Trò chơi dân gian con trẻ: 'Thế giới mộng mơ' đã mờ phai

Trò chơi dân gian con trẻ: 'Thế giới mộng mơ' đã mờ phai
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Mỗi trò chơi dân gian của con trẻ không đơn giản là một trò mua vui mà còn giúp trẻ con thể hiện sự linh hoạt, thông minh, khả năng quan sát, tìm tòi, phát hiện, bồi đắp tinh thần thể thao, đồng đội.

“Nu na nu nống” - một sáng tạo dễ thương của con trẻ

Một số trò chơi dân gian ngày Tết đã đi vào thi ca như bài “Cây tam cúc” của Hoàng Cầm hay “Đánh đu” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Sinh thời, cụ Nguyễn Công Trứ cũng đã có bài thơ nổi tiếng để khất nợ vì thua tổ tôm. Nhưng các trò chơi dân gian trong văn hóa Việt Nam không chỉ giới hạn ở đó. Điều đó cho thấy sức sống của trò chơi dân gian là một thú không thể thiếu của con trẻ những lúc rảnh rỗi, không những thế nó cũng thu hút người lớn những lúc nông nhàn.

Theo nhà nghiên cứu dân tộc học người Pháp Gustave Dumoutier thì các trò chơi dân gian của người Việt nhiều trò giống của trẻ em châu Âu như: xếp vòng tròn hát, đi săn, đánh trận, ú tim, đánh đu, bịt mắt bắt dê, thả diều, nhảy lò cò, đá cầu, bi lỗ hay đáo lỗ. Ông đã liệt kê ra những trò chơi thú vị dạy trẻ con khả năng phán đoán và cảm nhận đối phương khi không nhìn thấy gì, đó là trò “Bịt mắt bắt dê”.,

Ông miêu tả: “Người chơi bịt hai mắt, phải bắt một cách may rủi và nhận ra một trong số người chơi vây chung quanh. Biến thể của trò chơi này là “bắt cái”, trong đó, người chơi không bịt mắt, nhưng một số bạn bè đứng sau lưng, lấy tay bịt mắt người chơi, sau đó dùng bàn chân trần, chạm nhẹ vào cẳng rồi đột ngột nhảy sang bên cạnh, bỏ hai tay bịt mắt ra và người chơi, để được tha, phải đoán xem đứa bạn đã đá bằng chân phải hay chân trái”.

Hay như trò đá cầu, nhảy lò cò, đòi hỏi sức mạnh, khéo léo và kỹ năng cá nhân để thắng đối thủ. Đây chính là trò chơi có tinh thần thi đấu thể thao đối kháng. “Nhảy lò cò, tại vài tỉnh bên Pháp người ta còn gọi là basculot, cùng một hình thức như ở Pháp và chơi cùng một kiểu. Cách biệt thắng thua tính bằng ván. Kẻ thua phải cõng người thắng trên lưng đi một đoạn đường nào đó, hoặc ăn một vài quả thụi nhất định. Đá cầu không chỉ là trò chơi con trẻ, ngay cả người lớn, thanh niên cũng thi tài. Trái cầu là một quả nhỏ có gắn chùm lông, đá đón và đá trả lại, không dùng vợt mà chỉ dùng tay, chân”. Gustave Dumoutier cho biết thêm.

Nhiều trò chơi xưa vẫn còn tiếp diễn theo dòng chảy thời gian như: nhảy lò cò, đá cầu, trốn tìm, đánh trận giả… hay hội thả diều, đấu pháo đất. Bên cạnh đó có những trò chơi bắt đầu chìm vào quên lãng và hầu như biến mất ở nơi thôn dã hay thành thị, như chi chi chành chành, kéo cưa lửa xẻ, thả đỉa ba ba… Có lẽ phần nào đó trẻ con bây giờ sống cá nhân hơn, do áp lực gia đình về học tập mà ít được “thả rông” đi chơi hội nhóm như xưa.

