Trình Quốc hội xem xét ba luật về đất đai, bất động sản có hiệu lực sớm

Quang cảnh phiên họp chiều 19/6. (Ảnh: Phạm Thắng)
Quang cảnh phiên họp chiều 19/6. (Ảnh: Phạm Thắng)
(PLVN) - Chính phủ đề xuất cho phép 3 luật liên quan tới đất đai, bất động sản, là Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực từ ngày 1/8 tới đây. Đề xuất này được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội ủng hộ.

Nhiều lợi ích khi Luật Đất đai có hiệu lực sớm

Chiều 19/6, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính Phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Đặng Quốc Khánh trình bày trờ trình đề xuất cho phép 3 luật liên quan tới thị trường bất động sản, là Luật Đất đai, Nhà ở và Kinh doanh bất động sản có hiệu lực từ 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định; hai khoản của Điều 200 và Điều 210 của Luật Các tổ chức tín dụng cũng được đề nghị có hiệu lực sớm từ ngày 1/8 để đảm bảo đồng bộ, chặt chẽ khi nhận tài sản đảm bảo của tổ chức tín dụng.

Chính phủ cho rằng, việc cho phép Luật Đất đai có hiệu lực sớm hơn sẽ khắc phục tồn tại trong định giá đất, thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư - vốn là nguyên nhân của tình trạng cán bộ sợ trách nhiệm, né tránh, không dám làm. Việc này cũng tạo hành lang pháp lý, giải phóng nguồn lực đất đai, thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển và đẩy nhanh thực hiện các dự án đầu tư công, nhà ở xã hội. Về phía doanh nghiệp, người dân, họ được tạo điều kiện thuận lợi hơn trong thực hiện quyền của người sử dụng đất, bảo vệ quyền lợi cho người có đất bị thu hồi.

Riêng một số quy định chuyển tiếp tại 7 điều (từ Điều 253 đến 260) Luật Đất đai vẫn có hiệu lực từ 1/1/2025, Bộ trưởng Khánh nêu rõ, sau khi Luật Đất đai 2024 được thông qua, các địa phương đã xây dựng kế hoạch chọn nhà đầu tư, chủ đầu tư để thực hiện đến ngày 1/1/2025 - thời điểm hiệu lực được Quốc hội quyết nghị tại kỳ họp bất thường hồi tháng 1/2024. Hiện các địa phương đang chọn nhà đầu tư, chủ đầu tư theo quy định pháp luật liên quan (đầu tư, nhà ở, đấu thầu) trước khi Luật Đất đai 2024 được thi hành, trong đó nhiều trường hợp thực hiện các thủ tục phải kéo dài tới trước thời điểm 1/1/2025.

Theo Chính phủ, việc đẩy sớm có hiệu lực của Luật Đất đai 2024 lên trước 5 tháng có thể dẫn tới vướng mắc cho một số dự án đang thực hiện dở dang thủ tục chọn nhà đầu tư từ đầu với một số thay đổi về quy định liên quan tới sử dụng đất, tức là việc đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp (như tiến độ thực hiện dự án) có thể bị ảnh hưởng.

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh. (Ảnh: Thủy Nguyên)

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh. (Ảnh: Thủy Nguyên)

Điều này khiến chi phí tuân thủ tăng, ảnh hưởng tới đầu tư, và không loại trừ phản ứng tiêu cực từ cộng đồng doanh nghiệp, nhất là với dự án bất động sản đang gặp khó về thủ tục. Do vậy, Chính phủ đề nghị giữ nguyên hiệu lực của khoản 10 Điều 255 là từ ngày 1/1/2025, để đảm bảo quyền lợi, lợi ích của nhà đầu tư, hạn chế lãng phí thời gian, của cải của xã hội.

Tương tự, khoản 4 Điều 260 Luật Đất đai 2024 quy định xử lý chuyển tiếp với phương án sử dụng đất, xử lý, sắp xếp lại nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo Nghị định 132/2020. Tuy nhiên, qua rà soát, Chính phủ cho hay, nếu áp dụng ngay quy định này từ 1/8 có thể rút ngắn thời gian để hoàn thiện thủ tục trình phương án sử dụng, xử lý nhà đất của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Công an. Vì thế, Chính phủ đề nghị quy định này áp dụng từ 1/1/2025 để các cơ quan, đơn vị hoàn thiện thủ tục trình cấp có thẩm quyền phương án xử lý, sắp xếp lại với nhà, đất khi sử dụng đất quốc phòng, an ninh nằm trong quy hoạch.

