Trò chuyện với Bộ trưởng không phân biệt số điện thoại lạ hay quen

Trò chuyện với Bộ trưởng không phân biệt số điện thoại lạ hay quen
(PLO) - Nhiều việc VPCP chủ động thông tin với báo chí. Tôi không phân biệt số điện thoại lạ hay quen - Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng chia sẻ nhân dịp năm mới.
Khi mới nhậm chức, ông có chia sẻ chịu áp lực từ người tiền nhiệm. Đến nay, bản thân ông thấy công việc của một bộ trưởng như thế nào?

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng: Ngày 9/4/2016 được Quốc hội phê chuẩn, ngày hôm sau gặp anh em báo chí tôi cũng nói đây là công việc áp lực lớn.

Áp lực lớn nhất là công việc này ở địa phương không có, tôi nghĩ đến chuyện “từ ngòi ra biển” (ngòi chứ không phải sông). Thứ 2 là áp lực của những người tiền nhiệm đã làm rất tốt, mình làm không được cũng chết.

Chúng tôi lên đây giúp việc cho Thủ tướng, nên quyết tâm ngay từ đầu phải nắm bắt công việc, tạo sự đoàn kết thống nhất, nhưng phải đổi mới, không khác được.

Thế nên, chuyện va chạm là bình thường, tôi làm tốt cái này, tôi đôn đốc cái kia có phải mang về nhà tôi đâu. Sức ép công việc như thế tôi cho là đúng thôi.

Ngay cả vấn đề nói làm Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP ai cũng muốn làm, nhưng tiếp xúc báo chí thì ai cũng không thích. Nếu mình không nắm đầy đủ thông tin, không có bản lĩnh, sơ suất hay xảy ra sự cố là bình thường.

Nếu như không có bản lĩnh, không có tâm huyết, không chịu xem, chịu đọc, chịu nhớ thì mình không có đủ thông tin cung cấp cho báo chí, không đủ thông tin đối thoại doanh nghiệp. Đây là sức ép rất lớn, nhưng trách nhiệm của văn phòng là phải như thế.

Thường xuyên làm việc bên cạnh Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lúc nào lịch cũng dày đặc, vậy thời gian nào ông dành cho sở thích cá nhân, có bao giờ ông thấy mình quá tải?

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng: Một Chính phủ hành động thì cả hệ thống hành động, chứ không phải riêng tôi. Vì vậy áp lực không chỉ riêng tôi mà tất cả các bộ ngành, địa phương. Tôi chỉ là hạt cát trong biển cát.

Thủ tướng quyết tâm như thế thì không thể khác được. Chúng tôi nói với nhau là xây dựng VPCP hiện đại, chuyên nghiệp, không cần nhiều người, không đao to búa lớn, nhưng công việc phải hiệu quả, làm sao cho sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp tốt hơn.

Chúng tôi cũng phải phân bổ công việc cho hợp lý, vừa giúp tham mưu cho Chính phủ vừa đảm nhiệm công việc của VPCP. Vì vậy, chúng tôi chia sẻ 50% thời gian làm việc cho Chính phủ, 50% cho VPCP.

Tôi có rất nhiều sở thích, nhưng thời gian cần tập trung nhiều cho công việc. Sáng đến cơ quan sớm, tối mới về thì thời gian dành cho thể dục thể thao cũng không có, nhưng mình phải sắp xếp.

Tôi rất mê tennis. 5h đi đánh tennis đến 6h15, ăn sáng rồi đi làm. Phải tranh thủ thời gian xem tài liệu, đọc báo. Tôi cũng dành thời gian nghiên cứu thông tin khi Tổ công tác của Thủ tướng, Tổ tư vấn cải cách thủ tục hành chính đi làm việc các nơi…

Nhưng phải nói là các cộng sự tận tâm giúp chúng tôi rất nhiều nên tôi cứ yên tâm mà làm.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng hỏi thăm doanh nghiệp làm thủ tục kiểm nghiệm thú y vùng 2 Hải Phòng. Ảnh: Nhật Bắc
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng hỏi thăm doanh nghiệp làm thủ tục kiểm nghiệm thú y vùng 2 Hải Phòng. Ảnh: Nhật Bắc

Ông có cách nào để làm tròn công việc mà “ai cũng không thích” là tiếp xúc với báo chí?

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng: Một nhiệm vụ rất quan trọng của VPCP là cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí, chủ động và minh bạch chứ không mang tính đối phó, không phải lướt sóng hay đùn đẩy. Là người phát ngôn cho Thủ tướng, chúng tôi làm rất nghiêm túc việc này.

Nhiều việc chúng tôi chủ động thông tin với báo chí. Tôi không phân biệt số điện thoại lạ hay quen. Khi nhận được điện thoại, chúng tôi trả lời rất nghiêm túc.

Như vụ BOT Cai Lậy-Tiền Giang, hôm đó tôi đang họp ở TPHCM, báo chí gọi điện thoại hỏi tôi cũng nói rõ thông tin chiều hôm đó Thủ tướng chủ trì để giải quyết. Hay như họp báo Chính phủ bây giờ cũng công khai, trực tiếp cho người dân, doanh nghiệp theo dõi.

Chúng tôi phải cảm ơn báo chí, chính các bạn giúp cho Chính phủ, Thủ tướng chuyển ngay chủ trương chính sách, thông điệp, những gương làm tốt, chỉ đạo của Thủ tướng hoặc những địa phương, cá nhân làm chưa tốt, công khai để dân đánh giá.

Tất cả minh bạch, kịp thời và tôi sẽ cố gắng duy trì tinh thần này. Nhiều thông tin của Chính phủ hay các đợt kiểm tra chuyên ngành của Tổ công tác vừa rồi chúng tôi đều công khai, gần 20 cơ quan báo chí đi cùng. Nếu không có báo chí tham gia giám sát thì không thể tốt được. Bộ nào mà hứa và công bố với Tổ công tác có sự chứng kiến của báo chí thì chúng tôi hoàn toàn yên tâm.

Khi mới hoạt động, Tổ công tác của Thủ tướng gặp khá nhiều sức ép từ các bộ, ngành như câu chuyện “anh là bộ trưởng, tôi cũng là bộ trưởng, sao anh kiểm tra, phê bình tôi?”. Đến nay, suy nghĩ này đã được thay đổi hay vẫn còn?

Đây là việc rất nhạy cảm, rất va chạm. Khi Tổ công tác kiểm tra lần đầu tiên tại Bộ KH&ĐT, thứ hai là Bộ Tài chính, đúng là có câu chuyện “anh là bộ trưởng, tôi cũng là bộ trưởng, tại sao anh kiểm tra, phê bình tôi?”.

Đây là câu chuyện tôi đắn đo, suy nghĩ rất nhiều và đã có lường trước. Chúng tôi nói rõ rằng đây là nhiệm vụ Thủ tướng giao, chúng tôi cũng không có thẩm quyền phê bình bộ trưởng, mà chúng tôi chỉ chuyển tải thông điệp, tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng.

Sau một thời gian ngắn, các bộ trưởng khác rất mong mỏi Tổ công tác về giúp cho bộ. Quan điểm đó giờ đã bị lãng quên./.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.