“Nu na nu nống” không chỉ là trò chơi mà còn là một sáng tạo dễ thương của con trẻ. Con trai, con gái đứa nào muốn chơi thì ngồi cạnh nhau, duỗi hai chân ra phía trước, xếp thành hàng ngang. Đứa làm trưởng trò ngồi giữa hoặc ngồi đầu hàng phía tay trái hay tay phải tuỳ ý. Trưởng trò dùng tay lần lượt chạm vào bàn chân những đứa khác. Vừa chạm vừa hát bài Nu na nu nống: “Nu na nu nống/Cái cống nằm trong/Cái ong nằm ngoài/Củ khoai chấm mật/Phật ngồi phật khóc/Con cóc nhảy ra/Con gà ú hụ/ Bà mụ thổi xôi/Nhà tôi nấu chè/ Tè he chân rụt”.

Cứ hát thế đến khi chạm hết hàng chân thì quay trở lại, tiếp tục cho đến hết bài hát. Tiếng cuối cùng của bài hát rơi vào chân nào thì chân ấy phải rụt về. Trò chơi tiếp tục lại từ đầu bài hát. Cứ như vậy, cho đến bàn chân cuối cùng. Đứa cuối cùng này bị thua, phải làm trưởng trò chơi ván khác.

Muốn cho trò chơi tăng thêm hồi hộp, thú vị thì trưởng trò có thể ngân nga kéo dài tiếng cuối cùng rồi bất chợt vung tay chạm bất cứ chân nào. Chơi như vậy bắt buộc đứa nào cũng phải chăm chú. Nu na nu nống không cần chạy nhảy, hò hét. Không làm dơ bẩn chỗ chơi. Người lớn có vẻ bằng lòng cái trò “dễ thương” này.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Dư nhận định về trò chơi này có phần vô nghĩa về lời hát: “Ngay cả Ngô Quý Sơn, người biên khảo về các trò chơi của trẻ con, cũng không trả lời được. Kể cả những người giúp ông đi điều tra, ghi chép thông tin cũng không ai biết nghĩa là gì. Có lẽ vì vậy mà Ngô Quý Sơn mới đi đến kết luận là tên Nu na nu nống không có nghĩa. Tuy nhiên, Ngô Quý Sơn cũng cho biết một điều bên lề là những cộng sự già nua nhất của ông lúc bé cũng đã từng chơi Nu na nu nống. Dựa vào bằng chứng này, ông cho rằng trò chơi Nu na nu nống đã có từ lâu”.

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Dư giải thích: “Việt Nam tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức định nghĩa: Nu na là một trò chơi của trẻ con, ngồi duỗi chân ra mà đếm. Nghĩa rộng của Nu na là ngồi thong thả nhàn hạ. Công việc không có, ngồi nu na với nhau cả ngày”

Với nhiều lời hát được thêu dệt, với nhiều lý giải của các nhà nghiên cứu khi cho rằng trò chơi Nu na nu nống cũng có thể hiểu “Nô na nu nống” mà theo nhà các nghiên cứu ngôn ngữ dân gian “nô” có nghĩa là đầy tớ, “na” có nghĩa là nghỉ ngơi. Nên Nô na nghĩa là đầy tớ lúc được an nhàn, nghỉ ngơi. Đầy tớ được an nhàn, nghỉ ngơi có thể hiểu là lúc được chơi đùa. Nghĩa rộng của Nô na là đầy tớ chơi đùa lúc được an nhàn, nghỉ ngơi.

Một trò chơi vui vẻ, nhưng khi hiểu sâu về nó lại mang nhiều thông điệp tích cực, sáng tạo. Tiếc rằng, nó không còn đất sống trong thời đại bây giờ.

Những trò chơi dân gian gắn với tuổi thơ của rất nhiều thế hệ người Việt. (Ảnh minh họa: Internet)

Những trò chơi dân gian gắn với tuổi thơ của rất nhiều thế hệ người Việt. (Ảnh minh họa: Internet)

Trò chơi tồn tại như báu vật tinh thần

Theo nhà nghiên cứu văn hoá Phan Cẩm Thượng thì trẻ em là đối tượng khá tự do của làng xã, chúng chưa có nhiều nhận thức và khả năng hoạt động có ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và văn hóa chung, chúng cũng được gia đình làng xã bao bọc như thế hệ tương lai, mặc dù sự giáo dục dưới góc độ Khổng giáo thường khá nghiêm khắc. Trò chơi con trẻ đã khiến chúng khám phá thế giới làng xã sau luỹ tre làng bao bọc.

