Triều Tiên yêu cầu Mỹ loại Ngoại trưởng Pompeo khỏi đoàn đàm phán hạt nhân

Ông Kim Jong-un và ông Pompeo
Ông Kim Jong-un và ông Pompeo
(PLVN) - Triều Tiên ngày 18/4 yêu cầu Mỹ loại Ngoại trưởng Mike Pompeo khỏi các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

Theo AFP, yêu cầu của Triều Tiên được đưa ra trong bối cảnh đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Triều Tiên đã chững lại sau khi hội nghị thượng đỉnh lần thứ 2 giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un hồi tháng 2 không đạt được thỏa thuận.

Trong tuyên bố ngày 18/4, Bộ Ngoại giao Triều Tiên mô tả Ngoại trưởng Mỹ là một người “liều lĩnh”, không hiểu lập trường của Triều Tiên. “Tôi sợ rằng nếu ông Pompeo tiếp tục tham gia vào các cuộc đàm phán, quá trình thảo luận sẽ tiếp tục rối ren và việc đàm phán sẽ bị ngăn trở. Vì vậy, trong trường hợp 2 bên nối lại đàm phán, tôi mong rằng đối tác đối thoại của chúng tôi sẽ không phải là ông Pompeo mà là một người khác cẩn trọng và chín chắn hơn trong giao tiếp”, hãng tin nhà nước KCNA dẫn lời người phụ trách các vấn đề về Mỹ tại Bộ Ngoại giao Triều Tiên Kwon Jong Gun tuyên bố.

Ông Kwon Jong Gun cho biết, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã nói rõ rằng thái độ của Mỹ phải thay đổi. Ông này cũng cho rằng ông Pompeo đang ngăn trở việc nối lại đàm phán. “Chúng ta không thể biết được động cơ của ông Pompeo trong những nhận xét liều lĩnh của ông ta”, Tổng giám đốc phụ trách các vấn đề về Mỹ tại Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho biết. Ông Kwon chỉ trích cụ thể việc Ngoại trưởng Mỹ tại phiên điều trần của Quốc hội vào tuần trước đã có những phát biểu “làm tổn thương đến phẩm giá của lãnh đạo tối cao của chúng tôi”.

Các nhà phân tích cho rằng Triều Tiên có thể đã phản ứng với việc ông Pompeo tại phiên điều trần gần đây của Thượng viện Mỹ đồng ý với quan điểm cho rằng ông Kim có thể được mô tả là một “kẻ bạo ngược”.

Theo ông Koh Yu-hwan - giáo sư nghiên cứu về Triều Tiên tại Đại học Dongguk, Seoul, động thái của ông Pompeo đã xúc phạm đến sự uy nghi của lãnh tụ tối cao của Triều Tiên. Đây không phải là lần đầu tiên Triều Tiên chỉ trích đích danh ông Pompeo. Vào năm ngoái, ông cũng đã bị Bình Nhưỡng chỉ trích vì khăng khăng đưa ra những đòi hỏi “như gangster” rằng Triều Tiên phải đơn phương giải giáp.

Những yêu cầu bất ngờ của Triều Tiên được đưa ra chỉ ít giờ sau khi truyền thông nước này đưa tin ông Kim Jong-un đã giám sát vụ thử nghiệm một loại vũ khí dẫn đường chiến thuật mới. Yonhap dẫn thông tin từ hãng tin KCNA của Triều Tiên cho biết, vụ thử nghiệm diễn ra ngày 17/4. Theo KCNA, loại vũ khí mới của nước này có hệ thống dẫn đường đặc biệt và mang theo đầu đạn có sức công phá mạnh mẽ.

KCNA dẫn lời ông Kim nói rằng việc hoàn tất phát triển hệ thống vũ khí này là “sự kiện có tầm quan trọng vô cùng to lớn” trong việc tăng cường sức mạnh quân sự của Triều Tiên. Theo các nhà quan sát, từ “chiến thuật” ám chỉ khả năng Triều Tiên vừa thử một loại vũ khí tầm ngắn, không phải tên lửa đạn đạo vốn bị Mỹ coi là một mối đe dọa. 

Theo truyền thông Triều Tiên, phát biểu tại cuộc thử nghiệm, ông Kim đã đặt ra “các giai đoạn và mục tiêu chiến lược” để duy trì sản xuất đạn dược của Triều Tiên, đưa khoa học và công nghệ quốc phòng Triều Tiên lên “cấp độ tiên tiến” và chỉ rõ “những nhiệm vụ và cách thức chi tiết để đạt được các mục tiêu này”. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 11 năm ngoái ông Kim Jong-un giám sát một vụ thử vũ khí của Triều Tiên. Vụ việc diễn ra sau khi ông đưa ra thời hạn cuối năm cho việc đàm phán phi hạt nhân hóa với Mỹ. 

Hãng tin CNBC dẫn lời ông Alexandra Alexandra Bell – Giám đốc chính sách cao cấp tại Trung tâm kiểm soát và không phổ biến vũ khí – cho rằng, vụ thử vũ khí mới nhất của Triều Tiên “giống như một hoạt động tuyên truyền và là cách để nhắc nhở chính quyền của Tổng thống Trump về lý do họ lại ngồi vào đàm phán lần đầu”. Theo ông Bell, rõ ràng, Triều Tiên đang gây áp lực lên chính quyền Mỹ để giảm nhẹ các lệnh trừng phạt. “Do vậy, tôi sẽ xem đây như những biện pháp nhỏ để nâng cao vị thế đàm phán của Triều Tiên nếu ông Trump và ông Kim cùng ngồi xuống đàm phán một lần nữa”, ông Bell nói thêm.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...

Ưu điểm 'xe tăng tốt nhất thế giới' của Nga

Một mẫu xe tăng hiện đại hoá từ nguyên mẫu T-72 của Nga.
(PLVN) - Dù có thiết kế rất đơn giản nhưng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 của Nga là xe tăng tốt nhất thế giới, hãng tin Sputnik dẫn lời nhà báo Brandon Weichert trên ấn phẩm The National Interest (TNI) của Mỹ khẳng định.

Vì sao UNESCO khuyến nghị bảo tồn di sản nghe nhìn?

Hoạt động kiểm kê phim tại Kho lưu trữ UNESCO. (Ảnh: UNESCO)
(PLVN) - Di sản nghe nhìn là những tư liệu quý giá về lịch sử, văn hóa và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số cùng với các nguy cơ tự nhiên và nhân tạo đang đe dọa sự tồn tại của các tài liệu này. Nhận thức được điều đó, UNESCO đã không ngừng thúc đẩy các sáng kiến bảo tồn di sản nghe nhìn, nhằm đảm bảo tính bền vững và khả năng tiếp cận cho các thế hệ tương lai.