Triều Tiên tăng cường học tập trực tuyến

Trường học của Triều Tiên. Ảnh minh họa
Trường học của Triều Tiên. Ảnh minh họa
(PLVN) - Có những dấu hiệu cho thấy ngày càng có nhiều người Triều Tiên theo học ở các cấp bậc cao được thụ hưởng các khóa học trực tuyến.

Theo The Diplomat, những câu chuyện về giáo dục trực tuyến của Triều Tiên xuất hiện lần đầu tiên vào đầu năm ngoái, khi các tờ báo của nước này tích cực quảng bá hình thức giáo dục này. Ở một đất nước mà nền tảng giáo dục là một yếu tố thiết yếu trong việc xác định tầng lớp xã hội của một người, các chuyên gia cho rằng đó là dấu hiệu cho thấy sự thay đổi của xã hội Triều Tiên theo hướng ngày càng có nhiều người kiếm được bằng cấp và được học thêm trên mạng internet.

Ngay cả Trường Đại học Kim Nhật Thành danh tiếng - ngôi trường mà Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và hầu hết các thành viên trong gia đình ông từng theo học - vào năm 2018 cũng đã lần đầu tiên trao bằng cho những người tham gia khóa học trực tuyến. Sau gần một năm chững lại, chiến dịch quảng bá giáo dục trực tuyến của Triều Tiên dường như đang quay trở lại. Ví dụ, ngày 4/7, tờ Rodong Sinmun của Triều Tiên cho biết nước này sẽ phát triển hơn nữa hệ thống giáo dục trực tuyến của mình. Tờ báo này cũng nhấn mạnh rằng hệ thống giáo dục trực tuyến là điều cần thiết để đất nước nuôi dưỡng nhân tài và cung cấp đủ cơ hội giáo dục cho tất cả các thành viên trong xã hội và đảm bảo giáo dục trọn đời.

Tờ Rodong Sinmun cho biết thêm rằng số người Triều Tiên muốn được thụ hưởng giáo dục từ xa tiếp tục tăng, trong đó có các nhà khoa học, kỹ thuật viên, nhà giáo dục và cả các công nhân tại các nhà máy, doanh nghiệp và trang trại hợp tác. Tờ báo này cũng đề nghị Chính phủ Triều Tiên mở rộng số lượng cơ quan nghiên cứu, tìm ra các biện pháp để thích ứng với xu hướng phát triển giáo dục hiện đại, nhu cầu giáo dục và xu hướng giáo dục trực tuyến nhằm tiếp tục phát triển hệ thống giáo dục trực tuyến của nước này.

Trên thực tế, một trường đại học danh tiếng khác ở Triều Tiên là Đại học Công nghệ Kim Chaek cũng đã phát triển một hệ thống quản lý thông minh cho các chương trình đào tạo từ xa. Tờ Tongil Shinbo hôm 5/7 cho hay, hệ thống của Trường Kim Chaek được thiết kế để tự động kiểm tra bài vở của các sinh viên đang theo học các bài giảng trực tuyến do trường cung cấp. Hệ thống này cũng bao gồm các ứng dụng máy học bằng cách phân tích các lĩnh vực mà sinh viên cần trợ giúp thêm, thậm chí còn giúp các giáo sư tại trường điều hành việc kiểm tra vấn đáp với sinh viên.

Các bước như vậy cho thấy Triều Tiên quan tâm đến không chỉ phát triển và thúc đẩy giáo dục trực tuyến trong nước mà còn quản lý để tối đa hóa lợi ích của hoạt động này. Một tờ báo khác của Triều Tiên là DPRK Today hồi năm ngoái cũng cho hay ngày càng nhiều sinh viên đang sử dụng điện thoại di động và máy tính bảng của họ để theo dõi các bài giảng của trường đại học. Chẳng hạn, số lượng sinh viên đang theo học tại Đại học Công nghệ Kim Chaek thông qua các khóa học từ xa đến tháng 10/2017 đã tăng lên khoảng 10.000 người, tăng rất nhiều so với con số chỉ 40 người khi chương trình bắt đầu. Con số hiện nay được cho là còn lớn hơn.

Tuy nhiên, giáo dục đại học vẫn được coi là đặc biệt và đặc quyền ở Bắc Triều Tiên. Do đó, cũng tương tự như những người theo học các trường đại học ở Triều Tiên, những người có thể theo học các khóa học trực tuyến hoặc kiếm được bằng thông qua các chương trình đào tạo từ xa thường là những người có nền tảng gia đình, quan hệ và tiền bạc tốt. Nói cách khác, khó có thể mong đợi rằng sẽ hệ thống giáo dục trực tuyến sẽ cung cấp cơ hội học tập lớn hơn cho nhiều người ở Triều Tiên.

Học tập trực tuyến được xem là cơ hội đáng kể giúp giải quyết sự chênh lệch trong tiếp cận giáo dục trên toàn thế giới. Một số nghiên cứu cho rằng nó có thể đóng góp đáng kể vào việc giảm nghèo nếu tiềm năng của nó được công nhận và các dấu hiệu rõ ràng là Triều Tiên đang đi đúng hướng. 

Tin cùng chuyên mục

Học sinh cần chú trọng đến phương pháp học thay vì cố học thật nhiều nhưng không đem lại hiệu quả thiết thực. (Ảnh: Quang Vinh)

Giảm học thêm tràn lan: Cần thay đổi nhận thức từ nhiều phía

(PLVN) - Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Theo đó, học sinh (HS) tiểu học không học thêm, HS học phụ đạo trong nhà trường không mất phí, thầy cô có thể dạy thêm ở trung tâm ngoài nhà trường, không dạy thêm HS của mình…

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...

Lời hẹn ước xúc động của “ông nội” ở Làng Nủ

Thầy Khang chụp ảnh cùng 22 "cháu nội". (Ảnh: Vietnamnet)
(PLVN) -  Trong chuyến hành trình vượt gần 300km đến Làng Nủ (Lào Cai), thầy Nguyễn Xuân Khang, Chủ tịch Hội đồng Trường Marie Curie, đã mang theo không chỉ trái tim tràn đầy tình yêu thương mà còn có một lời hẹn ước đặc biệt. Khoảnh khắc gặp gỡ tại ngôi làng mới được tái thiết, không chỉ chứng kiến những giọt nước mắt hạnh phúc mà còn mở ra một trang mới trong “cuốn sách cuộc đời ” của 22 đứa trẻ may mắn được ông yêu thương và bảo bọc.