Ông Phan Cẩm Thượng bày tỏ về sự lý thú của trò chơi dân gian con trẻ ở trong cộng đồng nhỏ hẹp: “Trẻ em Việt Nam, trong các làng xã Bắc Bộ, là một cộng đồng thu hẹp, các làng đều tương đối giống nhau về cấu trúc xã hội và sản xuất nông nghiệp, nhưng khá khác nhau về tập tục và sự biệt lập trong sinh hoạt giữa làng này và làng kia. Ngay cả người lớn, cũng ít khi đi ra khỏi làng mình. Họ ở nhà, đi chợ làng, chợ xã, ra đồng, ra sông, rồi quay về.

Trẻ em thì càng ít đi khỏi phạm vi này, chúng được gia đình và làng xã bao bọc. Một số ít học nghề, một số ít học chữ, còn lại đều chẳng học gì, mà sớm tham gia sản xuất nông nghiệp cùng gia đình, và cuối cùng trở thành nông dân như cha ông.

Trong làng, trẻ em chơi với nhau hằng ngày theo từng ngõ xóm, vào dịp lễ tết hội làng, chúng có thể tham gia những trò chơi chung. Tuy vậy, các trò chơi của trẻ em, hầu như ở Bắc Bộ, đều tương đối thống nhất, mặc dù chẳng có sự học hỏi tham khảo nào. Dường như trò chơi tồn tại cùng cuộc đời của chúng, có sẵn trong làng xã theo những trò nhất định, không quá nhiều, cũng không quá ít, và tăng dần độ khó theo tuổi tác.

Đến tuổi có thể lập gia đình, nếu tảo hôn, nữ mười ba, nam mười sáu (theo tuổi âm, nữ thập tam, nam thập lục, tức là tuổi phát dục) chúng sẽ tự nhiên từ bỏ trò chơi. Thông thường, độ tuổi chơi của trẻ em nông thôn cũng chỉ từ lên bốn đến mười một, sau đó chúng phải tham gia công việc gia đình, chăn trâu, cắt cỏ, mót lúa, bắt cua, bế em, rửa bát…

Hàng trăm năm, có lẽ hàng ngàn năm, đời sống làng xã này tồn tại và dường như bất biến trong xã hội phong kiến. Con người vẫn sinh lão bệnh tử, sinh ra, lớn lên, lập gia đình, rồi đóng vai trò nào đó trong gia đình, làng nước, rồi quy tiên, người nông dân xưa không thắc mắc về thân phận mình.

Chơi là hành vi tự nhiên của động vật, nhằm giải tỏa năng lượng thừa, gắn kết giống loài và tập săn bắn kiếm mồi, thông qua chơi mà học tập kinh nghiệm sinh tồn của thế hệ trước. Từ chơi đến trò chơi có khoảng cách do con người tạo ra, so với động vật. Nghệ thuật, thể thao và các diễn xuất khác chính là trò chơi ở đỉnh cao. Nhưng con người cũng là một thực thể tôn giáo, vì thế trò chơi không chỉ mang tính giải trí mà còn mang tính tâm linh nhất định. Trong rất nhiều bài đồng dao, có nhiều nhận thức sơ khai về trời đất, ma quỷ, và các thế lực tự nhiên, cũng như rất có thể người lớn đã ấn những câu hỏi và những câu trả lời vào trò chơi của trẻ con”.

Một nhận định của nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Phan Cẩm Thượng đã mở ra cho chúng ta nhiều điều từ trò chơi thôn dã của cha ông. Bài viết này chỉ là tổng hợp kiến thức nhỏ hẹp chứ chưa thể lý giải hết sự rộng lớn trong sáng tạo của người xưa.

Đọc thêm

Sống có chất lượng: Chọn thành thị hay nông thôn?

