Trình độ tiểu học vẫn được làm... "sếp" công an

Sau một loạt vụ việc Công an xã (CAX) có những hành vi vượt quá quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, không ít người phải giật mình khi biết rằng, tiêu chuẩn để được tuyển chọn vào lực lượng CAX là quá thấp; thậm chí, theo quy định của pháp luật, có nơi chỉ cần học xong chương trình tiểu học cũng có thể trở thành Trưởng CAX. 

[links()]Sau một loạt vụ việc Công an xã (CAX) có những hành vi vượt quá quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, không ít người phải giật mình khi biết rằng, tiêu chuẩn để được tuyển chọn vào lực lượng CAX là quá thấp; thậm chí, theo quy định của pháp luật, có nơi chỉ cần học xong chương trình tiểu học cũng có thể trở thành Trưởng CAX.  
Hình chỉ mang tính minh họa
Hình chỉ mang tính minh họa
Chuẩn thấp vẫn thiếu người
Nghị định 73/2009/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh CAX ghi rõ:  “Đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa không có đối tượng tuyển chọn có đủ tiêu chuẩn học vấn theo quy định thì trình độ học vấn của Trưởng CAX, Phó CAX và CAV có thể thấp hơn nhưng cũng phải là người đã học xong chương trình tiểu học trở lên.”
Đối với những vùng nông thôn khác thì tiêu chuẩn để được tuyển chọn vào lực lượng này được nâng lên là phải tốt nghiệp THCS. Tuy nhiên trên thực tế, để tuyển đủ “đội hình” cho lực lượng làm công tác giữ gìn an ninh trật tự ở cơ sở cũng không phải là điều dễ dàng do chế độ quá thấp nên không thu hút được người vào lực lượng CAX. 
Đại úy Bùi Ngọc Sáng, Đội phó Đội Tổng hợp, Công an huyện Thanh Trì (Hà Nội) nói, với mức lương và phụ cấp mà nhà nước chi cho CAX như hiện nay chưa đủ để nuôi sống bản thân chứ chưa nói tới gia đình, vợ, con của họ. “Ở chỗ tôi một người chỉ cần giành thời gian trồng rau rồi buổi sáng sớm mang ra chợ, thu nhập có khi còn khá hơn nhiều so với lương, phụ cấp mà nhà nước trả nếu họ tham gia  CAX”, Đại úy Sáng so sánh. 

Tiêu chuẩn để trở thành CAX

Theo Nghị định 73/2009/NĐ-CP, điều kiện để được vào CAX phải là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, có lý lịch rõ ràng, phẩm chất đạo đức tốt, không có tiền án, tiền sự; bản thân và gia đình chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Trưởng CAX phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ CAX; Trưởng CAX, Phó Trưởng CAX phải là người đã học xong chương trình THPT trở lên; CAV phải là người đã tốt nghiệp từ THCS trở lên; đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa không có đối tượng tuyển chọn có đủ tiêu chuẩn học vấn theo quy định tại điểm này thì trình độ học vấn của Trưởng, Phó CAX và CAV có thể thấp hơn nhưng cũng phải là người đã học xong chương trình tiểu học trở lên. 

Theo ghi nhận của PLVN, mặc dù công việc của một công an viên (CAV) ở xã khá nặng nề, phải thức khuya, dậy sớm, đảm nhận nhiều công việc liên quan đến an ninh trật tự, thậm chí nhiều người phải hy sinh cả sức khỏe, tính mạng, nhưng chế độ đãi ngộ thì quá thấp kém - khiến không ít người nảy sinh tâm lý chán nản, không muốn tiếp tục gắn bó với công việc mà nhiều khi gia đình, người thân của họ vẫn than phiền là “ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng”.  

Ông Nguyễn Quang Khoa, Trưởng CAX Vĩnh Quỳnh (huyện Thanh Trì) nói với phóng viên:“Vào vụ mùa, việc đồng áng bề bộn - rất muốn xuống đồng giúp vợ, nhưng vì việc công nên đành chịu.
Cách nay 2 năm, khi làm nhiệm vụ, tôi bị đối tượng dội nguyên một ca axit vào mặt, thương tật tới 38%, nhưng đến giờ có được hưởng một chế độ nào đâu, trong khi lương tháng chỉ có 3 triệu đồng. Thật lòng, nếu không có sự động viên của anh, em chắc tôi đã nghỉ việc…”. 
Liệu có “vơ bèo, vạt tép ”?
Thực trạng như vậy, song theo quan điểm của Công an huyện Thanh Trì là phải thận trọng, không vì thiếu mà tuyển chọn bừa bãi. Đối với người được dự kiến đề nghị bổ nhiệm vào vị trí Trưởng, Phó CAX, UBND xã phải tổ chức lấy ý kiến đại diện các thôn và Chi bộ đảng nơi người đó sinh hoạt (nếu là đảng viên) trước khi xem xét, giới thiệu.
“Tuyển chọn không đúng sẽ rất nguy hại. Ví dụ chọn nhầm phải người có phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị yếu kém ra đường gặp người dân vì việc nọ việc kia mà lại "nóng mặt" rồi hành xử theo ý mình thì nguy lắm! Kinh nghiệm của chúng tôi là tranh thủ ý kiến của Tổ công tác Mặt trận, của Bí thư Chi bộ, để họ giới thiệu cho mình tuyển và sau đó mình thẩm tra thêm mới là hiệu quả”, Thượng tá Nguyễn Đình Thế, Phó Trưởng Công an huyện Thanh Trì chia sẻ.  
Ở huyện này, trên cơ sở đề xuất của Trưởng CAX, Chủ tịch UBND xã sẽ báo cáo với Thường trực Đảng ủy, đồng thời có công văn trao đổi với Công an huyện để xem xét. Nếu trình độ học vấn, phẩm chất chính trị đủ tiêu chuẩn, thì sẽ đồng ý với xã rồi trình Phòng Nội vụ ra quyết định.
“Có trường hợp, chúng tôi chủ trương chọn người đã tốt nghiệp THCS, nếu họ chưa tốt nghiệp thì vẫn có thể tuyển vào nhưng người đó phải cam kết hoàn thành chương trình học và tốt nghiệp. Nếu không thực hiện đúng cam kết, chúng tôi không sử dụng nữa”, một lãnh đạo Công an huyện này cho biết thêm. 

Thượng tá Phạm Xuân Khánh, Phó Trưởng Công an huyện Yên Thành (Nghệ An): 

Phó Công an xã bỏ nghề vì lương thấp

Để giám sát hoạt động của lực lượng CAX, hàng quý, Công an huyện đều có buổi họp triển khai đến từng CAV về chương trình công tác và thông quá các buổi họp này, chùng tôi lồng ghép luôn việc hướng dẫn nghiệp vụ. Thực tế là khi mới vào, nhiều anh đôi khi lập một cái biển bản còn không biết cách, nhưng nay thì họ cơ bản cũng hoàn thành được nhiệm vụ, và mọi công việc đã đi vào quy cũ. 

Tuy nhiên, do chế độ thấp, lương ba cọc, ba đồng nên có mấy trường hợp đã được bố trí tới vị trí Phó CAX, nhưng làm được một thời gian rồi họ đã bỏ nghề vào Nam để làm ăn. CAV thì chúng tôi phải động viên lắm họ mới làm chứ họ cũng không hăng hái cho lắm. Có thể nói, việc tuyển chọn người vào CAX ở những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa là rất khó khăn.    

P.H - T.A

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.