù lưng)”, bà Ngọc nghẹn lòng nói.
Sau giải phóng, nghe tin chị đã hi sinh, rồi Nhà nước trao bằng Tổ quốc ghi công, công nhận chị là Liệt sĩ, ông Vận đem di ảnh của chị thờ cúng cho đến bây giờ.
Cái sáng hôm có người đến bảo: chị Ngọc ông về rồi ông Vận ơi! Ông nghi ngờ lắm, nhưng vẫn hi vọng vì, biết đâu...!
Ông nhớ như in: “Bữa sáng ngày 6, thấy chị và anh vô nhà, tôi còn không tin, nhưng nhìn kỹ chị và nhìn lại di ảnh, thêm linh tính mách bảo, tôi biết là chị đã về” chỉ nói tới đây, nước mắt ông Vận lại trào ra.
Trong kí ức mỏng manh của mình, bà Ngọc vẫn nhớ mình ở thôn 4, xã Kỳ Quý, huyện Tam Kỳ, tỉnh Quảng Đà (nay là Quảng Nam và Đà Nẵng).
Từ tiền dành dụm, rồi con cháu mỗi đứa một ít, cuối cùng bà và chồng quyết định đi tìm lại quê hương của mình.
Bà Ngọc hồ hởi: “Tui với ổng đi nhờ xe quân sự của thằng cháu, nó đi công tác Đà Nẵng, tới Tam Kỳ tui hỏi nhờ xe ôm, rồi về tới đây!”.
Vì sợ không tìm lại được quê hương nên ông bà mang theo cả mùng mền, chăn chiếu, có lỡ qua đêm ngoài đường thì cũng còn có cái mà đắp.
Mấy ngày nay, bà bận rộn lắm, bà con, hàng xóm nghe tin bà về ai cũng tới chúc mừng, có người bà nhớ, có người bà quên, nào là ông Nguyễn Ý Chí (Nguyên cán bộ Công an Khu V) - người đã cất công nhiều năm đi tìm mộ cho bà.
Ông Chí rưng rưng nước mắt cho biết: “Hơn 40 năm rồi, tui tưởng chị chết mất xác rồi chớ. Hôm nay trở về không ngờ lại khỏe mạnh thế này”.
Ông Đặng Phú (87 tuổi), người cùng nằm trong đội du kích xã Kỳ Quý với bà năm xưa cũng chống gậy tới thăm.
Giấy báo tử của bà Ngọc. |
Dù bị thương tích khá nặng trong chiến tranh nhưng bà Ngọc hiện vẫn chưa được chính quyền xã Thiện Trung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang công nhận là Thương binh vì giấy tờ đã bị thất lạc.
Ông Hùng tâm sự: “Tôi bây giờ thì Nhà nước lo rồi (ông Hùng hiện là Thương binh bậc ¾), còn lo cho bả thôi. Do hồ sơ bị thất lạc nên bả không được công nhận là Thương binh mà chỉ được xét nhận hưởng trợ cấp 1 lần của Chính phủ”.
Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Hưng Hoàng, Phó Trưởng Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Phú Ninh cho biết: “Sau khi nghe có tin “Liệt sỹ” Nguyễn Thị Ngọc còn sống và đã trở về địa phương, chúng tôi có xuống tận nơi xác minh và đúng là bà Ngọc còn sống”.
Ông Hoàng cho biết thêm, trước mắt địa phương sẽ làm thủ tục thu hồi Giấy báo tử và bằng Tổ quốc ghi công của bà Ngọc và chờ ý kiến chỉ đạo của Sở để có hướng giải quyết chế độ cho bà.
Năm 2001, bà Nguyễn Thị Ngọc được công nhận Liệt sỹ, theo hồ sơ số 53/GBT-UB, công nhận Giấy báo tử và Đề nghị công nhận Liệt sỹ, do thị xã Tam Kỳ (nay là TP.Tam Kỳ) ghi rõ đồng chí Ngọc hi sinh ngày 5 tháng 11 năm 1966, nguyên nhân “...đồng chí Nguyễn Thị Ngọc đi bám địch, bị lộ, địch bắn pháo, đồng chí đã hi sinh”, có cả người làm chứng và con dấu của chính quyền địa phương lúc bấy giờ.
“Những người có thẩm quyền trong việc làm chứng và cấp giấy xác nhận sai sự thật cho bà Ngọc, sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật”, ông Hoàng phát biểu về việc chính quyền địa phương đã xác minh nhầm việc bà Ngọc hi sinh.
Ông Hoàng nói: “Chính quyền sẽ có quyết định thu hồi số tiền mà gia đình bà Ngọc đã hưởng của Nhà nước theo chế độ Liệt sỹ từ năm 2001 đến nay, cụ thể là 3.840.000 đồng”.
Năm 2001, sau khi bà Ngọc được công nhận Liệt sỹ, cha bà là ông Nguyễn Có đã hưởng tiền chế độ này nhưng chỉ được vài tháng thì ông qua đời nên chế độ bị cắt từ đấy.
“Ông Có chết rồi, thật lòng giờ chính quyền cũng không biết phải bắt ai trả lại số tiền này đây?”, ông Hoàng hỏi bâng quơ.
Mấy hôm nay, khi nghe tin gia đình sẽ phải trả lại số tiền đã hưởng của Nhà nước, vợ chồng ông Vận vô cùng lo lắng, đứng ngồi không yên.
Bà Nguyễn Thị Nhung, vợ ông Vận tâm sự: “Nhà chỉ có 3 sào ruộng, ổng thì bệnh tật liên miên đâu làm chi ra tiền, thật gia đình tui không biết tìm đâu ra tiền trả lại cho Nhà nước” - Nhà ông Vận nằm trong diện hộ nghèo của xã.
Sau gần 45 năm lưu lạc và hơn 10 năm làm Liệt sĩ, hôm nay bà Nguyễn Thị Ngọc đã trở về quê hương, đoàn tụ cùng gia đình, tâm nguyện bao nhiêu năm nơi xứ người của bà đã được hoàn thành.
Nhưng mong muốn được làm lại hồ sơ và xác nhận thời gian cống hiến để làm chế độ thương binh của bà vẫn còn phải chờ đợi và nỗi niềm vợ chồng ông Vận khi phải trả lại số tiền đã hưởng của Nhà nước…
Khi tận tay lau chùi di ảnh của mình trên bàn thờ, bà Ngọc đúc kết: “Tôi là người may mắn vì còn sống để trở về, lỗi không do ai cả đó là do sự nghiệt ngã của chiến tranh!”.
Xuân Hiếu – Ly Lan