Sống có chất lượng: Chọn thành thị hay nông thôn?
(PLVN) - Nhiều người cho rằng muốn có chất lượng sống cao thì nên sinh sống ở những thành phố lớn, những đô thị phát triển với y tế, cơ sở vật chất phát triển. Nhưng với luồng quan điểm khác, cuộc sống nông thôn mới là “sống có chất lượng” với thực phẩm, không khí sạch, thiên nhiên tươi đẹp...

Những tiếng ca 'tiên phong' của dòng nhạc đỏ

Những tiếng ca 'tiên phong' của dòng nhạc đỏ
(PLVN) - Giữa bom đạn chiến trường khốc liệt, vẫn còn đó khúc ca hào hùng, bi tráng của một thời kỳ kháng chiến cứu nước. Có rất nhiều ca sĩ hát dòng nhạc cách mạng được nhiều người biết đến như Trần Hiếu, Lê Dung, Tường Vi, Thanh Huyền... Nhưng có những cái tên thuộc hàng ngũ tiên phong, trở thành “bậc tiền bối”, đàn anh, đàn chị cho dòng nhạc đỏ một thời.

Đi tìm nghệ nhân trên phố nhỏ Hà Nội

Góc nhỏ trong căn phòng cũng trở thành nơi cất giữ những “cái mặt chơi được”. (Ảnh trong bài: Tâm Anh)
(PLVN) - Giữa nhịp điệu hối hả, xô bồ của đời sống thường nhật, còn đó trong lòng Hà Nội dư vị lắng sâu văn hiến ngàn năm. Trong ngóc ngách nào đó của Thủ đô, ta vẫn bắt gặp những người Hà thành đang miệt mài gìn giữ nghề truyền thống của dân tộc.

Yêu đất nước hơn qua những chuyến đi

Du khách tham quan di tích chiến trường Đồi A1. (Ảnh: Xuân Tiến-TTXVN)
(PLVN) - Những du khách, đặc biệt là giới trẻ đang có xu hướng tới thăm chiến trường xưa để nhớ lại một thời chiến đấu hào hùng, tưởng nhớ những người đã hy sinh vì độc lập dân tộc; học hỏi, giáo dục truyền thống. Do vậy, hiện có nhiều tour du lịch giúp du khách càng đi càng thêm yêu Tổ quốc, dân tộc, nhất là vào dịp kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5.

Tự hào những lễ chào cờ đầy cảm xúc

Hàng vạn công nhân tại tỉnh Nghệ An thực hiện nghi thức chào cờ và hát Quốc ca vào sáng thứ Hai hàng tuần trong “Tháng Công nhân” năm 2024. (Ảnh: baonghean.vn)
(PLVN) - Xuất phát từ truyền thống yêu nước, thúc đẩy tình đoàn kết, nhiều cơ quan, tổ chức, địa phương và doanh nghiệp hiện nay duy trì đều đặn lễ chào cờ đầu tuần, đầu tháng và sinh hoạt tập thể dưới cờ. Đây là một nghi lễ, một nét đẹp văn hóa cần được nhân rộng trong xã hội.

Hùng tráng những khúc ca khải hoàn

Chương trình Đất nước trọn niềm vui tại Thành phố Hải Phòng. (Ảnh: Hồng Nhung)
(PLVN) - Các tuyệt phẩm khải hoàn, bản tráng ca rộn ràng niềm vui mở hội mà người dân Việt Nam rất đỗi yêu thích được vang lên khắp các tỉnh, thành vào những dịp kỷ niệm các ngày chiến thắng oanh liệt, vĩ đại của dân tộc. Các chiến công thần kỳ của quân và dân ta khiến các nhạc sĩ tràn đầy niềm xúc cảm sáng tác những tuyệt phẩm bất hủ.

Ngàn dặm Tổ quốc thân yêu

Những chuyến đến các vùng miền, khiến người trẻ càng thêm yêu Tổ quốc Việt Nam xinh đẹp. (Nguồn: Thúy Hiền Nguyễn)
(PLVN) - Có những người trẻ yêu quê hương, đất nước từ câu chuyện kể, các bài học lịch sử. Nhưng lại có người trẻ yêu Tổ quốc bằng những chuyến đi đến mọi miền Nam – Bắc. Đó là một thứ tình cảm nảy nở từ vẻ đẹp rừng núi hùng vĩ, bền bỉ và thủy chung tựa như dòng sông hiền hòa.