Chính phủ cũng khẳng định các văn bản quy định chi tiết đã được xây dựng theo đúng trình tự, được rà soát nhiều lần, nhiều vòng để hoàn thiện, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và khả thi khi dự thảo Luật sửa đổi một số điều của các luật được thông qua.

Xem xét thận trọng 2 khía cạnh

Thẩm tra tờ trình của Chính phủ, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội ủng hộ chủ trương để các luật trên sớm đi vào cuộc sống.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh. (Ảnh: Thủy Nguyên)

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh. (Ảnh: Thủy Nguyên)

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, có ý kiến đề nghị Chính phủ tính toán kỹ thời điểm điều chỉnh hiệu lực sớm và thời gian sớm bao nhiêu trên cơ sở xem xét hết sức thận trọng 2 khía cạnh.

Một là tính cấp bách, cấp thiết của việc điều chỉnh thời điểm có hiệu lực của Luật từ ngày 1/8/2024. Hai là mức độ đáp ứng của các điều kiện bảo đảm thi hành Luật trong trường hợp Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2024.

Một số ý kiến đề nghị cân nhắc kỹ lưỡng việc luật có hiệu lực sớm khi chưa ban hành đầy đủ các văn bản quy định chi tiết. Có ý kiến đề nghị không điều chỉnh thời gian hiệu lực của các luật.

Để bảo đảm đầy đủ cơ sở, thông tin cho Quốc hội xem xét, quyết định, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ báo cáo bổ sung tiến độ, lộ trình xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật của các địa phương. Phân tích, so sánh chi phí, lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp, đánh giá kỹ lưỡng những tác động tiêu cực đối với phát triển kinh tế - xã hội để làm rõ tính tối ưu của việc điều chỉnh hiệu lực của các luật sớm hơn so với việc giữ nguyên hiệu lực thi hành, nhất là ảnh hưởng, tác động đến môi trường đầu tư kinh doanh, quyền và lợi ích chính đáng của người dân và doanh nghiệp, phản ứng, tâm lý của xã hội.

Cũng theo ông Thanh, một số địa phương quan ngại về việc chưa ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn khi luật có hiệu lực sớm; một số địa phương đề nghị giữ nguyên hiệu lực của luật. Trường hợp các địa phương không thể hoàn thành các văn bản hướng dẫn có thể ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai thi hành luật, nhất là Luật Đất đai, do có nhiều nội dung quan trọng đã được phân cấp cho chính quyền địa phương như quy định các tiêu chí để quyết định đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất phù hợp với tình hình thực tế của địa phương quy định tại khoản 1 Điều 126…

Có ý kiến cho rằng dù các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Trung ương được ban hành đúng tiến độ theo cam kết của Chính phủ thì các địa phương cũng khó bảo đảm điều kiện ban hành toàn bộ các văn bản thuộc thẩm quyền trước ngày 1/8/2024.

Cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ báo cáo bổ sung về kết quả, tiến độ soạn thảo và ban hành trên thực tế các văn bản của địa phương, làm rõ ngoài những văn bản mà theo yêu cầu của các luật còn có những văn bản nào khác mà các địa phương phải ban hành căn cứ vào các quyết định, nghị định, thông tư sắp được ban hành, làm rõ tác động và giải pháp xử lý, bảo đảm hiệu lực của văn bản và hiệu quả thi hành luật; dự báo khó khăn, vướng mắc và khả năng khiếu kiện của nhà đầu tư, người dân trong trường hợp chậm ban hành hoặc chất lượng chưa bảo đảm đối với các văn bản để có giải pháp phù hợp…

Đọc thêm

Quy hoạch Thủ Đô: Mở ra giai đoạn phát triển mới

Quốc hội thảo luận ở Hội trường về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - Để thực hiện được các mục tiêu phát triển rất cao đề ra, bản thân Quy hoạch Thủ đô đã xác định rõ những nguồn lực trong thời gian tới, như đất đai, văn hóa, con người, nguồn lực về tài nguyên số.

Khai mạc Lễ hội Vì Hòa bình 2024 tại Quảng Trị

Khai mạc Lễ hội Vì Hòa bình 2024 - Gắn kết những nhịp cầu.

(PLVN) - Tối 6/7, tại Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, tỉnh Quảng Trị phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao long trọng tổ chức khai mạc Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024.