Hương mùa hè

Ảnh minh họa. (Nguồn: Pinterest)
(PLVN) - Cuối xuân mà Hà Nội cứ như đã vào hè, trời nóng hầm hập, bức bối muốn xé toạc lớp da của mỗi người.

'Lần về sau anh sẽ về hỏi cưới em'

Ký ức chiến trường xưa. (Tranh minh họa: Báo Lâm Đồng)
(PLVN) - Tháng tư đến mang hương vị của những lời nói dối phảng phất đâu đây. Cái khí trời thêm se lạnh khiến lòng người như đang chợt hỏi, xuân vừa ghé qua sao lại mang cái oi ả sớm tới rồi. Người ta thường bảo tháng tư là tháng của những lời nói dối, nhưng có bao giờ có ai tự nghĩ rằng trong vô số những lời nói ấy, thực sự thì cũng có những lời nói dối thiện - lương?

Còn đó nghề xưa trên phố cổ Hà thành

Trưng bày giới thiệu cây thuốc, sản phẩm thuốc Đông y. (Ảnh trong bài: BTC).
(PLVN) - Kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng Miền Nam, 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và nhân sự kiện UNESCO đã thông qua Nghị quyết hồ sơ kỷ niệm 300 năm ngày sinh của danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, Ban quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội phối hợp cùng các nghệ nhân, nhà nghiên cứu và các lương y, bác sĩ y học cổ truyền (YHCT) tổ chức chuỗi hoạt động văn hóa gồm nhiều sự kiện Giữ nghề xưa trên phố…

Cha, con và những ước mơ được viết tiếp…

Thiếu tướng Hoàng Đan và vợ thời trẻ. (Ảnh: NVCC).
(PLVN) - “Cha tôi rất hiếm khi để lộ cảm xúc của mình. Vậy mà ở Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, trước mộ một người lính của mình, tôi thấy vai ông run lên. Giọt nước mắt của ông đã khiến cậu bé con là tôi dần hiểu ý nghĩa của độc lập, tự do của chiến thắng, hòa bình, hiểu thế nào là mất mát, đau thương”...

Tự hào hai tiếng Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ, một trong những chiến thắng lừng danh trong sự nghiệp chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. (Nguồn: Tư liệu).
(PLVN) - Từ một đất nước bị xâm lăng, đô hộ, bị vơ vét tài nguyên, đến nay là quốc gia độc lập, tự chủ, phát triển mạnh mẽ về khoa học - kĩ thuật, kinh tế - xã hội, trở thành điểm đến lý tưởng của du khách quốc tế. Tất cả những điều này đều đáng để chúng ta, mỗi một người dân Việt Nam thấy hãnh diện, tự hào.

Nhộn nhịp khách du lịch xuất cảnh qua biên giới

Nhộn nhịp khách du lịch xuất cảnh qua biên giới
(PLVN) - Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài tới 5 ngày liên tục cũng là thời gian thuận lợi cho người người, nhà nhà đi du lịch. Tại khu vực Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai, mở đầu cho kỳ nghỉ lễ, từ hôm qua đã nhộn nhịp hoạt động xuất - nhập cảnh qua lại biên giới Việt - Trung.

Tối mai, Carnaval Hạ Long 2024 sẽ "bừng sáng cùng kỳ quan”

Carnaval Hạ Long sử dụng công nghệ máy bay không người lái xếp hình Drone light kết hợp công nghệ 3D mapping hiện đại để khắc họa những biểu tượng đặc trưng của Hạ Long – Quảng Ninh.
(PLVN) -  Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND TP Hạ Long (Quảng Ninh) cho biết: Carnaval Hạ Long 2024 với chủ đề “Bừng sáng cùng Kỳ quan” sẽ chính thức diễn ra vào lúc 20h tối mai 28/4, tại bãi tắm Công viên Đại Dương, đường Võ Nguyễn Giáp, phường Bãi Cháy, TP Hạ Long, và được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1.