Trưởng Ban Nội chính Trung ương ghi nhận nỗ lực của Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc phát biểu tại buổi làm việc.
(PLVN) - Thực hiện kế hoạch công tác của Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng, ngày 6/7, Đoàn Tiểu ban Văn kiện do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc - Thường trực Tiểu ban Văn kiện làm Trưởng đoàn đã khảo sát, làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Ngoại giao.

Bộ Công an thay Người phát ngôn

Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên - Phó Chánh Văn phòng Bộ, Người phát ngôn Bộ Công an. Ảnh: Bộ Công an
Bộ trưởng Bộ Công an phân công Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên - Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an thực hiện nhiệm vụ Người phát ngôn Bộ Công an, thay Trung tướng Tô Ân Xô.

Quyết định mới về nhân sự của Thủ tướng

Quyết định mới về nhân sự của Thủ tướng
(PLVN) - Theo Quyết định của Thủ tướng, bà Mai Thị Thu Vân được bổ nhiệm lại giữ chức Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; ông Lê Anh Tuấn tiếp tục giữ chức Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải...

Thành lập Cục Công nghệ thông tin trực thuộc Kiểm toán nhà nước

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh trao Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập Cục Công nghệ thông tin trực thuộc KTNN.
(PLVN) - Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, sự ra đời của Cục Công nghệ thông tin không chỉ nhằm kiện toàn tổ chức mà còn mở ra cơ hội lớn để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của KTNN. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kiểm toán sẽ giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả, giảm thiểu rủi ro, tăng cường tính minh bạch và hiệu quả của hoạt động kiểm toán.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long thăm và tặng quà tại Quảng Trị

Phó Thủ tướng Lê Thành Long tặng quà cho gia đình Bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Nậy ở xã thôn Gia Môn, xã Phong Bình, huyện Gio Linh. (Ảnh: Thanh Thủy/TTXVN)
(PLVN) - Nhân dịp Lễ hội Vì Hòa bình, 70 năm Ngày ký kết Hiệp định Giơnevơ đình chỉ chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương, 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, ngày 5/7, Đoàn công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long dẫn đầu đã thăm, tặng quà tại Quảng Trị.

Chủ tịch nước Tô Lâm: Trà Vinh cần tập trung vào các dự án hạ tầng quan trọng

Chủ tịch nước Tô Lâm thăm gia đình ông Võ Văn Rẹt, dân tộc Khmer, là hộ nghèo tại khóm 4, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN)
(PLVN) - Chiều 5/7, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Đồng bằng sông Cửu Long, Chủ tịch nước Tô Lâm đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Trà Vinh về tình hình quốc phòng - an ninh, cải cách tư pháp, đối ngoại gắn với phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị của tỉnh; cũng như những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.

Việt Nam dành ưu tiên cho việc củng cố, phát triển quan hệ với Campuchia

 Trưởng Ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài và ông Hun Many, Tổng Thư ký Ban Dân vận Trung ương Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Phó Thủ tướng Chính phủ Campuchia. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)
(PLVN) - Trưởng Ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài khẳng định, chính sách đối ngoại nhất quán của Việt Nam là luôn coi trọng và dành ưu tiên hàng đầu cho việc củng cố và phát triển mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài Việt Nam - Campuchia...

Toàn quân tham gia hiến máu cứu người

Lực lượng thanh niên quân đội luôn đi đầu trong hiến máu tình nguyện. (Ảnh: Hồng Thạnh)
(PLVN) - Những năm qua, cán bộ, chiến sĩ toàn quân tham gia hiến máu cứu người với những hình thức đa dạng, cụ thể, thiết thực, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động “Hành trình đỏ”, “Ngày Chủ nhật đỏ”, “Kỳ nghỉ hồng”... làm cho nét đẹp văn hóa, giá trị nhân văn sâu sắc của phong trào hiến máu tình nguyện ngày càng được lan tỏa mạnh mẽ và đạt hiệu quả cao.

Sắp diễn ra Lễ Kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Kiểm toán nhà nước

Tổng KTNN Ngô Văn Tuấn - Trưởng Ban chỉ đạo Kỷ niệm 30 năm thành lập KTNN chủ trì cuộc họp về công tác chuẩn bị cho Lễ Kỷ niệm. Ảnh: TL
(PLVN) - Tại Lễ Kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Kiểm toán Nhà nước (KTNN), lãnh đạo Đảng, Nhà nước sẽ trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất cho KTNN nhằm ghi nhận và biểu dương những thành tích xuất sắc, những đóng góp lớn lao của KTNN đối với đất nước trong suốt những năm qua.